Khi Bé Bị Viêm Da Cơ Địa Nên Tắm Lá Gì? 12 Loại Lá Hiệu Quả
Dùng lá tắm chữa viêm da cơ địa là phương pháp dân gian từ lâu đời và được lưu truyền đến tận ngày nay. Với trẻ nhỏ là đối tượng nhạy cảm nên việc sử dụng các thảo dược thiên nhiên lành tính được ưu tiên. Những thông tin dưới đây sẽ giúp giải đáp thắc mắc “bé bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì”.
Em bé bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì? 12 loại lá tốt nhất
Hiện nay, tỷ lệ trẻ em bị viêm da cơ địa khá cao, có nhiều dạng và nguyên nhân khác nhau. Với những trường hợp viêm da nhẹ, trẻ chỉ bị nổi mẩn ngứa khó chịu cha mẹ có thể sử dụng các bài thuốc tắm lá để điều trị. Phương pháp tắm lá này vừa an toàn lại hiệu quả nhanh, giúp loại bỏ triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ.
Dưới đây là danh sách 12 loại lá tắm trong tự nhiên sở hữu đặc tính kháng viêm, giảm ngứa da. Chúng an toàn, thân thiện với làn da non nớt của bé và trả lời cho câu hỏi “bé bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì?”.
1. Tắm lá chè xanh
Thành phần của lá chè xanh chứa nhiều chất EGCG cùng các hoạt chất như polyphenol, epicatechicalat. Chúng mang đến tác dụng chống oxy hoá, giảm viêm, bảo vệ các tế bào da. Đồng thời, các hoạt chất này giúp thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào để tổn thương trên da bé nhanh được chữa lành.
Chuẩn bị: 100gr lá chè xanh tươi, muối biển.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá chè xanh, vò nát để tinh dầu và các chất trong lá tiết ra dễ dàng.
- Cho lá chè vào nồi với 1,5 – 2 lít nước, thêm một ít muối và đun sôi kỹ.
- Đổ nước chè vừa đun ra chậu, pha thêm nước lạnh sờ tay thấy âm ấm là được.
- Tắm cho bé ở nơi kín gió trong 5 phút, có thể dùng bã lá chè chà xát nhẹ nhàng lên vùng da tổn thương.
- Mỗi tuần tắm lá chè xanh cho bé từ 2 – 3 lần để da nhanh hồi phục.
2. Bé bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì? – Lá tía tô
Các nghiên cứu đã chỉ ra trong lá tía tô chứa tinh dầu giúp kháng khuẩn, kháng viêm. Đồng thời chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, C giúp hỗ trợ phục hồi nhanh chóng những tổn thương trên da. Do đó, lá tía tô được nhiều người lựa chọn làm lá tắm chữa viêm da cơ địa.
Chuẩn bị: Một nắm lá tía tô.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá tía tô, sau đó cho vào nồi đun cùng 2 lít nước.
- Đun sôi nước lá tía tô trong vòng 10 phút cho tinh chất được tiết ra.
- Pha nước tía tô với nước lạnh cho còn âm ấm, rồi dùng nước này tắm cho bé.
- Thực hiện tắm, rửa vùng da tổn thương 1 lần/ngày, đều đặn trong 1 tuần.
3. Tắm lá khế
Trong YHCT lá khế là dược liệu có tính hàn, vị chua. Thảo dược này giúp kháng khuẩn, chống viêm, giải nhiệt, đào thải độc tố cho da. Đồng thời, nó có khả năng ngăn chặn phản ứng dị ứng khiến trẻ sơ sinh bị viêm da. Do đó, cha mẹ còn đang băn khoăn “bé bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì?” thì lá khế là một gợi ý hữu ích.
Chuẩn bị: 30gr lá khế, muối.
Cách thực hiện:
- Lựa chọn những lá khế già, không bị sâu bệnh hay héo úa.
- Đem rửa sạch lá khế rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 20 phút.
- Đun một nồi 2 lít nước, đến khi sôi thì cho lá khế vào, tiếp tục đun thêm 10 phút nữa.
- Đổ nước lá khế ra chậu, pha thêm vào nước sạch sao cho nhiệt độ khoảng 35 độ C.
- Dùng nước này tắm cho bé, tắm rửa kỹ vùng da bị bệnh. Sử dụng phần bã lá chà nhẹ lên vùng da viêm.
- Cha mẹ tắm nước lá khế cho bé từ 2 – 3 lần/tuần.
4. Bé bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì? – Nước tắm lá ổi
Trong lá ổi có thành phần tanin pyrogalic đặc tính làm se, kháng khuẩn, giảm viêm da. Trong các nghiên cứu đã chỉ ra, lá ổi chứa một số hoạt chất có khả năng giảm ngứa, loại bỏ triệu chứng của viêm da cơ địa. Loại lá này thường có sẵn trong vườn nhà tại các vùng nông thôn và không tốn tiền mua.
Chuẩn bị: 15 lá ổi, muối.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá ổi và ngâm trong nước muối loãng cho thật sạch.
- Lá ổi đem bỏ vào nồi nấu cùng lượng nước vừa đủ trong thời gian 20 phút.
- Hoà nước lá ổi với nước lạnh tới khi sờ tay thấy âm ấm thì dùng tắm cho bé, mỗi ngày thực hiện một lần.
5. Nước nấu từ lá tre
Lá tre có tác dụng kích thích cơ thể bài tiết mồ hôi, đào thải độc tố và các chất cặn bã trong da. Từ đó làm da thông thoáng lỗ chân lông, khiến vi khuẩn gây bệnh không còn chỗ ẩn nấp. Lá tre còn có đặc tính sát trùng khiến hoạt động của vi khuẩn bị suy yếu. Nhờ vậy giúp bé giảm cảm giác ngứa ngáy, đau rát da.
Chuẩn bị: 150gr lá tre.
Cách thực hiện:
- Đem lá tre đi rửa sạch rồi nấu cùng với 300ml nước.
- Đun sôi nồi nước lá tre trong 10 phút, rồi đổ ra chậu cho nguội.
- Dùng nước lá tre tắm rửa cho bé mỗi ngày một lần.
6. Bé bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì? – Nước lá diếp cá
Sử dụng nước tắm lá diếp cá chính là đáp án cho câu hỏi “bé bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì?”. Thảo dược này có đặc tính kháng sinh tự nhiên, do đó có thể tiêu diệt vi khuẩn gây viêm da ở trẻ. Lá diếp cá còn có khả năng làm mát da, xoa dịu cơn ngứa rát khó chịu. Bên cạnh đó, diếp cá còn giúp bổ sung vitamin C làm tăng sức đề kháng cho da.
Chuẩn bị: Rau diếp cá tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rau diếp cá, giã nát chúng rồi lọc lấy nước cốt.
- Pha phần nước cốt này vào chậu nước ấm và dùng tắm rửa bình thường cho bé.
- Với cách này mẹ thực hiện tắm cho bé 3 lần/tuần.
7. Nước tắm lá đơn đỏ
Tên gọi khác của lá đơn đỏ là lá đơn tướng quân. Các nghiên cứu cho thấy loại lá này có thể giúp ức chế sự phát triển của tụ cầu khuẩn và trực khuẩn gây viêm da ở trẻ nhỏ. Đồng thời, sử dụng lá đơn đỏ để tắm còn giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu cho bé.
Chuẩn bị: Lá đơn đỏ phơi khô.
Cách thực hiện:
- Mỗi lần dùng 1 nắm lá đơn đỏ, đem rửa sạch bụi bẩn rồi nấu cùng với 1 lít nước.
- Đun đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa để liu riu trong khoảng 10 phút để các chất được ra hết.
- Để nước nguội rồi dùng tắm rửa lên vùng da bị viêm cho bé.
8. Tắm lá kinh giới
Kinh giới là một trong những mẹo chữa viêm da cơ địa dân gian và là gợi ý cho thắc mắc “bé bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì?”. Loại lá này có tác dụng chống nhiễm trùng ngoài da, giảm viêm ngứa. Sử dụng nước tắm từ lá kinh giới giúp tổn thương viêm da mau se mặt.
Chuẩn bị: 1 năm lá kinh giới.
Cách thực hiện:
- Ngâm lá kinh giới với nước muối loãng cho thật sạch rồi xay nhuyễn.
- Lọc lấy nước cốt, khi tắm thì hoà với lượng nước ấm vừa đủ.
- Dùng nước tắm từ lá kinh giới từ 2 – 3 lần/tuần.
9. Bé bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì gợi ý lá sài đất
Từ xa xưa lá sài đất được sử dụng như một phương thuốc chống viêm tự nhiên, an toàn. Đông y dùng sài đất làm vị thuốc điều trị viêm da và nhiều căn bệnh da liễu khác cho trẻ nhỏ và cả người lớn.
Chuẩn bị: 100gr sài đất khô.
Cách thực hiện:
- Vì thấp, sát ngay mặt đất nên cần rửa sạch sài đất với nước muối loãng để loại bỏ hết tạp chất.
- Sau đó cho sài đất vào nồi nấu chung với 2 lít nước.
- Đun sôi kỹ đến khi nước chuyển sang màu vàng là được.
- Để nước nguội bớt rồi dùng nước tắm cho bé mỗi ngày 1 lần.
10. Nước tắm lá trầu không
Lá trầu không có nhiều dược tính giá trị, trong đó có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Trong lá trầu không có chứa các loại tinh dầu như Tanin, Cineol, Eugenol và Chavicol,… Chúng đều có hiệu quả trong việc giảm triệu chứng ngứa ngáy trên da và kháng khuẩn.
Chuẩn bị: Lá trầu không tươi.
Cách thực hiện:
- Lá trầu không đem rửa sạch rồi vò nát, cho vào nồi đổ thêm nước xâm xấp.
- Đun sôi nồi nước lá trầu không trong khoảng 10 – 15 phút.
- Pha nước này với nước lạnh sao cho vừa ấm, rồi dùng tắm cho bé, bã lá dùng xoa lên vùng da bị viêm.
- Mẹ tắm nước này cho bé 1 lần/ngày, đều đặn khoảng 3 tuần sẽ thấy hiệu quả.
11. Tắm lá ngải cứu
Ngải cứu là một vị thuốc quý trong Đông y, được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị về da liễu. Với bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ, ngải cứu giúp giảm triệu chứng đau rát, ngứa ngáy nhanh chóng.
Sử dụng nước tắm từ lá này còn giúp kháng khuẩn và phục hồi những tổn thương trên da. Vì vậy, nước tắm lá ngải cứu là gợi ý cho các mẹ còn đang băn khoăn “bé bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì?”.
Chuẩn bị: Lá ngải cứu tươi.
Cách thực hiện:
- Mỗi lần tắm dùng 1 nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi đun cùng 2 lít nước.
- Chờ nồi nước sôi trong khoảng 10 phút thì đổ ra chậu, thêm nước lạnh cho đến khi âm ấm.
- Mẹ dùng nước tắm cho bé, dùng bã ngải cứu chà nhẹ nhàng lên vùng da viêm để tăng hiệu quả.
- Áp dụng cách này 4 lần/tuần, sau khoảng hơn 2 tuần thực hiện sẽ thấy cải thiện tình trạng viêm da.
12. Bé bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì? – Lá lốt
Lá lốt là thảo dược rất quen thuộc, không chỉ dùng trong các món ăn mà còn dùng nhiều để điều trị bệnh ngoài da. Bởi trong thành phần lá lốt chứa Flavonoid, Ancaloit, Benzyl,… Những hoạt chất quý này có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn. Do vậy, cha mẹ hoàn toàn có thể sử dụng dược liệu tự nhiên này để nấu nước tắm cho bé khi bị bệnh viêm da, trong đó có viêm da cơ địa.
Chuẩn bị: Lá lốt tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt rồi đem nấu với 2 lít nước trong khoảng 15 phút.
- Pha nước lá lốt với nước lạnh sao cho sờ ấm tay, dùng tắm hàng ngày cho bé.
Những lưu ý khi tắm lá cho trẻ viêm da cơ địa
Bé bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì là câu hỏi chung của rất nhiều bậc phụ huynh. Phương pháp tắm lá hết sức đơn giản và an toàn cho bé trong việc điều trị viêm da cơ địa. Tuy nhiên, để việc điều trị nhanh chóng đạt kết quả và không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Cha mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại lá tắm cho con. Việc này rất cần thiết để xem trẻ có bị mẫn cảm hay dị ứng với thành phần nào của cây hay không.
- Cần lựa chọn những lá tươi, không sâu bệnh, không bị phun hóa chất. Rửa thật sạch lá trước khi sử dụng, để đảm bảo nên ngâm trong nước muối loãng từ 10 – 15 phút.
- Cách tắm lá không có tác dụng thay thế thuốc điều trị được bác sĩ kê đơn, nên sử dụng kết hợp để quá trình điều trị nhanh chóng có hiệu quả.
- Với những trường hợp bé bị viêm da cơ địa nặng, các vết thương mưng mủ, lở loét thì không nên sử dụng cách tắm lá này mà cần tìm gặp bác sĩ để thăm khám, xác định hướng điều trị cho trẻ.
- Phương pháp dân gian tắm lá cần có nhiều thời gian để phát huy tác dụng. Do vậy, cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài, ít nhất khoảng 3 tuần để thấy được sự cải thiện.
- Để giúp quá trình điều trị đạt kết quả tốt, cha mẹ cần chú ý đến chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi, ăn uống của bé. Cần cho bé ăn uống đủ dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm tốt cho việc điều trị và tránh xa những thực phẩm có hại.
- Lựa chọn trang phục cho trẻ có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Hạn chế cho bé mặc đồ bó sát trong thời gian quá lâu, hạn chế các sản phẩm chứa hoá chất dễ gây kích ứng.
Cho trẻ tắm bằng những loại nước lá thảo dược chỉ hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa, giúp trẻ bớt ngứa ngáy, khó chịu, nhưng không thể thay được các biện pháp điều trị. Bên cạnh đó, nếu sử dụng những loại lá không đảm bảo chất lượng có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Những thông tin trên đây đã giúp các bậc cha mẹ giải đáp được thắc mắc “bé bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì?”. Cha mẹ nên thực hiện theo đúng hướng dẫn để đạt được hiệu quả tốt nhất. Trong quá trình thực hiện cách tắm lá cho trẻ, cần theo dõi tình trạng chuyển biến trên da. Nếu thấy bệnh ngày càng nặng hơn thì nhanh chóng đưa trẻ tới các bệnh viện chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
ArrayViêm da tiết bã là một tình trạng da phổ biến, thường gây ra ngứa ngáy, đỏ và bong tróc da, đặc biệt là ở vùng mặt, da đầu. Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng lớn đến tình trạng da, vì vậy việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là rất quan trọng. Vậy người bị viêm da tiết bã nên ăn gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các loại thực phẩm nên ăn khi bị viêm da tiết bã để hỗ trợ điều trị cũng như cải thiện tình trạng da. Ảnh hưởng...
Xem chi tiếtViêm da dị ứng là một bệnh lý da liễu mãn tính gây nhiều khó chịu với các triệu chứng như ngứa, khô da, và viêm đỏ. Việc kiểm soát bệnh không chỉ dựa vào các biện pháp điều trị mà còn cần chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nhiều yếu tố có thể làm tình trạng viêm da trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được kiêng khem đúng cách. Vậy, người bị viêm da dị ứng nên kiêng gì để giảm thiểu nguy cơ tái phát và cải thiện tình...
Xem chi tiếtViêm da tiếp xúc là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, thường xảy ra khi da tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng từ môi trường. Nhiều người thắc mắc liệu viêm da tiếp xúc có tự khỏi không và cần làm gì để điều trị bệnh này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự hồi phục của viêm da tiếp xúc cũng như các biện pháp cần thiết để đảm bảo sức khỏe làn da. Bệnh viêm da tiếp xúc có tự khỏi...
Xem chi tiếtViêm da là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người với các triệu chứng như đỏ da, ngứa và bong tróc. Một câu hỏi thường gặp là liệu viêm da có tự hết không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự phục hồi của da, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và khi nào cần tìm kiếm sự can thiệp y tế để đạt được kết quả tốt nhất cho tình trạng da của bạn. Bệnh viêm da có tự hết không? Rất nhiều...
Xem chi tiếtViêm da tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng do tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài. Đây là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy,.... Nhiều người thường băn khoăn không biết "viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?". Cùng tìm kiếm câu trả lời chi tiết ngay trong nội dung bài viết sau. Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Viêm da tiếp xúc là tình trạng da...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!