14 Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Theo Dân Gian Hiệu Quả Tại Nhà

Tổ đỉa là căn bệnh da liễu gây khó chịu với những mụn nước, ngứa ngáy, bong tróc da. Ngoài sử dụng thuốc Tây y, cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian được chuyên gia đánh giá rất cao về hiệu quả và tính an toàn khi sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết về 14 cách dân gian được ứng dụng phổ biến hiện nay trong điều trị bệnh da liễu này.

Khi nào nên áp dụng cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian?

Việc áp dụng các phương pháp chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian mang lại nhiều lợi ích như dễ kiếm, dễ sử dụng, an toàn, ít tác dụng phụ, tiết kiệm chi phí. Dưới đây là một số trường hợp được bác sĩ khuyến nghị áp dụng cách chữa bệnh này:

  • Bệnh tổ đỉa ở giai đoạn nhẹ: Khi bệnh mới khởi phát, các triệu chứng còn nhẹ, chưa có nhiều biến chứng, thì có thể áp dụng các phương pháp chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian để hỗ trợ điều trị.
  • Bệnh nhân muốn sử dụng các phương pháp điều trị tự nhiên: Một số bệnh nhân ưu tiên sử dụng các phương pháp điều trị tự nhiên thay vì sử dụng thuốc Tây y. Vậy nên, phương pháp chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian là một lựa chọn phù hợp cho những bệnh nhân này.
  • Bệnh nhân muốn tiết kiệm chi phí: So với việc sử dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh tổ đỉa, các phương pháp chữa bệnh theo dân gian thường có chi phí thấp hơn.

Hướng dẫn 14 cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian đơn giản tại nhà

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về 14 cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian đơn giản tại nhà.

Dùng tỏi

Tỏi chứa nhiều hợp chất có đặc tính kháng khuẩn và chống nấm mạnh mẽ, bao gồm allicin, diallyl disulfide và ajoene. Những hợp chất này có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn và nấm gây bệnh tổ đỉa, từ đó làm giảm các triệu chứng như ngứa, sưng đỏ và mụn nước. Bên cạnh đó, tỏi có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng hiệu quả hơn.

Dùng tỏi giảm các triệu chứng bệnh tổ đỉa
Dùng tỏi giảm các triệu chứng bệnh tổ đỉa

Chuẩn bị nguyên liệu: 3 – 5 nhánh tỏi.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Giã nát tép tỏi và thoa lên vùng da bị tổ đỉa.
  • Bước 2: Để tỏi trên da trong 15 – 20 phút, sau đó rửa sạch với nước ấm.

Người bệnh có thể thực hiện cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian này 2 – 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, ăn 3 tép tỏi mỗi ngày cũng sẽ giúp tăng hiệu quả cải thiện bệnh tổ đỉa cho người bệnh.

Xem thêm: Top 6 Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Bằng Tỏi Hiệu Quả, An Toàn

Dùng lá lốt

Lá lốt chứa nhiều hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, sát khuẩn như Alcaloid, Flavonoid, Eugenol, Beta-caryophylen. Vậy nên, khi sử dụng lá lốt đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa tổ đỉa lan rộng, thuyên giảm triệu chứng mẩn ngứa, nổi mụn nước, nứt nẻ đau nhức,… trên da. Bên cạnh đó, các hoạt chất trong lá lốt cũng giúp thúc đẩy quá trình liền sẹo, tái tạo da.

Chuẩn bị nguyên liệu: 20 lá lốt.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá lốt đem rửa sạch, giã nát hoặc xay nhuyễn.
  • Bước 2: Sau đó, đắp trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa, băng bó lại.
  • Bước 3: Giữ trong 30 phút – 1 tiếng rồi rửa lại bằng nước.

Với trường hợp tổ đỉa xuất hiện diện tích lớn, có thể đun nước lá lốt tắm hằng ngày để phát huy tối đa tác dụng trị bệnh.

Dùng muối biển

Chuyên gia Da liễu phân tích, muối biển có đặc tính sát khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây bệnh tổ đỉa trên da, từ đó ngăn ngừa bội nhiễm và thúc đẩy quá trình lành da. Bên cạnh đó, muối còn có khả năng hút ẩm, giúp loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn và dầu thừa trên da, giúp da thông thoáng và giảm nguy cơ bít tắc lỗ chân lông, kích thích sản sinh collagen, giúp da nhanh liền sẹo.

Cải thiện tổ đỉa với muối biển
Cải thiện tổ đỉa với muối biển

Có nhiều cách sử dụng muối biển để chữa bệnh tổ đỉa, bao gồm:

  • Ngâm tay, chân với nước muối biển: Pha loãng muối biển với nước ấm (khoảng 37 độ C), sau đó ngâm tay, chân bị tổ đỉa trong 15 – 20 phút.
  • Chườm muối biển nóng: Rang muối biển nóng, sau đó cho vào túi vải và chườm lên vùng da bị tổ đỉa trong 10 – 15 phút.
  • Tắm với nước muối biển: Cho một ít muối biển vào nước chậu, pha nước và tắm trong 15 – 20 phút.

Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian bằng chanh

Chanh có tính axit cao, giúp làm giảm độ pH của da, tạo môi trường không thuận lợi cho vi nấm, vi khuẩn phát triển, từ đó giúp ngăn ngừa bội nhiễm và thúc đẩy quá trình lành da. Hơn nữa, nhờ trong thành phần của chanh chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa khác, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của các gốc tự do, giảm viêm và thúc đẩy quá trình tái tạo da.

Chuẩn bị: 2 – 3 quả chanh.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Pha loãng nước cốt chanh với nước ấm theo tỉ lệ 1:1.
  • Bước 2: Dùng khăn mềm thấm dung dịch này và thoa lên vùng da bị tổ đỉa.
  • Bước 3: Để khô tự nhiên trong 15 – 20 phút, sau đó rửa sạch với nước ấm.

Lá trầu không

Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian bằng lá trầu được nhiều người áp dụng hiện nay, giúp làm thuyên giảm các triệu chứng như mụn nước, ngứa da, sưng đỏ da. Hiệu quả đến từ thành phần Eugenol trong tinh dầu lá trầu có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, hạn chế nguy cơ bội nhiễm. Đồng thời, catalase và superoxide effutase trong lá trầu cũng giúp kích thích tăng sinh collagen, thúc đẩy tốc độ chữa lành thương tổn trên da.

Lá trầu không giúp giảm ngứa, ngăn ngừa bội nhiễm da
Lá trầu không giúp giảm ngứa, ngăn ngừa bội nhiễm da

Chuẩn bị: 10 lá trầu không.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá trầu, nên ngâm nước muối trong khoảng 15 phút để diệt khuẩn hoàn toàn.
  • Bước 2: Vò nát lá trầu, sau đó cho vào nồi nước, đun sôi 5 – 10 phút.
  • Bước 3: Để nguội bớt, pha thêm chút muối biển rồi ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa trong 15 – 20 phút.

Gừng tươi

Gừng chứa gingerol và shogaol, hai hợp chất có tác dụng chống viêm, giảm đau và ngứa hiệu quả. Nhờ vậy, gừng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh tổ đỉa gây ra như ngứa rát, sưng tấy, mẩn đỏ.

Bệnh tổ đỉa thường nghiêm trọng hơn ở người ra mồ hôi tay chân nhiều. Trong khi đó gừng có khả năng giúp điều hòa thân nhiệt, giảm tiết mồ hôi, từ đó góp phần làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Chuẩn bị: 2 củ gừng tươi.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch gừng, đem giã nát hoặc xay nhuyễn.
  • Bước 2: Đắp trực tiếp gừng đã nhuyễn lên vùng da bị tổ đỉa, sau khoảng 1 tiếng thì làm sạch da với nước.

Củ ráy

Hàm lượng lớn Flavonoid trong củ ráy có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, giảm viêm và làm chậm quá trình viêm nhiễm trên da. Bên cạnh đó, sử dụng củ ráy còn giúp thúc đẩy phục hồi tổn thương da, giúp chúng mau lành, giảm bớt cơn ngứa ngáy khó chịu do bệnh tổ đỉa gây ra.

Củ ráy chứa Flavonoid làm chậm quá trình viêm nhiễm hiệu quả
Củ ráy chứa Flavonoid làm chậm quá trình viêm nhiễm hiệu quả

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 củ ráy.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch củ ráy và nạo vỏ.
  • Bước 2: Cắt củ ráy thành miếng mỏng rồi đem giã nát.
  • Bước 3: Đun sôi 200ml nước, cho củ ráy vào và đun thêm 5 – 10 phút cho tinh chất trong củ tiết hết ra.
  • Bước 4: Lọc lấy nước đun củ ráy, đợi nguội bớt rồi rửa lên vùng da đang bị tổ đỉa.

Xem thêm: Chữa Tổ Đỉa Bằng Củ Ráy Có Thật Sự Hiệu Quả Như Lời Đồn?

Dùng lá đào

Một trong những cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian được chuyên gia khuyến nghị áp dụng là dùng lá đào. Bởi kết quả nghiên cứu đã chứng minh trong lá đào chứa nhiều hoạt chất giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Cụ thể, Tannin trong lá đào có đặc tính thu sáp, giúp se khít lỗ chân lông, giảm tiết mồ hôi, từ đó hạn chế môi trường sống cho vi nấm, vi khuẩn. Kết hợp cùng Flavonoid và Axit chlorogenic có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, giảm ngứa rát.

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm lá đào.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá đào được rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi nước đun sôi khoảng 10 phút.
  • Bước 2: Sau đó, dùng nước lá đào ấm để ngâm tay, chân bị tổ đỉa trong 15 – 20 phút.

Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian bằng lá khế

Lá khế sở hữu hàm lượng dồi dào các hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, sát khuẩn như alkaloid, flavonoid, steroid, đường khử, triterpene, tanin và saponin. Nhờ vậy, lá khế giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy khó chịu, đồng thời xoa dịu các triệu chứng viêm sưng, mẩn đỏ do tổ đỉa gây ra. Ngoài ra, Vitamin C và các chất chống oxy hóa trong lá khế giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ da và ngăn ngừa tổ đỉa tái phát.

Chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian bằng lá khế rất an toàn
Chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian bằng lá khế rất an toàn

Chuẩn bị nguyên liệu: 2 nắm lá khế.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá khế được rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 10 phút để loại bỏ vi khuẩn.
  • Bước 2: Cho lá khế vào nồi đun với 1 lít nước.
  • Bước 3: Sau khi nước sôi, chắt ra chậu và dùng để ngâm chân tay hoặc tắm.

Dây đau xương

Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh dây đau xương có thể giúp giảm ngứa rát và cải thiện tình trạng da ở bệnh nhân tổ đỉa. Hiệu quả này đến từ các hoạt chất mà dược liệu đang sở hữu như Alkaloid, Glycoside phenolic, Tinosinesid A, Tinosinesid B, Dinorditerpenoid và triterpenoid. Sử dụng dây đau xương đều đặn và đúng cách còn giúp thúc đẩy sản sinh tế bào da mới, đẩy nhanh tốc độ phục hồi trên các vị trí da đang bị tổn thương.

Có nhiều cách sử dụng dây đau xương để chữa bệnh tổ đỉa, bao gồm:

  • Sắc uống: Dây đau xương được rửa sạch, phơi khô, sao vàng, sau đó sắc lấy nước uống mỗi ngày.
  • Ngâm rửa: Đun sôi dược liệu dây đau xương lấy nước, để nguội bớt, sau đó dùng để ngâm rửa các vị trí da đang bị tổ đỉa trong 15 – 20 phút.
  • Đắp: Giã nát hoặc xay nhuyễn dược liệu, sau đó đắp trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa, giữ trong 30 phút rồi rửa lại với nước.

Quả ké đầu ngựa

Quả ké đầu ngựa được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh tổ đỉa bởi thành phần các hoạt chất xanthatin, xanthinin, xanthumin, alkaloid. Các chất này đều có tác dụng kháng viêm, ngừa dị ứng, giúp cải thiện tình trạng tổ đỉa và ngăn ngừa bệnh lan rộng hoặc tái phát dai dẳng.

Quả ké đầu ngựa ngăn ngừa tổ đỉa lan rộng hoặc tái phát dai dẳng
Quả ké đầu ngựa ngăn ngừa tổ đỉa lan rộng hoặc tái phát dai dẳng

Chuẩn bị nguyên liệu: 40g ké đầu ngựa và 40g hy thiêm thảo.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đem rửa sạch các nguyên liệu trên, sau đó cho vào ấm đun sôi với 300ml nước.
  • Bước 2: Tiếp tục đun nhỏ lửa đến khi nước thuốc cạn còn 100ml thì tắt bếp.
  • Bước 3: Chắt nước thuốc ra cốc và uống trong ngày. Áp dụng uống bài thuốc này đến khi bệnh thuyên giảm.

Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian bằng lá bàng

Trong sách Y học cổ truyền ghi chép lá bàng là thảo dược tính mát, có khả năng chống viêm, sát khuẩn rất tốt. Do đó, lá bàng được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh tổ đỉa, viêm da cơ địa, vảy nến,…

Các nghiên cứu Y học hiện đại cũng tìm thấy trong lá bàng chứa nhiều hoạt chất có khả năng chống oxy hóa như phytosterol, flavonoid, tanin,…. giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, mụn nước, sưng tấy,…

Chuẩn bị nguyên liệu: 5 – 7 lá bàng non.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá bàng non, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 – 15 phút để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Bước 2: Vò nát lá bàng, cho hỗn hợp lá bàng vào nồi, đổ thêm khoảng 1.5 – 2 lít nước.
  • Bước 3: Đun sôi nước lá bàng trong khoảng 10 phút.
  • Bước 4: Để nguội bớt, sau đó lọc lấy nước và dùng để rửa da bị tổ đỉa.

Lá chè xanh

Ngâm rửa với lá trà xanh là cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian được chuyên gia khuyến nghị áp dụng. Nhờ hàm lượng dồi dào các chất chống oxy hóa như epicatechin gallate (ECG) và epigallocatechin gallate (EGCG), dùng chè xanh giúp kháng viêm, giảm ngứa, sát khuẩn và thúc đẩy quá trình lành da, mang lại hiệu quả tích cực trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa.

Lá chè xanh thúc đẩy quá trình lành da cho người bệnh
Lá chè xanh thúc đẩy quá trình lành da cho người bệnh

Chuẩn bị nguyên liệu: Khoảng 1 nắm lá chè xanh.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đem lá trà xanh rửa sạch, sau đó vò nhẹ và đem đun với 1 lít nước.
  • Bước 2: Sau khi nước sôi, pha loãng nước chè xanh với nước ấm.
  • Bước 3: Rửa da bị tổ đỉa với nước chè xanh pha loãng, áp dụng đều đặn 3 – 4 lần/ tuần.

Rau răm

Theo Y học cổ truyền, rau tắm có tính ấm, vị cay, giúp điều trị hiệu quả các bệnh da liễu nhờ khả năng kháng khuẩn, kháng viêm. Phân tích của chuyên gia cho biết, trong lá rau răm chứa các hoạt chất như Decanal, Dodecanal, α-humulene, β-caryophyllene, Decanol,… giúp làm dịu da, giảm triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm khó chịu do bệnh tổ đỉa gây ra.

Chuẩn bị: 1 nắm rau răm.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch 1 nắm lá rau răm, vẩy ráo nước.
  • Bước 2: Giã nát hoặc xay nhuyễn rau răm.
  • Bước 3: Đắp hỗn hợp rau răm lên vùng da bị tổ đỉa.
  • Bước 4: Để trong 15 – 20 phút rồi rửa sạch da bằng nước ấm.
  • Bước 5: Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần.

Trên đây là thông tin chi tiết về các cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến nghị người bệnh nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng. Đồng thời, nếu áp dụng các phương pháp này sau một thời gian nhưng bệnh không thuyên giảm, cần đến bệnh viện để tiến hành thăm khám và áp dụng phác đồ điều trị chuyên sâu.

Xem thêm: Bệnh Tổ Đỉa Kiêng Ăn Gì Và Nên Bổ Sung Thực Phẩm Nào?

Array
Câu hỏi thường gặp
Bệnh Tổ Đỉa Có Chữa Khỏi Được Không

Tổ đỉa là một trong những bệnh lý về da liễu phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không cũng là thắc mắc thường gặp của bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này. Để biết câu trả lời chính xác cũng như cách khắc phục khi bị tổ đỉa, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Bác sĩ giải đáp thắc mắc bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? Tổ đĩa là bệnh lý về da liễu có tỷ lệ người...

Xem chi tiết
Bệnh Tổ Đỉa Có Lây Không

Tổ đỉa là một trạng thái viêm da, tổn thương khu trú tại bàn tay, bàn chân. Giống như nhiều bệnh lý da liễu khác, nhiều người lo lắng, thắc mắc liệu bệnh tổ đỉa có lây không, có di truyền không, phòng ngừa thế nào. Tất cả sẽ được chuyên gia, Ths.BS Lê Phương giải đáp trong bài viết bên dưới. Bệnh tổ đỉa có lây không? Có di truyền không? Bệnh tổ đỉa (Chàm tổ đỉa) là tình trạng viêm da ở lớp thượng bì, gây ra các tổn thương mãn tính và thường có tính chu kỳ....

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

[THỰC HƯ] Nhất Nam An Bì Thang điều trị tổ đỉa có tốt như lời...

Tổ đỉa vốn là bệnh lý viêm da “khó nhằn” do rất khó để điều trị dứt điểm hoàn toàn....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top