Giải đáp thắc mắc bệnh tổ đỉa có lây không? Phòng tránh bệnh như thế nào hiệu quả?
Tổ đỉa là một trạng thái viêm da, tổn thương khu trú tại bàn tay, bàn chân. Giống như nhiều bệnh lý da liễu khác, nhiều người lo lắng, thắc mắc liệu bệnh tổ đỉa có lây không, có di truyền không, phòng ngừa thế nào. Tất cả sẽ được chuyên gia, Ths.BS Lê Phương giải đáp trong bài viết bên dưới.
Bệnh tổ đỉa có lây không? Có di truyền không?
Bệnh tổ đỉa (Chàm tổ đỉa) là tình trạng viêm da ở lớp thượng bì, gây ra các tổn thương mãn tính và thường có tính chu kỳ. Bệnh được đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mụn nước mọc tập trung hoặc rải rác ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu hoặc rìa các ngón tay, ngón chân. Các mụn nước này thường tự xẹp xuống, khô, bong vảy và xuất hiện da non gây ngứa ngáy, khó chịu.
Tổ đỉa có thể gặp ở cả nam và nữ, cả người lớn và trẻ em nhưng tỷ lệ cao hơn là lứa tuổi từ 20 đến 40. Bệnh thường xảy ra theo từng đợt, có thể tái phát nhiều lần. Một số trường hợp, tổ đỉa có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nhiều trường hợp khác, bệnh sẽ tiến triển thành mãn tính, dai dẳng, khó điều trị và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Bệnh tổ đỉa có lây không – Chuyên gia nói gì?
Nhiều người cho rằng, giống như nhiều bệnh da liễu khác, bệnh tổ đỉa có lây từ người sang người. Vì vậy, họ thường xa lánh với những người có bệnh tổ đỉa. Bản thân người bệnh cũng có cảm giác mặc cảm, tự ti về bệnh của bản thân, không dám đến gần hay động chạm tới ai, tâm lý bị tổn thương, gây ảnh hưởng tới quá trình điều trị. Vậy, trong thực tế bệnh tổ đỉa có lây không?
Tổ đỉa hoàn toàn không phải là bệnh truyền nhiễm. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, tổ đỉa có liên quan nhiều hơn tới các rối loạn miễn dịch, thần kinh và nội tạng. Chính vì vậy, bệnh không lây từ người sang người qua bất kỳ con đường nào dù là tiếp xúc, hô hấp hay đường máu…
Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát kịp thời, các mụn nước bị vỡ ra do người bệnh gãi quá nhiều, bệnh có thể bùng phát và lan tỏa trên diện rộng. Trong một số trường hợp, vùng da tổn thương do tổ đỉa bị bội nhiễm (do nhiễm nấm, vi khuẩn, virus…) bệnh có thể gây viêm nhiễm sang các vùng da lân cận thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.
Như vậy, có thể thấy bệnh tổ đỉa không có tính chất lây nhiễm. Do đó, chúng ta không nên xa lánh người bệnh, tránh gây mặc cảm, tổn thương tâm lý, ảnh hưởng đến quá trình điều trị của họ.
Tổ đỉa có phải bệnh di truyền không?
Tổ đỉa không phải là bệnh lý có khả năng lây nhiễm nhưng lại thuộc nhóm bệnh có khả năng di truyền. Đã có nhiều nghiên cứu được các chuyên gia thực hiện ở những gia đình có người mắc bệnh tổ đỉa để chứng minh cho vấn đề này. Dựa theo kết quả thu được, những trường hợp có bố hay mẹ bị mắc bệnh, tới con cái đều có nguy cơ nhiễm tổ đỉa với tỷ lệ khoảng 8%. Ở những gia đình có cả bố và mẹ đều bị tổ đỉa, tỷ lệ con bị di truyền bệnh sẽ lên tới 47%.
Không chỉ vậy, đây còn là chứng bệnh da liễu có thể di truyền qua rất nhiều thế hệ, từ ông bà cho tới cháu chắt, tuy nhiên tỷ lệ sẽ thấp hơn so với trường hợp từ bố mẹ sang con.
Tuy vậy, người bệnh cần biết rằng, yếu tố di truyền không phải là cơ chế chính gây ra chứng bệnh tổ đỉa. Bệnh lý này hoàn toàn có thể xảy ra bởi những yếu tố kích thích khác như: Hóa chất, dị ứng, nhiễm trùng, căng thẳng thần kinh, rối loạn thần kinh giao cảm (tăng tiết mồ hôi ở tay, chân), nhiễm nấm hoặc chịu ảnh hưởng bởi các thuốc điều trị.
Các phòng ngừa bệnh tổ đỉa
Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa rất phức tạp và không rõ ràng. Do vậy, không có biện pháp phòng ngừa tuyệt đối với căn bệnh này. Các biện pháp phòng ngừa hiện nay có tác dụng hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh để giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế tái phát. Bạn có thể tham khảo các chia sẻ dưới đây:
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể đúng cách. Tắm gội hằng ngày. Chú trọng làm sạch bàn tay, bàn chân
- Cẩn trọng khi sử dụng các loại dầu gội, dầu xả, xà phòng, nước hoa, mỹ phẩm… Chúng có thể chứa các hóa chất có thể gây dị ứng cho da, khởi phát bệnh tổ đỉa. Nên lựa chọn các loại dầu gội ít chất tẩy rửa.
- Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, giường ngủ. Thay giặt chăn, mền, rèm cửa thường xuyên.
- Thường xuyên giặt giũ quần áo, găng tay, tất vớ…. Không sử dụng lại quần áo, tất vớ… đã bẩn.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với hóa chất như xăng, xi măng, vôi, dầu mỡ, chất tẩy rửa, xà phòng… Nếu cần thiết, nên sử dụng găng tay, ủng để bảo vệ da tay, chân.
- Nếu tay chân đổ mồ hôi nhiều, bạn nên vệ sinh bằng các sản phẩm dị nhẹ như bột talc để hút ẩm và thường xuyên ngâm tay chân với nước muỗi pha loãng.
- Nên giữ cho tay chân được khô ráo, sạch sẽ, hạn chế ngâm nước quá lâu.
- Dướng ẩm cho da 2 lần/ ngày, nhất là khi trời lạnh, hanh khô, có độ ẩm thấp.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, loại bỏ chất độ ra khỏi cơ thể.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là các nhóm vitamin A, B, C trong các loại rau xanh, củ, trái cây tươi… Hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Thận trọng khi lựa chọn những thực phẩm có thể gây dị ứng như cá biển, hải sản, thịt bò, thịt gà, đậu phộng, đậu nành, thực phẩm lên men…
- Chữa dứt điểm các bệnh nhiễm trùng trong thời gian sớm nhất, bởi chúng có thể kích hoạt hoạt động quá mẫn của hệ miễn dịch, làm khởi phát bệnh tổ đỉa ở một số người có tiền sử.
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi, áp lực công việc và cuộc sống, điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Stress cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa. Có thể thực hiện một số hoạt động giải phóng tư tưởng như yoga, thiền, nghe nhạc, đọc sách…
- Mang giày có kích cỡ thích hợp, chất liệu mềm, thoáng, thấm hút mồ hồi. Giày chặt, bít có thể kích thích tuyến mồ hôi chân tăng tiết, tạo điều kiện cho bệnh tổ đỉa.
- Khi điều trị các bệnh lý khác, hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn có tiền sử dị ứng với thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, có thể gây bệnh tổ đỉa để được tư vấn hoặc điều chỉnh thuốc phù hợp.
- Liên hệ với bác sĩ, chuyên gia da liễu nếu có triệu chứng nghi ngờ bệnh.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Bệnh tổ đỉa có lây không? Có di truyền không?”. Hy vọng với những thông tin trên, người bệnh đã hiểu hơn về bệnh lý da liễu tổ đỉa và có biện pháp chủ động phòng ngừa. Nếu có triệu chứng nghi ngờ bệnh hoặc bất kỳ thắc mắc gì về tổ đỉa, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia da liễu để được tư vấn và khắc phục kịp thời.
Array
Tổ đỉa là một trong những bệnh lý về da liễu phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không cũng là thắc mắc thường gặp của bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này. Để biết câu trả lời chính xác cũng như cách khắc phục khi bị tổ đỉa, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Bác sĩ giải đáp thắc mắc bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? Tổ đĩa là bệnh lý về da liễu có tỷ lệ người...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!