#7 cách chữa tổ đỉa khi mang thai an toàn cho mẹ và bé
Khác với những trường hợp bình thường, để chữa tổ đỉa khi mang thai, mẹ bầu cần tuân thủ nhiều nguyên tắc nghiêm ngặt. Bởi chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vậy mắc tổ đỉa khi mang thai, cần làm gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất cả những thông tin mẹ bầu cần biết về vấn đề bệnh tổ đỉa trong thai kỳ.
Những thông tin cần biết khi bà bầu bị tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm, có thể tấn công tất cả các đối tượng từ nam đến nữ, từ già đến trẻ, và dĩ nhiên, mẹ bầu cũng không phải ngoại lệ.
Bị tổ đỉa khi mang thai không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên những triệu chứng khó chịu do bệnh mang lại có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của cả mẹ và bé.
Vì sao bà bầu bị tổ đỉa?
Khi mang thai, cơ thể người mẹ có những thay đổi về hệ miễn dịch và nội tiết. Trong đó, sự chuyển hóa của các mạch máu và sự thay đổi nồng độ hormon bên trong cơ thể có thể khiến cơ thể dễ trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh bên ngoài như thực phẩm, thời tiết, hóa chất…. Từ đó xuất hiện các tình trạng viêm da, tổ đỉa.
Bên cạnh đó, quá trình mang thai cũng khiến tâm lý người mẹ thay đổi rất nhiều, dễ bị stress, căng thẳng, lo âu… Đây cũng là điều kiện thuận lợi để bệnh tổ đỉa bùng phát.
Với những phụ nữ trước đó đã có tiền sử mắc các bệnh viêm da như tổ đỉa thì khi mang thai, khả năng bệnh tổ đỉa tái phát sẽ cao hơn những người chưa từng mắc bệnh.
Triệu chứng tổ đỉa khi mang thai là gì?
Giống như các trường hợp bệnh nhân khác, mẹ bầu bị tổ đỉa cũng được nhận biết bởi các dấu hiệu đặc trưng như:
- Các mụn nước nhỏ, kích thước từ 1 – 2mm, xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, rìa và kẽ các ngón.
- Các mụn nước này không vỡ mà chỉ xẹp đi và chuyển sang màng vàng. Lớp da bị tổn thương sau khi bong tróc thì để lộ lớp da hồng, hình tròn có vảy bao quanh.
- Ngứa ngáy điên cuồng ở vùng da tay, chân bị bệnh. Nếu gãi nhiều, các mụn nước sẽ vỡ gây đau đớn, khó chịu và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Dịch rỉ từ các mụn nước sẽ khiến làn da xung quanh khô, đỏ, bong tróc
- Nếu bị viêm nhiễm thì các nốt mụn nước sẽ chuyển sang màu đục, vùng da bị bệnh sưng đỏ.
- Các triệu chứng khác: Mẹ bầu có thể trở nên cáu gắt, khó chịu, xuất hiện các hạch bạch huyết ở những cơ quan lân cận như nách, cổ, bẹn… kèm theo sốt nóng…
Mẹ bầu bị tổ đỉa có di truyền sang con?
Tổ đỉa không có tính lây nhiễm từ người sang người nhưng bệnh có tính di truyền qua nhiều thế hệ.
Các nhà khoa học đã thực hiện những cuộc khảo sát trên các gia đình có người bị tổ đỉa. Kết quả khảo sát cho thấy: nếu mẹ bị tổ đỉa thì tỷ lệ di truyền cho con là 8%. Con số này tăng lên 41% nếu cả bố và mẹ đều bị tổ đỉa.
Vì vậy, các mẹ cần có chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh hợp lý để phòng ngừa tối đa nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa, đặc biệt là khi mang thai.
Cách chữa tổ đỉa khi mang thai đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé
Bị tổ đỉa khi mang thai gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe của mẹ. Để trị tổ đỉa hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn khi mang thai, các mẹ bầu cần chú ý áp dụng các hướng dẫn sau:
Thăm khám sớm và hỏi ý kiến bác sĩ
Do đặc thù sinh lý cơ thể biến đổi nhiều khi mang thai nên các chị em có thể sẽ mắc nhiều bệnh lý viêm da khác nhau, không chỉ riêng bệnh tổ đỉa. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, đúng bệnh, đúng thúc, chị em nên thăm khám bác sĩ ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Đặc điểm điều trị tổ đỉa khi mang thai là hạn chế sử dụng các loại thuốc tây nếu không thật sự cần thiết. Trường hợp bị bệnh ngoài da không quá nghiêm trọng thì mẹ nên sử dụng các biện pháp tự nhiên, kết hợp chăm sóc da và thay đổi chế độ ăn uống uống, hạn chế tối đa dùng thuốc.
Những trường hợp tổ đỉa nặng hơn, chị em nên gặp các bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định những loại thuốc điều trị phù hợp, an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Cách chữa tổ đỉa khi mang thai bằng mẹo dân gian
Những mẹo dân gian dưới đây có thể là một “cứu cánh” rất hữu hiệu cho các mẹ bầu khi bị tổ đỉa để hạn chế tối đa việc dùng thuốc tây:
- Mẹ bầu chữa tổ đỉa bằng lá trầu không: Trầu không là loại dược liệu được sử dụng để trị nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến phụ khoa, xương khớp. Theo Đông y, trầu không có tính ấm, vị cay, thơm, có công dụng tán hàn, tiêu thũng, chỉ thống và làm giảm ngứa ngáy. Vì vậy đây cũng được xem là nguyên liệu chữa bệnh tổ đỉa ở bà bầu. Bạn chuẩn bị 3 lá trầu không, ngâm nước muối và rửa sạch, sau đó giã nát. Dùng nguyên liệu này đắp trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa trong khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước. Mẹ bầu nên thực hiện cách này 2 – 3 lần mỗi ngày để nhanh chóng đẩy lùi bệnh tổ đỉa.
- Chữa tổ đỉa cho bà bầu bằng lá lốt: Lá lốt là loại gia vị quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày. Không chỉ vậy, đây còn được xem như một dược liệu trị bệnh tổ đỉa hiệu quả, đặc biệt đối với phụ nữ có thai. Trong lá lốt có chứa chất chống oxy hóa và một số dưỡng chất như: Alkaloid, Benzylaxetat và Beta-caryophylen có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn và giảm ngứa. Bạn chuẩn bị khoảng 30 gam lá lốt cùng 2,5 gam muối hạt. Lá đem rửa sạch, ngâm nước muối loãng và giã nát với muối, sau đó vắt lấy nước cốt. Bạn dùng nước vừa sơ chế để pha với 300ml nước lọc, đun sôi 5 phút. Người bệnh nên chia phần nước trên làm 2 lần uống mỗi ngày và dùng khi còn ấm.
- Mẹ bầu dùng tỏi trị tổ đỉa: Cách làm này giúp làm tiêu mụn nước, giảm biểu hiện ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra, tỏi còn kháng viêm, kháng khuẩn và sát trùng vùng da bị tổn thương, đẩy nhanh quá trình phục hồi cho người bệnh. Bạn chuẩn bị khoảng 3 – 4 củ tỏi cùng 300ml rượu trắng. Tỏi đem bỏ vỏ, đập dập rồi ngâm với rượu đã chuẩn bị trong 7 ngày. Khi dùng, bạn lấy rượu tỏi chấm vào vùng da bị bệnh, để khoảng 10 phút. Thực hiện cách làm này ngày 2 lần để thấy hiệu quả rõ rệt.
- Chữa tổ đỉa bằng dây đau xương: Đây được xem là loại dược liệu được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh ngoài da và xương khớp. Các hoạt chất có trong dây đau xương giúp kháng khuẩn, kháng viêm, đẩy lùi các triệu chứng do bệnh tổ đỉa gây ra. Bạn chuẩn bị dây đau xương rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Tiếp theo sao vàng rồi để nguội, cho vào túi buộc kín, mỗi lần dùng lấy một nắm nguyên liệu này nấu với nước uống, dùng trước khi đi ngủ từ 1 – 2 tiếng.
- Điều trị bệnh với củ ráy: Củ ráy cũng thường được dùng trong điều trị bệnh tổ đỉa. Người bệnh chuẩn bị củ ráy, rửa sạch, gọt bỏ vỏ và cắt thành từng lát mỏng, đem giã nát. Sau đó bạn cho nguyên liệu này đem đun sôi khoảng 10 phút, đổ nước ra, để nguội rồi dùng ngâm vùng da bị tổn thương.
Ngoài những nguyên liệu trên, chị em cũng có thể sử dụng rau răm, lá chè xanh, lá bàng… để chữa tổ đỉa khi mang thai. Lưu ý, các bài thuốc dân gian này chỉ sử dụng khi bệnh nhẹ, mụn nước chữa vỡ và không có các tổn thương da, trầy xước da đi kèm.
Chữa tổ đỉa khi mang thai bằng thuốc Tây
Đối với các trị tổ đỉa bằng thuốc Tây, mẹ bầu cần thật cẩn thận. Bởi một số loại thuốc trị tổ đỉa cho phụ nữ mang thai không thể sử dụng vì có khả năng gây hại cho thai nhi.
Với phụ nữ mang thai, các bác sĩ thường ưu tiên chỉ định những loại thuốc bôi ngoài da có nồng độ thấp, như:
- Các loại kem dưỡng ẩm để làm giảm bong tróc, khô ráp và sừng hóa vùng da bị tổn thương.
- Các loại dung dịch chấm bôi ngoài da khi mụn nước chữa vỡ hoặc mới chỉ rỉ dịch như hồ nước, cồn BSI 1 – 3%, thuốc tím pha loãng, Milian…
- Một số loại thuốc mỡ chứa corticoid, chống dị ứng hoặc kháng sinh, chống nấm (nếu có nhiễm khuẩn, nhiễm nấm) dùng bôi ngoài da để kiểm soát các triệu chứng sưng viêm, phù nề, bội nhiễm…
- Nếu các loại thuốc này không có hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp ánh sáng với tia UVB.
Lưu ý:
- Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia để đảm bảo an toàn.
- Không tự ý mua, sử dụng, đổi thuốc hoặc ngừng thuốc mà không có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc steroid dạng bôi có nồng độ cao, thuốc steroid đường uống hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác khi trị tổ đỉa cho bà bầu. Những loại thuốc này có thể gây dị tật và ảnh hưởng đến khả năng phát triển của thai nhi.
Những lưu ý cho bà bầu bị bệnh tổ đỉa
Bên cạnh việc thăm khám, dùng các cách chữa bệnh bằng mẹo dân gian, Đông – Tây y để đẩy lùi nhanh chóng các biểu hiện của bệnh tổ đỉa, bà bầu còn cần chú ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày như:
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe mẹ và bé, đồng thời cải thiện chứng tổ đỉa như: Rau củ quả, thực phẩm giàu protein, ngũ cốc, nhóm thực phẩm giàu tinh bột.
- Tránh dung nạp các thức ăn chứa chất tanh như hải sản, không ăn thực phẩm nhiều chất béo và đường hay món ăn chưa được chế biến kỹ. Đặc biệt mẹ bầu không được sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ cho tay chân thông thoáng để tránh ra nhiều mồ hôi.
- Không nên tiếp xúc với hóa chất, trong trường hợp bất đắc dĩ, nên đeo khẩu trang và dùng găng tay để bảo vệ bản thân và em bé trong bụng.
- Hạn chế gãi, chà xát, không bóc hay chọc vào vết mụn nước để tránh gây lở loét và khiến chúng lây lan sang các vùng da khác.
- Bà bầu chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về uống sẽ gây ra nhiều nguy hiểm.
- Uống đủ nước để cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho cơ thể.
- Thường xuyên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng để tăng sức đề kháng, đẩy lùi các nguy cơ gây bệnh.
Có thể thấy, những cách chữa tổ đỉa khi mang thai trên đây không quá phức tạp và khó khăn, mẹ bầu hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào. Nếu có dấu hiệu bất thường, cần chủ động liên hệ với bác sĩ điều trị để được khắc phục ngay.
ArrayTổ đỉa là một trong những bệnh lý về da liễu phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không cũng là thắc mắc thường gặp của bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này. Để biết câu trả lời chính xác cũng như cách khắc phục khi bị tổ đỉa, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Bác sĩ giải đáp thắc mắc bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? Tổ đĩa là bệnh lý về da liễu có tỷ lệ người...
Xem chi tiếtTổ đỉa là một trạng thái viêm da, tổn thương khu trú tại bàn tay, bàn chân. Giống như nhiều bệnh lý da liễu khác, nhiều người lo lắng, thắc mắc liệu bệnh tổ đỉa có lây không, có di truyền không, phòng ngừa thế nào. Tất cả sẽ được chuyên gia, Ths.BS Lê Phương giải đáp trong bài viết bên dưới. Bệnh tổ đỉa có lây không? Có di truyền không? Bệnh tổ đỉa (Chàm tổ đỉa) là tình trạng viêm da ở lớp thượng bì, gây ra các tổn thương mãn tính và thường có tính chu kỳ....
Xem chi tiếtBình luận (9)
Chữa bằng đông y mà có bác sĩ thăm khám vs theo dõi luôn à mn?
Có ai đang dùng thuốc đông y bài biết nhắc đến không, sao tôi dùng 1 tuần rồi nhưng chưa thấy hiệu quả gì mấy nhỉ, đọc review thấy ai cũng khỏi mà.
Mẹ nào bị tổ đỉa bôi thuốc đến giai đoạn da khô lại dùng kem dưỡng ẩm cho bớt khô không ạ?
Nay có bài thuốc đông y bên 102 mọi người không lo sống chung với tổ đỉa mãi rồi, nhưng khỏi rồi vẫn phải lưu ý nha chị em tiếp xúc với môi trường nóng ẩm, với hóa chất dễ bị lại, trị khỏi rồi nên tránh xa mấy chỗ này ra, ăn uống đầy đủ bổ sung vitamin tăng thêm sức đề kháng là never gặp lại nhớ.
Bài thuốc bên 102 nếu mẹ bầu dùng được thì chắc đang cho con bú như tôi cũng dùng được chứ nhở?
bị tổ đỉa chấm thuốc tím quanh bàn tay trông sợ ghê, mất thẩm mỹ nữa, có thuốc nào bôi hiệu quả mà nhìn đỡ ghê k nhỉ?
Bữa giờ mẹ chồng mình hay dùng tỏi ngâm với rượu rồi lấy chấm vào vùng da bị tổ đỉa, bình thường thì không sao nhưng có mấy lần mụn nước vỡ ra xót ghê còn để lại sẹo nữa, mọi người có cách gì hay hơn không???
Mọi ng cho em hỏi tổ đỉa có di truyền từ mẹ sang con ko ạ? Em đang bầu bị tổ đỉa nhỡ con bị lây thì thương con lắm.
Cách đây 2 năm mh bị tổ đỉa ở lòng bàn tay uống thuốc khỏi rồi, nay mới mang thai tháng thứ 2 mụn nước li ti lại bắt đầu nổi rất nhiều gây ngứa ngáy khó chịu vô cùng, gãi nó vỡ ra rát lắm. Trước thì không sao cứ bị là uống thuốc thôi, giờ mang bầu rồi không uống linh tinh được, mà có uống thì vẫn bị lại, các mẹ có cách nào khỏi hẳn mà an toàn cho con chỉ mh với.