Cách Chữa Đau Răng Cho Bà Bầu Hiệu Quả Nhất

Bà bầu khi mang thai bị đau nhức răng mức độ từ nhẹ đến nặng là tình trạng không hiếm gặp. Nguyên nhân của việc này được xác định phần lớn đến từ bản thân họ có chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng không khoa học, cộng thêm thay đổi nội tiết tố nữ, ốm nghén,… Chính vì vậy khi gặp bị bệnh, mẹ bầu cần sớm đi thăm khám và có hướng điều trị tốt nhất. Dưới đây là một số cách chữa đau răng cho bà bầu được áp dụng nhiều nhất hiện nay. 

Cách chữa đau răng cho bà bầu bằng Tây y hiện đại

Bà bầu bị đau răng phải làm sao? Cách chữa đầu tiên mà người ta nghĩ đến chính là Tây y hiện đại bao gồm điều trị chuyên sâu và sử dụng thuốc tân dược. Trên thực tế, điều trị nha khoa bằng Tây y hiện đại chỉ được áp dụng khi tình trạng xuất hiện ở những tháng đầu và cuối thai kỳ.

Mẹ bầu bị đau răng khi mang bầu - tình trạng khá phổ biến hiện nay
Mẹ bầu bị đau răng khi mang bầu – tình trạng khá phổ biến hiện nay

Đồng thời mức độ viêm nhiễm rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và có nguy cơ xuất hiện biến chứng cao. Trong trường hợp mẹ bầu bị đau nhức răng ở những tháng cuối thai kỳ, nếu không quá nguy hiểm sẽ hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc tân dược nhằm đảm bảo không gây nguy cơ sinh non, bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.

Cụ thể cách chữa đau răng cho bà bầu bằng Tây y hiện đại như sau:

Điều trị chuyên sâu

Những trường hợp bệnh nhân bị bệnh lý về răng miệng như răng sâu, mọc răng số 8, bệnh viêm nha chu, bệnh viêm nướu,… xuất hiện những ổ viêm nhiễm và tổn thương nghiêm trọng. Bác sĩ chỉ định cần phải sớm loại bỏ tránh những biến chứng về sau. Khi đó tùy vào từng tình trạng sẽ áp dụng hình thức điều trị nha khoa chuyên sâu khác nhau:

  • Đối với răng sâu: Nha sĩ sẽ tiến hành nạo hết vết sâu, sau đó tiến hành hàn trám răng sâu, phục hình cấu trúc chiếc răng thật một cách tự nhiên. Phương pháp thực hiện nhanh, đơn giản chỉ mất từ 15 – 20 phút không đau đớn và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
  • Đối với mọc răng số 8: Những trường hợp tăng số 8 mọc thẳng, bình thường nhưng gây đau đớn sẽ không sao, triệu chứng này sẽ hết sau một vài tuần. Nhưng nếu chiếc răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm đâm vào những chiếc răng khác, nha sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu nhổ bỏ để tránh ảnh hưởng đến cấu trúc hàm răng nói chung. Đồng thời những chiếc răng số 8 mọc lệch cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, bệnh lý răng miệng khác, nên việc nhổ bỏ là rất cần thiết.
  • Đối với viêm nướu, viêm nha chu: Mẹ bầu sẽ được là làm sạch cao răng, bề mặt gốc răng, nạo hút toàn bộ vi khuẩn ở xung quanh nướu, tổ chức nha chu ra bên ngoài.
Tùy tình trạng nha sĩ sẽ có hướng điều trị tốt nhất
Tùy tình trạng nha sĩ sẽ có hướng điều trị tốt nhất

Sử dụng thuốc Tây

Việc sử dụng thuốc Tây vào những tháng thai kỳ là rất nguy hiểm, bởi tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe đến cả mẹ và bé, cho nên mẹ bầu không được tự ý mua thuốc về sử dụng. Thay vào đó, nên đi thăm khám, nếu bạn bị đau nhức quá mức, nha sĩ sẽ kê một số loại thuốc giảm đau hoặc kháng sinh nhẹ tùy trường hợp. Tuy nhiên, liều lượng của những loại thuốc này rất nhỏ và yêu cầu sử dụng cẩn thận hằng ngày. Một số loại thuốc phổ biến:

  • Paracetamol (Acetaminophen): Paracetamol là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt thuộc nhóm không kê đơn, được nhiều người sử dụng hiện nay. Tuy nhiên Paracetamol không có tính kháng viêm và chỉ dành cho những trường hợp mức độ đau từ nhẹ đến vừa. Paracetamol có nhiều dạng khác nhau như: Viên nén, dạng tiêm, dạng gel,…. Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ cân đối liều lượng phù hợp.
  • Ibuprofen và Diclofenac: Đây là hai loại thuốc cùng thuộc nhóm giảm đau kháng viêm không chứa steroid. Thuốc ngăn chặn cơ thể sản sinh ra chất viêm nhiễm và tự làm lành vết thương. Ibuprofen và Diclofenac cần được bác sĩ chỉ định và kê liều lượng phù hợp nhất, thuốc được dùng trong thời gian ngắn từ 5 – 7 ngày để cải thiện tình trạng.

Mẹo chữa đau răng cho bà bầu an toàn, hiệu quả nhất

Nếu như điều trị Tây y tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, các mẹ bầu có thể lựa chọn những mẹo giảm đau để trị bệnh tại nhà rất hiệu quả. Phương pháp này có thể không điều trị tận gốc nhưng lại an toàn, giúp răng miệng luôn trong trạng thái sạch sẽ và kìm chế sự phát triển của bệnh.

Khi qua thời gian mang thai, bạn có thể áp dụng các hình thức điều trị bệnh chuyên sâu hơn. Một số cách chữa đau răng cho bà bầu tại nhà được áp dụng phổ biến như sau:

Cách trị đau răng cho bà bầu bằng tỏi

Tỏi từ lâu được biết là một loại gia vị cũng như vị thuốc giúp giảm đau, kháng viêm rất hiệu quả. Những nghiên cứu khoa học đã chứng minh hàm lượng thành phần allicin – một loại kháng sinh tự nhiên có tính kháng viêm, sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm trong khoang miệng. Sử dụng cách chữa đau răng cho bà bầu từ tỏi hằng ngày giúp giảm đau an toàn, những trường hợp nhẹ có cơ hội khỏi bệnh cao.

Cách chữa đau răng cho bà bầu bằng tỏi an toàn, lành tính
Cách chữa đau răng cho bà bầu bằng tỏi an toàn, lành tính

Cách thực hiện:

  • Mẹ bầu chuẩn bị 5 – 7 tép tỏi to.
  • Bóc vỏ và cho vào nghiền nát, đắp hỗn hợp tỏi lên vị trí chiếc răng bị sưng đau và ngậm trong 15 – 20 phút.
  • Phương pháp này sẽ có mùi rất khó chịu, nhưng các mẹ cố gắng, sau khi nhả ra, súc miệng lại bằng nước ấm nhiều lần là hết, cơn đau cũng giảm theo.

Tinh dầu đinh hương giúp giảm đau

Nếu mẹ bầu không chịu được mùi của tỏi có thể đổi sang mẹo dùng đinh hương để thực hiện. Đinh hương có mùi thơm nhẹ, tinh dầu của đinh hương tác dụng giảm sưng đau và viêm nhiễm rất hiệu quả. Có nhiều cách để áp dụng:

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Cắn chặt miếng đinh hương trong miệng tại vị trí bị đau để ép tinh dầu ra thấm đều vào răng. Ngậm trong 15 phút rồi nhả ra và súc miệng lại bằng nước ấm, cơn đau sẽ từ từ biến mất. Thực hiện hằng ngày từ 2 – 3 lần để có hiệu quả tốt nhất.
  • Cách 2: Cho vài miếng đinh hương vào đun cùng nước. Đun sôi trong 10 phút để tinh dầu được tiết ra hết. Dùng nước đó súc miệng hằng ngày 2 – 3 lần sau các bữa ăn chính.

Cách chữa đau răng cho bà bầu bằng lá ổi non

Theo nghiên cứu khoa học, trong các lá ổi non có chứa 7 đến 10% là tanin, 3% là các chất chống oxy hóa. Nhờ đó, lá ổi non có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn. Sử dụng lá ổi bon mỗi ngày theo các cách điều chế dưới đây sẽ giúp mẹ bầu nhanh chóng cải thiện các cơn đau răng do sâu răng hàm hay viêm nha chu gây ra.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Rửa sạch và ngâm nước muối loãng một ít lá ổi non. Nhai trực tiếp trong khoang miệng để lá ổi tiết ra nước thấm vào vị trí sưng đau để cải thiện. Ngậm bã lá ổi thêm 5 phút trước khi nhổ ra và súc miệng lại bằng nước ấm.
  • Cách 2: Đun sôi một ít lá ổi non tươi từ 10 – 15 phút cùng vài hạt muối. Dùng nước thu được để thay thế nước súc miệng hằng ngày sáng – trưa – tối.
  • Cách 3: Giã nát lá ổi non cùng vài hạt muối, đắp trực tiếp hỗn hợp lên chiếc răng bị sưng đau và ngậm trong 10 phút, ngày thực hiện kiên trì 2 – 3 lần.
  • Cách 4: Dùng vỏ rễ cây ổi và giấm chua sắc cùng một ít nước. Dùng nước sắc giấm ổi để súc miệng hằng ngày, tính sát khuẩn trong nước sẽ loại bỏ vi khuẩn, giúp hơi thở thơm tho, sạch sẽ.

[pr_middle_post]

Trong lá ổi non có nhiều tanin giúp sát khuẩn, kháng viêm
Trong lá ổi non có nhiều tanin giúp sát khuẩn, kháng viêm

Dùng lá bạc hà giảm đau răng

Thành phần chính có trong lá bạc hà chính là menthol – cũng được xem là một loại kháng sinh tự nhiên, tạo cảm giác mát lạnh, ức chế phản ứng viêm nhiễm, giảm đau tự nhiên. Ngoài ra bạc hà còn giúp diệt khuẩn, sát trùng, làm sạch khoang miệng và giữ một hơi thở thơm tho.

Cách thực hiện:

  • Dùng một nắm lá bạc hà tươi rửa sạch, ngâm qua một lượt với muối loãng.
  • Nhai trực tiếp lá bạc hà trong khoang miệng để chúng tự tiết tinh chất thấm lên vị trí bị đau.
  • Nếu không quen có thể đun lá bạc hà cùng nước để súc miệng và ngậm.
  • Khi áp dụng hình thức điều trị này cần kiên trì mỗi ngày mới có hiệu quả.

Cách chữa đau răng khi mang thai bằng lá lốt

Các mẹ cũng có thể áp dụng cách chữa đau răng cho bà bầu bằng lá lốt. Nguyên liệu này rất dễ kiếm lại an toàn với người dùng, có nhiều tác dụng. Trong lá lốt chứa thành phần beta-caryophylen và alcaloid có tác dụng rất tốt trong việc diệt khuẩn, giảm đau tự nhiên an toàn, hiệu quả.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị lá, thân và rễ cây lá lốt, rửa sạch và để ráo nước.
  • Cho các thành phần này vào nồi đun sôi cùng nước đến khi cô cạn còn khoảng ⅓ chắt ra dùng nước để súc miệng hằng ngày.
  • Kiên trì thực hiện chỉ sau khoảng 3 ngày là tình trạng đau nhức răng của mẹ bầu được thuyên giảm đáng kể.
Cách chữa đau răng cho bà bầu bằng lá lốt
Cách chữa đau răng cho bà bầu bằng lá lốt

Cách chữa đau răng cho bà bầu bằng vỏ xoài

Trong Đông y, vỏ xoài là một dược liệu có nhiều tác dụng được kết hợp trong nhiều bài thuốc giảm đau. Chính vì vậy trong dân gian mới lưu truyền phương pháp dùng vỏ xoài để trị đau nhức răng do nhiều nguyên nhân cho mẹ bầu. Sử dụng thành phần này không để giảm đau nhức còn phòng ngừa biến chứng của bệnh răng miệng rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Chuẩn vị 2 – 3 miếng vỏ xoài, rửa sạch sẽ và nhai trực tiếp tại vị trí răng bị đau nhức. Vị vỏ xoài hơi đắng nhưng lại có tác dụng giảm đau tức thời lại tự nhiên.
  • Cách 2: Ngâm vỏ xoài cùng rượu trắng nồng độ cồn cao trong 10 – 15 ngày. Sau thời gian này mỗi ngày lấy 1 – 2 chén hòa cùng nước ấm để súc miệng thay thế cho các loại dung dịch chuyên dụng.

Lưu ý trong quá trình thực hiện cách chữa đau răng cho bà bầu

Trong quá trình thực hiện các cách chữa đau răng cho bà bầu cần đặc biệt chú ý một vài vấn đề như sau để tăng hiệu quả và phòng ngừa bệnh tốt hơn. Cụ thể như sau:

  • Mẹ bầu thực hiện điều trị bằng Tây y hiện đại cần đặc biệt tuân thủ những quy định của bác sĩ.
  • Nếu được kê đơn thuốc cần uống đúng theo chỉ dẫn, không tự ý tăng liều lượng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Những mẹo dân gian chỉ có tác dụng giảm đau tự nhiên tại nhà, kìm hãm sự phát triển của bệnh, không có tác dụng điều trị dứt điểm. Những trường hợp nặng, xuất hiện ổ viêm nhiễm, hay sâu răng có nổi hạch bạn vẫn cần đi thăm khám để có hướng điều trị phù hợp nhất.
  • Lưu ý các mẹ không ứng dụng mẹo dân gian nào có thành phần bị dị ứng hoặc mẫn cảm.
  • Khi áp dụng bất kỳ một phương pháp điều trị nào, nếu thấy biểu hiện bất thường trên cơ thể đều cần đến cơ sở y tế để kiểm tra.
  • Kết hợp điều trị với chế độ ăn uống an toàn, khoa học. Dù thèm ăn mẹ bầu vẫn nên tránh những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như: Đồ ăn ngọt, đồ cay nóng, đồ ăn vặt,…

Trên đây là những thông tin về cách chữa đau răng cho bà bầu được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Hy vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn và biết cách nên làm thế nào khi gặp tình trạng tương tự.

Câu hỏi thường gặp
Nên Bọc Răng Sứ Loại Nào

Bọc răng sứ là phương pháp giúp khắc phục nhược điểm như răng thưa, sâu răng, khấp khểnh, lệch lạc… Tuy nhiên, hiện nay răng sứ có nhiều loại khác nhau khiến khách hàng hoang mang về chất lượng. Vậy nên bọc răng sứ loại nào tốt nhất và tiêu chí lựa chọn như thế nào? Các tiêu chí lựa chọn nên bọc răng sứ loại nào tốt Để biết chính xác nên bọc răng sứ loại nào tốt nhất bạn cần dựa vào một số tiêu chí cụ thể sau đây: [caption id="attachment_15935" align="aligncenter" width="768"] Xem xét các tiêu...

Xem chi tiết
Trồng Răng Sứ Giá Bao Nhiêu 1 Chiếc

Hiện nay, trồng răng sứ đang là phương pháp nha khoa thẩm mỹ được khá nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Trong đó, đại đa số khách hàng đều thắc mắc trồng răng sứ giá bao nhiêu 1 chiếc. Bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng hiểu yếu tố ảnh hưởng tới giá và chi phí trồng răng sứ cụ thể từ A đến Z. Yếu tố nào ảnh hưởng tới trồng răng sứ giá bao nhiêu 1 chiếc? Với câu hỏi trồng răng sứ giá bao nhiêu 1 chiếc sẽ có 4 yếu tố tác động tới mức...

Xem chi tiết
Trồng Răng Sứ Cố Định

Trường hợp răng của bạn bị hư hỏng, sâu hoặc mất răng, trồng răng sứ cố định là cách phục hồi chức năng tốt nhất. Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều trường hợp bệnh nhân, từ người trẻ tuổi tới người già. Vậy trồng răng sứ thực chất có những ưu điểm, nhược điểm gì và quy trình thực hiện ra sao? Thế nào là phương pháp trồng răng sứ cố định? Trồng răng sứ cố định còn được gọi là cấy ghép Implant. Cho tới hiện tại, đây là kỹ thuật giúp phục hình răng hiệu...

Xem chi tiết
Trồng Răng Cấm Bao Nhiêu Tiền

Răng cấm đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn trước khi đi xuống dạ dày. Khi răng cấm bị mất đồng nghĩa với việc khả năng ăn nhai cũng bị ảnh hưởng, đồng thời nó cũng gây ra nguy cơ mắc phải bệnh lý nha khoa. Lúc này, việc phục hình răng đã mất chính là giải pháp giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng đạt hiệu quả nhất. Vậy trồng răng cấm bao nhiêu tiền hiện nay? Trồng răng cấm bao nhiêu tiền phụ thuộc vào yếu tố nào? Rất nhiều người băn khoăn vì...

Xem chi tiết
Trồng Răng Implant Ở Đâu Tốt

Trồng răng Implant là kỹ thuật phục hình răng thế hệ mới hiện nay. Do đây là kỹ thuật khó nên đòi hỏi người bệnh phải lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng. Vậy trồng răng Implant ở đâu tốt và đảm bảo an toàn? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra danh sách 15 địa chỉ trồng răng uy tín để bạn đọc tham khảo.   Tiêu chí quyết định trồng răng Implant ở đâu tốt nhất Khi thực hiện trồng răng Implant, bác sĩ sẽ tiến hành đặt trụ Implant vào khu vực xương hàm tại...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe
Niềng răng vô hình Zenyum là kỹ thuật gì? Phương pháp này có tốt không?

Niềng Răng Vô Hình Zenyum Là Kỹ Thuật Gì? Có Nên Thực Hiện Không?

Niềng răng vô hình Zenyum hiện nay được nhiều người ưa chuộng bởi đây là phương pháp chỉnh nha tốt,...
Răng vàng thực chất là loại răng được chế tác từ hợp kim quý hiếm

Trồng răng vàng là gì? Đối tượng thực hiện, quy trình và bảng giá chi...

Trồng răng bằng vàng được biết tới là kỹ thuật phục hình răng đang được nhiều người lựa chọn hiện...
Niềng răng hô bằng nhựa là phương pháp chỉnh nha hiện đại nhất hiện nay

Niềng Răng Hô Bằng Nhựa Là Gì? Quy Trình Thực Hiện Và Chi Phí

Niềng răng hô là phương pháp đa dạng với nhiều thể loại như mắc cài, khay nhựa có cấu tạo,...
Niềng răng hô hàm: Quy trình, chi phí và địa chỉ thực hiện uy tín

Niềng răng hô hàm: Quy trình, chi phí và địa chỉ thực hiện uy tín

Niềng răng hô hàm là kỹ thuật nha khoa giúp khắc phục tình trạng răng hô hiệu quả và phục...
Chi phí niềng răng hô hàm

Giải đáp thắc mắc chi phí niềng răng hô hàm bao nhiêu tiền?

Chi phí niềng răng hô hàm hết bao nhiêu là mối quan tâm của rất nhiều người. Đặc biệt là...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top