Viêm Da Mủ
Viêm da mủ thuộc nhóm bệnh lý da liễu thường gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Khi da bị lên mủ khiến người bệnh bị đau nhức, khó chịu ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Cần có phương pháp điều trị phù hợp để kịp thời ngăn chặn và tránh các biến chứng không mong muốn như hoại tử da, sẹo…
Viêm da mủ là gì?
Viêm da mủ bệnh lý được định nghĩa là hiện tượng viêm da mãn tính, bề mặt da bị tổn thương tích tụ vi khuẩn gây nên những ổ viêm mủ. Tác nhân gây bệnh viêm da mủ thường là do vi khuẩn, môi trường ô nhiễm, bụi bẩn hoặc các chất độc hại.
Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm: Bệnh viêm da có mủ có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, cụ thể:
- Trẻ sơ sinh, trẻ dưới 5 tuổi: Do chức năng hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện và sức đề kháng, da nhạy cảm khiến bé dễ bị kích ứng.
- Độ tuổi dậy thì: Ở độ tuổi này có sự thay đổi lớn về hormone nội tiết, da tiết dầu nhờn nhiều hơn dễ bám bụi bẩn và vi khuẩn. Nếu không vệ sinh sạch sẽ có thể gây ra tình trạng viêm da mủ.
- Phụ nữ có thai: Bà bầu ở giai đoạn đầu mang thai cũng có sự mất cân bằng nội tiết có thể phát sinh mụn mủ.
- Một số đối tượng khác: Ngoài ra những người thường xuyên làm việc quá sức, căng thẳng dễ bị lên mụn mủ ở vùng trán.
Nguyên nhân gây ra viêm da mủ
Bệnh viêm da mụn mủ do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu là do sự xâm nhập của tạp khuẩn, vi khuẩn làm phá vỡ cấu trúc da gây viêm nhiễm. Chúng được gọi là tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn. Tạp khuẩn tập trung ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi, xung quanh lỗ chân lông, nếp gấp trên da. Khi gặp điều kiện thuận lợi vi khuẩn xâm nhập vào da, sinh sôi và gây bệnh.
Ngoài ra có một số yếu tố tác động làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da có mủ. Môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi độc hại kết hợp với việc vệ sinh và chăm sóc da không đúng cách khiến bã nhờn và vi khuẩn tích tụ trên bề mặt gây viêm. Một số trường hợp do hệ miễn dịch bị suy yếu không có khả năng kháng lại vi khuẩn.
Bệnh viêm da mủ được chia thành 2 loại theo tên vi khuẩn gây bệnh:
- Viêm da mủ tụ cầu khuẩn: Bệnh gây nên do các tụ cầu khuẩn xâm nhập qua nang lông tạo thành mủ ở lỗ chân lông. Khi đó người bệnh sẽ xuất hiện các nốt mủ mọc rải rác trên một vùng da nhất định. Một số trường hợp viêm nhiễm nặng, ngoài nổi mụn còn kèm theo các triệu chứng như sốt, sưng hạch bạch huyết… Một số bệnh lý chẩn đoán do tụ cầu khuẩn như viêm nang lông, đinh nhọt, nhọt ổ gà.
- Viêm da mủ liên cầu khuẩn: Liên cầu khuẩn cũng tích tụ và xâm nhập vào cơ thể khi gặp điều kiện thuận lợi. Viêm da mủ liên cầu khuẩn tạo thành tổn thương da dạng vảy, bết dính và sưng đỏ có thể kèm theo các vết loét lớn. Một số bệnh lý được chẩn đoán do viêm da mủ liên cầu khuẩn như chốc lây, chốc loét, hăm kẽ, chốc mép, viêm quầng.
Thực tế, 2 loại vi khuẩn này thường hoạt động song song và đồng thời gây bệnh tại các vị trí nhạy cảm trên cơ thể như lưng, đầu, da mặt, chân.
CLICK ĐỌC NGAY:
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da có mủ
Những triệu chứng viêm da mủ cơ bản nhất là da nổi mụn mủ, sưng đỏ và xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Tùy vào bệnh lý cụ thể sẽ có những biểu hiện khác nhau cụ thể như sau:
- Viêm nang lông nông: Tình trạng viêm nhẹ ở đầu lỗ chân lông, sưng đỏ, nổi mụn nhỏ có quầng viêm quanh nốt mụn. Sau vài ngày mụn khô lại, đóng vảy, tự bong thường xuất hiện ở trán, cằm.
- Viêm nang lông sâu: Do nhóm tụ cầu vàng có độc tố cao gây ra, chúng tạo thành các ổ mủ quanh lỗ chân lông. Khi xâm nhập sâu tụ cầu làm nang lông cộm lên, lan rộng tạo thành các dải mụn mủ sưng đỏ. Viêm nang lông sâu thường xuất hiện ở cằm, mép, ria tóc.
- Đinh nhọt: Dấu hiệu nhận biết là những nốt mụn sưng lớn, ban đầu mụn chưa có mủ, sưng đỏ, cứng. Khi vi khuẩn hoạt động vài ngày tạo nên những ổ mủ lớn, có ngòi. Khi bị đinh nhọt có thể kèm theo một số triệu chứng như sốt, nổi hạch.
- Nhọt ổ gà: Một trong những bệnh lý viêm da mủ do tụ cầu khuẩn gây ra. Dấu hiệu nhận biết là các nốt mẩn đỏ, sờ có cảm giác cứng nổi trên bề mặt da, sau một thời gian mụn phát tác sẽ mềm, vỡ ra và chảy rất nhiều mủ.
- Bệnh chốc lây: Hình thành do liên cầu khuẩn thường gặp ở trẻ em. Ban đầu các nốt mụn có hình bọng nước tròn, có quầng viêm đỏ xung quanh, sau đó bọng nước chuyển thành mủ đục vỡ ra và đóng vảy. Khi cạy lớp vảy là một lớp trợt đỏ, không sưng, không có chân mụn. Bệnh chốc lây khá nguy hiểm, nếu không điều trị sớm có thể gây ra một số biến chứng
- Chốc loét: Bệnh viêm da mủ ở chân, da bị tổn thương sâu, vi khuẩn xâm nhập vào lớp trung bì. Dấu hiệu nhận biết chốc loét là các mụn nước phỏng lớn sau đó vỡ ra, kết thành lớp vảy màu nâu sẫm. Bệnh chuyển biến nặng có thể khiến vùng da dày bì lên, cứng lại, nhìn rõ các vết loét hình bầu dục.
- Chốc mép: Thường gặp ở trẻ em với các dấu hiệu điển hình như nứt kẽ mép, đau rát, chảy mủ ở vết nứt. Một số trường hợp có thể kèm theo các triệu chứng như sốt, nổi hạch, chán ăn.
- Viêm quầng: Bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh hoặc người cao tuổi mắc bệnh nội khoa mãn tính. Dấu hiệu đặc trưng của viêm quầng là các nốt mụn tạo quầng đỏ ở bụng, tai, mặt… Cần phát hiện và điều trị bệnh sớm nếu không có thể gây ra một số biến chứng như viêm màng não, nhiễm trùng máu…
- Hăm kẽ: Xuất hiện ở những người béo, đổ mồ hôi nhiều, mụn mọc ở những nếp gấp cổ, bẹn, các ngấn trên da.
Bệnh viêm da có mủ có nguy hiểm không? Có lây không?
Bệnh viêm da có mủ chủ yếu là bệnh lý ngoài da không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên cần phát hiện và điều trị kịp thời trước khi bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm. Viêm da mủ có thể gây ra một số biến chứng như:
- Viêm cầu thận cấp: Là biến chứng do các liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A và nhiễm khuẩn ngoài da gây nên.
- Nhiễm trùng huyết: Một số trường hợp viêm da mủ biến chứng do người bệnh chủ quan, không vệ sinh cẩn thận khiến da bị bội nhiễm, vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu dưới da gây nhiễm trùng huyết. Biến chứng này cực kỳ nguy hiểm khiến người bệnh bị suy hô hấp, đột quỵ, nguy hiểm đến tính mạng.
- Viêm não: Khi vi khuẩn xâm nhập vào máu ngoài gây ra nhiễm trùng huyết, vi khuẩn còn theo tuần hoàn máu lên não làm rối loạn chức năng thần kinh, tổn thương não, viêm màng não.
Ngoài ra, viêm da mủ có lây không còn tùy thuộc vào thói quen sinh hoạt của người bệnh. Nếu bệnh nhân có thói quen dùng chung khăn mặt hoặc các vật dụng cá nhân, sinh hoạt thiếu vệ sinh thì nguy cơ lây bệnh là rất cao.
Cách điều trị bệnh viêm da mủ
Bệnh viêm da mủ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà điều trị theo các phương pháp khác nhau. Trước hết người bệnh nên đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phương án phù hợp nhất. Có thể điều trị viêm da có mủ bằng các phương pháp sau:
Sử dụng các bài thuốc, mẹo dân gian
Trường hợp viêm da mủ khởi phát ở cấp độ nhẹ thì người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng các mẹo dân gian như:
- Sử dụng nghệ và mật ong: Trong nghệ và mật ong đều có chất kháng khuẩn, tiêu viêm, tinh chất nghệ ngăn cản hình thành sẹo thâm và làm cân bằng sắc tố da rất tốt. Thực hiện, trộn tinh bột nghệ hoặc nước cốt nghệ với mật ong đắp lên vùng da bị mụn 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Sử dụng tỏi tươi chữa mụn mủ: Trong tỏi có chứa chất kháng khuẩn, kháng viêm như allicin và diallyl ajoene. Người bệnh có thể lấy củ tỏi thái lát đắp lên vùng da mụn để ngăn ngừa hình thành mủ.
- Dùng lá bạc hà chữa mụn mủ: Lá bạc hà có chứa một số chất có thể làm dịu bớt mụn mủ trên da, sát khuẩn cho da. Người bệnh dùng lá bạc hà xay nhuyễn cùng dưa chuột rồi đắp lên vùng da bị mụn trong 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch..
Chữa trị bệnh bằng Tây y
Điều trị bệnh bằng Tây y mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng, tùy vào tình trạng bệnh có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc kết hợp với thuốc uống. Một số loại thuốc Tây thường được kê đơn điều trị viêm da mủ như:
- Nhóm thuốc sát khuẩn: Cồn sát khuẩn, thuốc tím, nước muối sinh lý, dung dịch Jarish… Nhóm thuốc này giúp sát khuẩn, loại bỏ vi khuẩn trên bề mặt, ngăn ngừa viêm nhiễm.
- Nhóm thuốc kháng sinh dạng bôi: Bactroban, Chloroxid 1%, Gentamycin,… giúp làm giảm tình trạng nhiễm trùng thể nặng, người bệnh bôi trực tiếp lên vùng da viêm nhiễm.
- Nhóm thuốc Corticoid: Hydrocortisone, triamcinolone, betamethasone giúp kháng viêm, ức chế miễn dịch, nhanh chóng làm lành vùng da bị tổn thương.
- Nhóm thuốc điều hòa miễn dịch: Tacrolimus, Pimecrolimus, Omalizumab giúp cân bằng da và se miệng vết thương nhanh chóng.
- Kem làm mềm da: Chỉ sử dụng kem làm mềm khi các vết mủ đã vỡ, khô lại và kết vảy.
Các loại thuốc Tây giúp điều trị nhanh và dứt điểm tuy nhiên người bệnh cần lưu ý và không nên lạm dụng thuốc. Thuốc Tây là con dao 2 lưỡi có thể giúp chữa bệnh nhưng đồng thời cũng làm trầm trọng hơn tình trạng viêm da, đồng thời gây ảnh hưởng đến các cơ quan chức năng khác trên cơ thể.
Bị viêm da có mủ nên ăn gì và kiêng gì?
Viêm da mủ kiêng ăn gì, ăn gì rất quan trọng. Bởi chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới kết quả điều trị bệnh viêm da mủ. Để ngăn ngừa bệnh tái phát và rút ngắn thời gian điều trị thì các bác sĩ có khuyến cáo người bệnh một số lưu ý trong thực đơn hàng ngày như sau:
- Người đang điều trị viêm da mủ cần bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều vitamin, chất xơ hỗ trợ phục hồi da. Ăn nhiều thực phẩm giàu omega 3 để phòng ngừa nhiễm trùng da. Bên cạnh đó bệnh nhân nên uống nhiều nước kết hợp với các loại trà thải độc để thanh lọc cơ thể, cấp ẩm cho da.
- Người bị viêm da mủ cần kiêng các thực phẩm cay nóng, đồ ăn quá mặn, đồ ăn lên men chua hay các đồ ăn gây kích ứng da như hải sản, xôi… Ngoài ra cần tuyệt đối kiêng sử dụng chất kích thích, nước ngọt có ga, thức uống có cồn. Nhóm đồ ăn thức uống này làm cản trở quá trình phục hồi và làm giảm tác dụng của thuốc.
Một số biện pháp phòng tránh và ngăn ngừa bệnh tái phát
Bệnh viêm da mủ là một bệnh lý da liễu gây nhiều phiền toái. Trong sinh hoạt hàng ngày người bệnh cần chú ý thay đổi một số thói quen không tốt dưới đây để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nên tắm bằng nước ấm để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn, làm giãn nở lỗ chân lông, ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ.
- Không được gãi, cào làm da bị xước, tổn thương nặng hơn dễ dẫn đến nhiễm trùng da.
- Không nên sử dụng sữa tắm, mỹ phẩm hoặc các chất tẩy rửa gây kích ứng da mạnh.
- Hạn chế tiếp xúc môi trường ô nhiễm, khói bụi, khi ra ngoài về nên vệ sinh ngay vùng da bị tổn thương.
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để tăng sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể, kháng lại vi khuẩn
Viêm da mủ là bệnh lý thường gặp phải ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy không nguy hiểm nhưng cần điều trị kịp thời trước khi bệnh chuyển biến và có các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Người bệnh không nên chủ quan, hãy đến gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thường để được tư vấn điều trị phù hợp.
ArrayViêm da tiết bã là một tình trạng da phổ biến, thường gây ra ngứa ngáy, đỏ và bong tróc da, đặc biệt là ở vùng mặt, da đầu. Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng lớn đến tình trạng da, vì vậy việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là rất quan trọng. Vậy người bị viêm da tiết bã nên ăn gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các loại thực phẩm nên ăn khi bị viêm da tiết bã để hỗ trợ điều trị cũng như cải thiện tình trạng da. Ảnh hưởng...
Xem chi tiếtViêm da dị ứng là một bệnh lý da liễu mãn tính gây nhiều khó chịu với các triệu chứng như ngứa, khô da, và viêm đỏ. Việc kiểm soát bệnh không chỉ dựa vào các biện pháp điều trị mà còn cần chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nhiều yếu tố có thể làm tình trạng viêm da trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được kiêng khem đúng cách. Vậy, người bị viêm da dị ứng nên kiêng gì để giảm thiểu nguy cơ tái phát và cải thiện tình...
Xem chi tiếtViêm da tiếp xúc là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, thường xảy ra khi da tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng từ môi trường. Nhiều người thắc mắc liệu viêm da tiếp xúc có tự khỏi không và cần làm gì để điều trị bệnh này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự hồi phục của viêm da tiếp xúc cũng như các biện pháp cần thiết để đảm bảo sức khỏe làn da. Bệnh viêm da tiếp xúc có tự khỏi...
Xem chi tiếtViêm da là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người với các triệu chứng như đỏ da, ngứa và bong tróc. Một câu hỏi thường gặp là liệu viêm da có tự hết không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự phục hồi của da, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và khi nào cần tìm kiếm sự can thiệp y tế để đạt được kết quả tốt nhất cho tình trạng da của bạn. Bệnh viêm da có tự hết không? Rất nhiều...
Xem chi tiếtViêm da tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng do tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài. Đây là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy,.... Nhiều người thường băn khoăn không biết "viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?". Cùng tìm kiếm câu trả lời chi tiết ngay trong nội dung bài viết sau. Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Viêm da tiếp xúc là tình trạng da...
Xem chi tiếtBình luận (1)
Xin hỏi bs phương pháp chữa bệnh viêm da mủ bằng thuốc đông y ạ