Chữa Khớp Gối Bằng Tế Bào Gốc
Chữa khớp gối bằng tế bào gốc hiện nay đang là phương pháp điều trị nhận được nhiều sự quan tâm của người bệnh. Có không ít ý kiến nhận định rằng đây là liệu pháp có thể giải quyết dứt điểm những vấn đề liên quan đến khớp gối, đem lại niềm hy vọng cho các trường hợp mãn tính.
Chữa khớp gối bằng tế bào gốc là gì?
Cơ thể con người luôn không ngừng sản xuất các tế gốc bên trong tủy xương. Tế bào gốc là những tế bào cơ bản chưa được phát triển đầy đủ, thường là lớp “nền móng” để tạo nên những mô hoàn chỉnh về sau. Từ định nghĩa nêu trên, có thể hiểu phương pháp chữa khớp gối bằng tế bào gốc là việc sử dụng những tế bào gốc có sẵn cung cấp cho các sụn khớp gối bị tổn thương, nhờ vào đó để chữa lành và hồi phục sức khỏe cho người bị bệnh viêm khớp gối.
Hiện nay, liệu pháp này được chia thành hai dạng chính, gồm có:
- Ngoại sinh: Tiêm tế bào gốc dạng ngoại sinh là phương pháp sử dụng những tế bào gốc được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Sau khi đã đạt đủ tiêu chuẩn, những tế bào này mới được phép đưa vào bên trong cơ thể người bệnh đau khớp gối, viêm khớp gối…
- Nội sinh: Khác với dạng ngoại sinh, các tế bào gốc của dạng nội sinh được lấy trực tiếp từ bên trong tủy xương của người bệnh. Phương pháp này kích thích quá trình sản sinh tế bào gốc bên trong cơ thể và định hướng cho chúng làm nhiệm vụ chữa lành cho sụn khớp gối tổn thương. Vì tế bào gốc có nguồn gốc từ chính bệnh nhân nên sự đào thải ít xảy ra hơn so với phương pháp ngoại sinh.
Theo các chuyên gia, phương pháp điều trị khớp gối bằng tế bào gốc thường được dùng trong điều trị đau khớp gối do các nguyên nhân thoái hóa hoặc rách, vỡ sụn khớp cấp tính. Liệu pháp này được xem là một bước tiến lớn của y học vì vốn dĩ sụn khớp là thứ không thể tái tạo, nhất là với trường hợp nó bị bào mòn do hoạt động sống của con người.
Điều trị khớp gối bằng tế bào gốc có ưu, nhược điểm gì?
Phương pháp chữa khớp gối bằng tế bào gốc sở hữu một số ưu điểm sau đây:
- Là giải pháp cho những người bệnh không nhận được sự cải thiện thông qua việc sử dụng các loại thuốc điều trị hoặc những liệu pháp vật lý trị liệu khác.
- Áp dụng được với nhiều trường hợp bệnh lý khác nhau, từ chấn thương đến chứng thoái hóa khớp do quá trình lão hóa của cơ thể.
- Ít gây tác dụng phụ, một trong những điểm nổi bật của phương pháp tế bào gốc là có thể sử dụng tế bào từ chính cơ thể người bệnh, từ đó giúp phòng ngừa hiện tượng bài trừ hiệu quả.
- Chi phí của liệu pháp này không quá đắt đỏ. Hiện nay, một gói trị liệu tế bào gốc ở nước ta rơi vào khoảng 30 đến 50 triệu VNĐ.
Bên cạnh những ưu điểm, chữa khớp gối bằng tế bào gốc vẫn tồn tại một số nhược điểm dưới đây:
- Không có hiệu quả vĩnh viễn, nghĩa là người bệnh có nguy cơ tái phát sau khoảng 3 đến 4 năm kể từ sau khi tiêm tế bào gốc.
- Người bệnh cao tuổi thường có tỷ lệ thành công thấp hơn. Nguyên nhân là vì cơ thể đã bước vào quá trình lão hóa, các tế bào gốc mà cơ thể sản sinh ra không thể đạt được chất lượng như ở độ tuổi 20, 30.
- Cơ thể người bệnh có thể không tương thích đối với các tế gốc ngoại sinh. Trường hợp này thường có liên quan đến cơ địa cũng như hệ thống miễn dịch của bệnh nhân.
- Do đây là phương pháp sử dụng kim tiêm nên có thể xuất hiện một số vấn đề liên quan đến nhiễm trùng hoặc đau nhức tại nơi tiêm.
ĐỪNG BỎ LỠ:
Quy trình chữa khớp gối bằng tế bào gốc
Quy trình chữa khớp gối bằng tế bào gốc thường bao gồm những bước sau đây:
- Bước 1: Lấy tế bào gốc
Tế bào gốc được sử dụng trong phương pháp này thường là tế bào gốc trung mô MSC. Những tế bào này thường tồn tại trong tủy xương nhưng nhờ các nghiên cứu khoa học, các chuyên gia phát hiện nó cũng có thể tìm thấy ở mỡ và cơ.
Các bác sĩ bắt đầu quá trình lấy tế bào gốc trung mô bằng cách gây tê cục bộ cho người bệnh. Sau đó, họ sử dụng thiết bị chuyên dụng để phân lập tế bào gốc MSC ở một số vị trí như thắt lưng hoặc bụng bệnh nhân.
- Bước 2: Tiêm tế bào gốc trở lại
Sau khi đã trung lập được một lượng lớn tế bào gốc, các bác sĩ sẽ đưa chúng vào trong vùng đầu gối bị tổn thương. Họ thường sử dụng một cây kim tiêm đâm trực tiếp vào phần khớp gối và dựa vào áp lực xi-lanh đẩy phần tế bào gốc đã chuẩn bị vào ổ khớp. Cơ chế hoạt động của tế bào gốc trung mô bao gồm giảm viêm, giảm xơ hóa tại sụn khớp.
- Bước 3: Kích thích tăng trưởng tế bào gốc
Để đảm bảo tỷ lệ thành công cao hơn, các bác sĩ có thể kích thích tăng trưởng tế bào gốc nhờ vào các yếu tố tăng trưởng khu vực. Đây thường là những hormone đảm nhận nhiệm vụ cung cấp máu, oxy và các chất dinh dưỡng đến tế bào gốc vùng khớp gối, giúp chúng phát triển hoàn thiện và chữa lành cho phần bị tổn thương.
Các bác sĩ có thể tách chiết các yếu tố tăng trưởng này từ máu dưới dạng huyết tương PRP. Họ lấy mẫu máu từ cơ thể bệnh nhân, đưa vào máy li tâm để chiết xuất lấy huyết tương rồi dùng kim tiêm đưa nó vào trong vùng khớp gối.
Lưu ý khi chữa khớp gối bằng tế bào gốc
Người bệnh sử dụng phương pháp điều trị khớp gối bằng tế bào gốc cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Lựa chọn nơi thực hiện tiêm tế bào gốc có đầy đủ giấy phép, uy tín chất lượng với các bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
- Nếu phát hiện nơi tiêm tế bào gốc bị nhiễm trùng, tụ máu, bầm tím, đau nhức khó chịu hoặc các biểu hiện khác của viêm khớp gối tràn dịch người bệnh cần đến khám ngay tại các bệnh viện lớn.
- Tránh để vùng tiêm tế bào gốc tiếp xúc với nước, hóa chất từ sữa tắm, xà phòng,… cho đến khi vết tiêm lành lại hẳn.
- Nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý. Người bệnh nên tránh thực hiện các động tác có ảnh hưởng xấu đến vùng đầu gối cũng như tăng cường vận động cơ thể nhẹ nhàng như đi bộ để rút ngắn thời gian hồi phục.
Chữa khớp gối bằng tế bào gốc là một trong những phương pháp điều trị hiện đại với nhiều ưu điểm tuyệt vời. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc liệu pháp này tuyệt đối an toàn với bệnh nhân. Lời khuyên tốt nhất là người bệnh nên trao đổi với chuyên gia trước khi áp dụng tiêm tế bào gốc trong điều trị để tránh gây hại đến sức khỏe.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!