Viêm Da Tụ Cầu

Viêm da tụ cầu là một trong những bệnh lý da liễu khá phổ biến, đặc biệt với đối tượng trẻ nhỏ. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Chính vì vậy, việc nắm được những thông tin cơ bản liên quan đến bệnh như triệu chứng hay cách xử lý luôn là điều được các bác sĩ khuyến khích.

Viêm da tụ cầu là gì?

Viêm da tụ cầu là tình trạng nhiễm trùng da gây ra bởi vi khuẩn Staphylococcus. Loại tụ cầu khuẩn này thường sống trên bề mặt da hoặc những khu vực chứa chất nhầy như lỗ mũi của con người. Trong những điều kiện môi trường thuận lợi như thời tiết ẩm ướt, ô nhiễm không khí do bụi,… vi khuẩn có thể phát triển mạnh hơn, gây tổn thương đến biểu bì của người bệnh.

Viêm da tụ cầu có thể xảy ra ở tất cả mọi người
Viêm da tụ cầu có thể xảy ra ở tất cả mọi người

Bệnh lý da liễu này không phải là tình trạng hiếm gặp, bất kỳ ai cũng có thể bị nó “tấn công”. Tuy nhiên, trẻ nhỏ dưới 15 tuổi hoặc người già có sức đề kháng yếu thường dễ gặp phải viêm da mủ tụ cầu hơn. 

Nguyên nhân gây viêm da tụ cầu

Dù vi khuẩn tụ cầu tồn tại trên da nhưng chúng khó có khả năng phát triển thành viêm da nếu không gặp được điều kiện thuận lợi. Dưới đây là một số yếu tố có thể khiến Staphylococcus dễ dàng tấn công cơ thể người bệnh hơn:

  • Da gặp phải các chấn thương ngoài dẫn đến tổn thương như trầy xước, chảy máu,… Tình trạng da xấu, da thường xuyên bị khô hoặc da đang bị viêm nặng trước đó.
  • Các bệnh lý khiến hệ miễn dịch suy yếu như tiểu đường, suy thận, rối loạn đường máu (bạch cầu, ung thư máu).
  • Cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt.
  • Nghiện rượu hoặc có thói quen sử dụng các chất kích thích như ma túy hay cần sa.
  • Sử dụng các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch như systemic steroids, retinoids,…
  • Môi trường sống thiếu vệ sinh, thời tiết ẩm ướt kéo dài hoặc người bệnh không đảm bảo vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày. 

Triệu chứng viêm da tụ cầu

Viêm da tụ cầu bao gồm nhiều thể bệnh khác nhau, mỗi thể lại gây ra những triệu chứng và ảnh hưởng khác nhau. Cụ thể như sau:

Thể nhọt ổ gà

Thể bệnh này thường xảy ra ở vùng da nách, khi vi khuẩn tụ cầu tấn công vào nang lông và tuyến mồ hôi. Bệnh nhân thường gặp phải một số dấu hiệu như:

  • Nổi mụn nhọt bên trong các lỗ chân lông, ban đầu những nốt mụn này sờ vào có cảm giác cứng nhưng sau đó mềm dần rồi chảy dịch mủ tương tự như triệu chứng viêm da mủ.
  • Người bệnh có cảm giác đau rát, ngứa ngáy khó chịu vùng nách, nhất là khi khu vực này bị ra mồ hôi.
Nhọt ổ gà thường xảy ra ở vùng nách của người bệnh
Nhọt ổ gà thường xảy ra ở vùng nách của người bệnh

Thể nhiễm trùng nang lông

Thể bệnh này tập trung tấn công vào các nang lông trên cơ thể và được chia thành 3 dạng cụ thể gồm những triệu chứng sau:

  • Viêm nang lông: Các nốt mụn đỏ tấy kèm theo mủ xuất hiện dày đặc bên trên bề mặt da. Viêm nang lông có thể nông hoặc sâu, ảnh hưởng đến bất kỳ khu vực nào có lông, ví dụ như ngực, lưng, mông, cánh tay và chân.
  • Mụn nhọt: Mụn nhọt được xem là dạng nặng của viêm nang lông. Nhọt thường tập trung vào một nang lông, có chứa mủ trắng bên trong, khi sờ vào người bệnh cảm giác mềm và đau nhức.
  • Áp xe: Áp xe còn được gọi là viêm da mủ, thường xảy ra ở vùng dưới cánh tay. Triệu chứng nổi bật là một cục cứng, sưng tấy và đau nhức do gốc mủ ẩn sâu bên trong da. Người bệnh cũng có thể bị sốt, nổi hạch, cơ thể mệt mỏi.

Thể viêm nang lông decalvans

Không giống như nhiễm trùng nang lông kể trên, thể bệnh này tấn công chủ yếu vào da đầu với các triệu chứng thường gặp như:

  • Các mảng da đầu bị rụng tóc tạo thành hình bầu dục.
  • Da đầu xuất hiện nhiều mụn mủ nhỏ li ti.
  • Cảm giác ngứa ngáy khó chịu kèm theo hiện tượng tóc bết, da đầu nhiều dầu thừa.

NỘI DUNG HỮU ÍCH:

Viêm da tụ cầu có lây không? Có nguy hiểm không?

Không chỉ các vấn đề liên quan đến triệu chứng, nhiều người còn thắc mắc không biết viêm da tụ cầu có khả năng lây nhiễm hay không. Theo các bác sĩ, đây là bệnh lý da liễu có thể lây lan rất nhanh chóng, đặc biệt với các trường hợp tiếp xúc tay chân với người bệnh hoặc sử dụng chung các vật dụng như khăn mặt, quần áo,…

Viêm da tụ cầu khuẩn có thể lây lan từ người sang người nếu tiếp xúc gần
Viêm da tụ cầu khuẩn có thể lây lan từ người sang người nếu tiếp xúc gần

Bên cạnh đó, nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, tình trạng này còn có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hại đến sức khỏe như:

  • Nhiễm trùng đường máu: Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của viêm da do tụ cầu chính là việc vi khuẩn tấn công vào đường máu. Điều này dễ khiến bệnh nhân bị co giật, nôn mửa, tim đập nhanh,… thậm chí là cả tử vong trong trường hợp không được xử lý kịp thời.
  • Vùng da hoại tử: Khi những vùng da nhiễm khuẩn không còn khả năng chữa lành do vết thương đã ăn quá sâu cũng như các mạch máu bị bào mòn, hiện tượng hoại tử có thể xảy ra. Hoại tử còn có thể lan rộng đến những khu vực da xung quanh nếu bệnh nhân không xử lý kịp thời.
  • Nhiễm khuẩn khớp xương: Dù tỷ lệ xảy ra không cao nhưng vẫn có những trường hợp bị nhiễm khuẩn xương khớp do viêm da tụ cầu. Khi vi khuẩn tụ cầu tấn công đến sụn đệm, nó có thể gây tình trạng sưng tấy, đau nhức, khiến người bệnh gặp khó khăn trong di chuyển.

Chẩn đoán bệnh thế nào?

Việc chẩn đoán viêm da tụ cầu thường được dựa trên các biểu hiện lâm sàng bên ngoài. Trong trường hợp việc xác định gặp khó khăn, bác sĩ có thể yêu cầu thêm biện pháp cấy mẫu dương tính trong phòng thí nghiệm. Biện pháp này được thực hiện bằng cách lấy mẫu biểu bì trên khu vực nhiễm bệnh rồi làm phân tích chuyên sâu.

Nếu nghi ngờ bệnh nhân phát sinh nhiễm độc tụ cầu, các bác sĩ cũng có thể thực hiện thêm xét nghiệm máu phát ứng miễn dịch. Kết quả kiểm tra này còn giúp đảm bảo bệnh viêm da chưa phát triển thành các biến chứng nguy hiểm. 

Điều trị viêm da tụ cầu

Sau khi có kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc điều trị. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, tiền sử bệnh lý cũng như điều kiện cụ thể mà việc kết hợp các loại thuốc, phương án chữa bệnh sẽ có sự khác biệt. Dưới đây là một số các biện pháp điều trị viêm da tụ cầu thường được áp dụng:

Các biện pháp tại nhà

Các biện pháp tại nhà có thể dùng kết hợp với thuốc Tây y với tác dụng hỗ trợ và cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu một cách hiệu quả.

1. Bài thuốc từ tràm trà

Chiết xuất tràm trà là một trong những loại tinh dầu có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, thường được sử dụng với các trường hợp mụn mủ, mụn nhọt trên da. Bên cạnh đó, chiết xuất tràm trà cũng có khả năng tiêu diệt khuẩn Staphylococcus khá tốt.

Tràm trà có tính chống viêm và diệt khuẩn mạnh mẽ
Tràm trà có tính chống viêm và diệt khuẩn mạnh mẽ

Chuẩn bị: 1 giọt dầu tràm trà, 10 giọt dầu oliu.

Cách thực hiện:

  • Nhỏ dầu tràm trà vào dầu oliu, lắc đều cho hai loại dầu hòa quyện vào nhau.
  • Dùng tăm bông chấm hỗn hợp lên vùng da bị nhiễm khuẩn, lưu lại trên đó khoảng 5 đến 7 phút rồi dùng nước ấm rửa sạch. 

2. Bài thuốc từ lá trầu không

Lá trầu không thuộc họ hồ tiêu, thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian liên quan đến da. Nguyên nhân là vì loại dược liệu này có đặc tính sát khuẩn và chống viêm mạnh mẽ, có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả chứng viêm da do vi khuẩn như viêm da liên cầu, tụ cầu.

Chuẩn bị: 20g lá trầu già, 400ml nước lạnh.

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không sau khi rửa sạch thì vò nát rồi cho vào nồi đun cùng 400ml nước lạnh. Đợi đến khi nước lá sôi thì tắt bếp và để nguội.
  • Người bệnh dùng nước trầu không vệ sinh cho vùng da bị nhiễm khuẩn, ngày sử dụng 1 đến 2 lần.

3. Bài thuốc từ giấm táo

Giấm táo lên men tự nhiên rất giàu hoạt chất axit lactic với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Không những vậy, dung dịch giấm táo còn dịu nhẹ với làn da, ít gây kích ứng nên có thể sử dụng được với cả trẻ em.

Giấm táo giúp kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả
Giấm táo giúp kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả

Chuẩn bị: 4 thìa cà phê giấm táo, 200ml nước ấm.

Cách thực hiện:

  • Pha 4 thìa cà phê giấm táo với 200ml nước ấm để tạo thành hỗn hợp.
  • Dùng tăm bông thoa đều hỗn hợp này lên trên khu vực da bị bệnh, để khô tự nhiên.
  • Sử dụng biện pháp giấm táo ngày 2 đến 3 lần.

Điều trị viêm da tụ cầu bằng thuốc Tây y

Tây y là một trong những biện pháp được rất nhiều người bệnh tin dùng bởi hiệu quả nhanh chóng cũng. Thông thường, với viêm da do khuẩn tụ cầu, bệnh nhân cần sử dụng hai dạng thuốc chính sau đây:

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là dược phẩm không thể thiếu trong các vấn đề liên quan đến vi khuẩn. Chúng có khả năng tiêu diệt hoàn toàn mầm mống khuẩn tụ cầu trong cơ thể nhờ vào cơ chế tấn công màng protein nuôi dưỡng bảo vệ bên ngoài Staphylococcus. Người bệnh có thể dùng kháng sinh với liều 2 viên/ngày hoặc dùng dạng tiêm tĩnh mạch tùy theo tình trạng sức khỏe.

Một số loại thuốc kháng sinh phổ biến có thể kể đến là penicillin, amoxicillin, vancomycin,…

Kháng sinh có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu
Kháng sinh có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu

Thuốc bôi tại chỗ

Bên cạnh kháng sinh, người bệnh cần dung thêm các loại thuốc bôi tại chỗ. Những loại thuốc này sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn nằm bên trong lớp biểu bì, chữa lành tổn thương da và giảm tình trạng đau rát, ngứa ngáy khó chịu. Tùy theo thể bệnh mà các loại thuốc bôi tại chỗ được kê đơn sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

  • Thể nhọt ổ gà: Thuốc mỡ sát khuẩn Eosin 2%, chlorid 1%, bactroban,… Có thể dùng thêm thuốc tím để vệ sinh ngoài da.
  • Thể nhiễm trùng nang lông và viêm nang lông decalvans: Cồn iod 3%, methylen 1%, thuốc mỡ sát khuẩn fucidin, chlorocid 1%, oxit thủy ngân 10%,….

Bị viêm da tụ cầu ăn gì, kiêng gì?

Để quá trình điều trị và phục hồi đạt kết quả tốt, người bệnh cần chú ý đến việc đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể. Điều này cũng giúp hệ thống đề kháng, miễn dịch của bệnh nhân khỏe mạnh hơn. Theo các chuyên gia, người bệnh nên bổ sung những loại thực phẩm sau đây:

  • Quả mọng với hàm lượng hoạt chất chống oxy hóa dồi dào như nam việt quất, mâm xôi, nho đen,…
  • Trái cây nhiệt đới giàu vitamin C và vitamin A như chuối, cam, bưởi, chanh dây,…
  • Các loại rau xanh với hàm lượng chất xơ và khoáng chất cao như rau cải, cần tây, súp lơ, mồng tơi,…
  • Ngũ cốc chưa qua tinh chế như yến mạch, đại mạch, lúa mì,… và các loại thịt đỏ chứa nhiều sắt như thịt bò giúp loại bỏ các triệu chứng bệnh da liệu nói chung, dấu hiệu viêm da dị ứng, viêm da tụ cầu nói riêng.
Người bệnh nên tăng cường tiêu thụ các loại ngũ cốc nguyên hạt
Người bệnh nên tăng cường tiêu thụ các loại ngũ cốc nguyên hạt

Bên cạnh đó, bệnh nhân nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm như:

  • Các loại đồ ăn có chứa hàm lượng chất bẽo bão hòa cao như khoai tây chiên, gà rán, pizza,…
  • Các loại gia vị cay nóng như ớt tiêu, đậu nhục khấu, mù tạt,…
  • Các loại đồ ăn đóng hộp và các loại đồ uống chứa nhiều đường hóa học như cà phê lon, coke, pepsi,…

Phòng tránh viêm da tụ cầu khuẩn

Để phòng tránh hiệu quả viêm da tụ cầu, bạn nên thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Đảm bảo giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho làn da bằng cách tắm rửa hàng ngày cũng như sử dụng các loại sữa tắm, xà phòng diệt khuẩn.
  • Cấp ẩm đầy đủ cho da bằng cách tiêu thụ tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày và sử dụng các loại sản phẩm dưỡng như lotion hay kem bôi da.
  • Thường xuyên vệ sinh cho môi trường sống, nhất là trong điều kiện thời tiết ẩm ướt hoặc không khí chứa nhiều bụi bẩn, nấm mốc.
  • Xây dựng thực đơn hàng ngày với các loại thực phẩm tươi ngon, bổ dưỡng. Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích hoặc thuốc lá.
  • Tăng cường luyện tập thể thao để đảm bảo cơ thể cũng như hệ thống miễn dịch, sức đề kháng luôn khỏe mạnh.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc xung quanh chủ đề bệnh lý viêm da tụ cầu. Người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và thăm khám ngay khi trên da xuất hiện các dấu hiệu mụn nhọt và mẩn ngứa kéo dài nhằm đảm bảo sức khỏe và phòng ngừa nguy cơ biến chứng. 

NỘI DUNG LIÊN QUAN: Các loại viêm da virus và biến chứng khó lường không nên chủ quan

Array

Câu hỏi thường gặp
Viêm da tiết bã nên ăn gì

Viêm da tiết bã là một tình trạng da phổ biến, thường gây ra ngứa ngáy, đỏ và bong tróc da, đặc biệt là ở vùng mặt, da đầu. Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng lớn đến tình trạng da, vì vậy việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là rất quan trọng. Vậy người bị viêm da tiết bã nên ăn gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các loại thực phẩm nên ăn khi bị viêm da tiết bã để hỗ trợ điều trị cũng như cải thiện tình trạng da. Ảnh hưởng...

Xem chi tiết
Viêm Da Dị Ứng Nên Kiêng Gì

Viêm da dị ứng là một bệnh lý da liễu mãn tính gây nhiều khó chịu với các triệu chứng như ngứa, khô da, và viêm đỏ. Việc kiểm soát bệnh không chỉ dựa vào các biện pháp điều trị mà còn cần chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nhiều yếu tố có thể làm tình trạng viêm da trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được kiêng khem đúng cách. Vậy, người bị viêm da dị ứng nên kiêng gì để giảm thiểu nguy cơ tái phát và cải thiện tình...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiếp Xúc Có Tự Khỏi Không

Viêm da tiếp xúc là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, thường xảy ra khi da tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng từ môi trường. Nhiều người thắc mắc liệu viêm da tiếp xúc có tự khỏi không và cần làm gì để điều trị bệnh này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự hồi phục của viêm da tiếp xúc cũng như các biện pháp cần thiết để đảm bảo sức khỏe làn da. Bệnh viêm da tiếp xúc có tự khỏi...

Xem chi tiết
Viêm Da Có Tự Hết Không

Viêm da là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người với các triệu chứng như đỏ da, ngứa và bong tróc. Một câu hỏi thường gặp là liệu viêm da có tự hết không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự phục hồi của da, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và khi nào cần tìm kiếm sự can thiệp y tế để đạt được kết quả tốt nhất cho tình trạng da của bạn. Bệnh viêm da có tự hết không? Rất nhiều...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiếp Xúc Bao Lâu Thì Khỏi

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng do tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài. Đây là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy,.... Nhiều người thường băn khoăn không biết "viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?". Cùng tìm kiếm câu trả lời chi tiết ngay trong nội dung bài viết sau. Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Viêm da tiếp xúc là tình trạng da...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
nhất nam an bì thang thumb

Sự thật về hiệu quả ĐẨY LÙI viêm da bền vững của bài thuốc Nhất...

Y học có nhiều phương pháp giúp loại bỏ bệnh viêm da nhưng không phải phương pháp nào cũng mang...

Thực hư hiệu quả điều trị viêm da mủ bằng Nhất Nam An Bì Thang

Thời gian gần đây, trên các diễn đàn, hội nhóm về chăm sóc sức khỏe, có rất nhiều người bệnh...
Gợi ý 12 loại sữa rửa mặt cho viêm da tiết bã tốt nhất

Top 12 Loại Sữa Rửa Mặt Cho Viêm Da Tiết Bã Tốt Nhất 2023

Sữa rửa mặt cho viêm da tiết bã là nhóm các sản phẩm hữu ích, giúp cải thiện hiệu quả...

Mách mẹ cách xử lý viêm da cơ địa ở trẻ AN TOÀN – LÀNH...

Viêm da cơ địa là bệnh lý về da liễu phổ biến hàng đầu hiện nay, đặc biệt, trẻ em...

Loại bỏ 100% viêm da cơ địa AN TOÀN – BỀN LÂU nhờ bài thảo...

Viêm da cơ địa là bệnh lý rất nhiều người mắc phải với các triệu chứng khó chịu như da...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top