Viêm Da Liên Cầu
Viêm da liên cầu là một trong những bệnh lý ngoài da thường thấy nhất ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé. Tình trạng này còn có khả năng lây nhiễm giữa người với người, vì vậy bệnh nhân cần đặc biệt chú ý trong quá trình điều trị và chăm sóc cho da.
Viêm da liên cầu là gì?
Theo thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương – Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện, viêm da liên cầu là tình trạng nhiễm khuẩn bên ngoài lớp biểu bì gây ra bởi liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Bệnh đặc trưng bởi những vùng da nhiễm khuẩn màu đỏ đậm có khả năng lan rộng nếu không được điều trị sớm. Ở những nước có điều kiện thời tiết nóng ẩm như nước ta, liên cầu khuẩn rất dễ bám vào nang lông trên da và gây bệnh.
Bệnh lý này có thể xảy ra ở tất cả các đối tượng, tuy nhiên phổ biến hơn cả ở trẻ từ từ 6 tháng tuổi đến 10 tuổi. Các khu vực da có nguy cơ nhiễm bệnh cao là hậu môn, quanh miệng, tay chân,… với các triệu chứng kéo dài từ 3 tuần đến 6 tháng.
Nguyên nhân gây viêm da liên cầu
Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm da liên cầu là vi khuẩn Streptococcus nhóm A. Khi vi khuẩn bám vào lớp biểu bì, chúng dễ dàng tấn công vào nang lông để làm tổ và sinh sôi, nhất là trong điều kiện da tiết bã nhờn, hay tiết mồ hôi hoặc sức đề kháng của bệnh nhân không tốt. Một số các yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh viêm da do liên cầu có thể kể đến như:
- Sức khỏe của làn da không tốt, da đang gặp phải các vấn đề khác như dị ứng, mụn nhọt, viêm da cơ địa,…
- Điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều hoặc môi trường không khí xung quanh ô nhiễm.
- Không vệ sinh sạch sẽ da bằng các sản phẩm có tính diệt khuẩn được sản xuất riêng cho làn da.
- Tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh mà không trang bị các thiết bị, dụng cụ bảo hộ như khẩu trang, găng tay,… hoặc dùng chung đồ với bệnh nhân trong thời gian dài.
- Riêng đối với trẻ em, các thói quen như gặm, cắn đồ chơi, mút ngón tay hoặc dùng tay nghịch đất mà không được cha mẹ vệ sinh sạch sẽ sau đó rất dễ có nguy cơ nhiễm viêm da liên cầu.
Triệu chứng viêm da liên cầu
Bệnh viêm da liên cầu khuẩn được chia thành nhiều dạng khác nhau với các triệu chứng đặc trưng của từng dạng như sau:
Dạng hãm kẽ
Giống như tên gọi, dạng viêm da hãm kẽ liên cầu này xuất hiện ở các vùng da có nếp gấp, ví dụ như khe mông, bẹn, khuỷu tay, khuỷu chân,… Dấu hiệu nhận biết dạng bệnh này gồm có:
- Những mảng đỏ kéo thành vệt dài, thường nằm bên trong nếp gấp của làn da.
- Cảm giác ngứa ngáy khó chịu kéo dài, nhất là khi da đổ mồ hôi.
- Trên những mảng đỏ có thể xuất hiện những đốm mụn nước, chảy dịch nhầy hoặc có cảm giác nóng rát.
Dạng chốc lây
Dạng bệnh này là sự kết hợp của viêm da liên cầu và viêm da tụ cầu, xảy ra chủ yếu ở vùng mặt, cổ gáy và hai bên bắp tay chân. Vùng da nhiễm bệnh ban đầu có thể dễ dàng lan sang những khu vực da khỏe mạnh khác, nên dạng bệnh này mới có tên gọi chốc lây. Các dấu hiệu bệnh nhân thường gặp phải gồm có:
- Những mảng da màu hồng phớt, trên đó xuất hiện nhiều nốt mụn nước nhỏ. Sau một thời gian, dịch nước bên trong mụn có thể phát triển thành dịch mủ gây đau rát.
- Nổi hạch dưới cổ, người bệnh có thể bị sốt nhẹ hoặc cảm thấy cơ thể mệt mỏi.
Dạng chốc loét
Dạng chốc loét xảy ra khi liên cầu khuẩn đã tấn công vào sâu bên trong da và thường gây ra một số triệu chứng sau:
- Những mảng da viêm nhiễm bị mẩn đỏ, kèm theo đó là các vết lở loét đau rát, chảy dịch màu vàng rất khó chịu.
- Cảm giác ngứa ngáy tại các vùng da bị lở loét, đặc biệt là nếu người bệnh không vệ sinh sạch sẽ.
Dạng chốc mép
Dạng bệnh này xảy ra chủ yếu ở vùng da quanh miệng với các dấu hiệu chính gồm có:
- Vùng da mép miệng bị khô ráp, bóc tróc vảy trắng. Một số trường hợp nặng, vùng da này còn bị nứt, mọc mụn mủ gây đau rát khó chịu.
- Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn hoặc nhạt miệng, sờ tay hạc nổi sau dái tai.
XEM THÊM:
Dạng viêm quầng
Dạng viêm quầng là dạng bệnh nguy hiểm nhất, nguyên nhân là vì bệnh thường ủ trong khoảng 1 tuần lễ trước khi bộc phát thành các triệu chứng sau đây:
- Vùng da nhiễm bệnh căng bóng, màu đỏ hồng nổi bật, hơi gồ lên so với vùng da xung quanh.
- Khu vực cơ thể có da nhiễm bệnh có thể bị phù nề, sưng tấy nghiêm trọng, khi chạm tay vào cảm thấy đau.
- Người bệnh sốt cao, tâm trí kém minh mẫn hoặc đầu đau nhức khó chịu.
Tình trạng viêm da liên cầu có nguy hiểm không?
Nếu được phát hiện sớm và có biện pháp xử lý phù hợp, viêm da liên cầu không có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu để bệnh phát triển và ăn sâu vào da, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng sau:
- Nhiễm trùng máu: Khi vi khuẩn ăn sâu vào da gây nên hiện tượng chảy máu và lở loét, chúng rất có khả năng cũng tấn công đến cả các mạch máu nằm bên dưới biểu bì. Điều này dẫn đến biến chứng nhiễm trùng máu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh với các dấu hiệu như nôn mửa, chóng mặt, sốt cao, co giật,…
- Hoại tử da: Khi máu bị nhiễm trùng, khả năng nuôi dưỡng tế bào của các mạch máu cũng suy giảm nghiêm trọng. Trong trường hợp này, bệnh nhân thường gặp phải tình trạng hoại tử da, nếu không điều trị kịp thời còn có thể dẫn đến tử vong.
- Các vết sẹo sâu, sẹo vĩnh viễn: Nếu để bệnh tiến triển nặng mới chạy chữa, khả năng hồi phục hoàn toàn của da cũng thấp đi. Điều này có nghĩa là bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ sẹo sâu, sẹo vĩnh viễn gây mất thẩm mỹ cho làn da.
Các phương pháp chẩn đoán
Chẩn đoán viêm da liên cầu được thực hiện trước tiên bằng việc quan sát và nhận định các triệu chứng ngoài da. Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm sau:
- Sinh thiết: Một mẫu biểu bì tại vùng da nhiễm bệnh sẽ được tách ra và đem phân tích trong phòng thí nghiệm. Kết quả sinh thiết giúp phát hiện vi khuẩn liên cầu đang tồn tại trong da cũng như đánh giá mức độ tổn thương của da.
- Xét nghiệm máu: Nếu nghi ngờ nhiễm trùng máu, các chuyên gia có thể thực hiện thêm xét nghiệm máu. Phương thức kiểm tra này thường cho kết quả khá nhanh và giúp lợi bỏ nhiều mối nguy về sau. Đồng thời, xét nghiệm máu cũng cho kết quả chính xác về tình trạng da liễu, phân biệt viêm da liên cầu với viêm da thần kinh, viêm da đầu có mủ, viêm da nhiễm khuẩn và các loại viêm da khác.
Điều trị viêm da liên cầu thế nào?
Việc điều trị bệnh còn phụ thuộc vào sức khỏe, mức độ viêm nhiễm cũng như khu vực mà vi khuẩn liên cầu phát triển. Dưới đây là một số các biện pháp chữa viêm da liên cầu hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay:
Các biện pháp tại nhà
Với những bệnh nhân ở giai đoạn khởi phát, tình trạng không quá nghiêm trọng có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà dưới đây để cải thiện các triệu chứng khó chịu.
1. Chườm lạnh
Với triệu chứng ngứa ngáy, đau rát hoặc sưng tấy trên da, biện pháp chườm lạnh có thể là giải pháp hữu hiệu. Nhờ vào nhiệt lượng từ đá lạnh, lưu lượng máu đến khu vực da nhiễm khuẩn sẽ chậm hơn, các tế bào da cũng co lại, nhờ đó mà cảm giác khó chịu được cải thiện đáng kể.
Chuẩn bị: 1 khăn cotton, đá lạnh, dây chun.
Cách thực hiện:
- Cho đá lạnh vào giữa khăn, túm hai đầu khăn lại rồi buộc chặt bằng dây chun để tạo thành túi chườm.
- Để vùng da nhiễm bệnh không bị kích ứng, người bệnh nên sử dụng một chiếc khăn mỏng phủ lên rồi mới bắt đầu chườm lạnh.
- Thời gian chườm lạnh khoảng 10 đến 15 phút mỗi ngày.
2. Sử dụng cây lô hội
Lô hội là một trong những loại thảo dược được dùng phổ biến cho da và nó cũng sở hữu nhiều tác dụng tuyệt vời cho người bị các bệnh da liễu như bệnh viêm da cơ địa, viêm da mặt nổi mụn, viêm da liên cầu. Lô hội chứa các hoạt chất chống viêm và kháng khuẩn, giúp ức chế sự lây lan của vi khuẩn cũng như giảm ngứa, giảm khô da.
Chuẩn bị: 1 nhánh lô hội tươi.
Cách thực hiện:
- Cắt bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài của lô hội, tách lấy phần thịt cây bên trong.
- Đắp phần thịt cây thu được lên các vùng da bị tổn thương trong 7 đến 10 phút, sau đó vệ sinh lại da bằng nước ấm.
- Người bệnh nên thực hiện cách này hàng ngày, mỗi ngày 1 đến 2 lần.
3. Sử dụng hoa cúc la mã
Hoa cúc la mã được sử rộng rãi trong các sản phẩm làm đẹp da, vì vậy người bệnh có thể an tâm dùng thảo mộc này trong điều trị chứng viêm da do liên cầu khuẩn. Theo các nhà nghiên cứu, loại hoa này có chứa nhiều hoạt chất chống viêm và kháng khuẩn, đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn ngừa khuẩn Streptococcus nhóm A.
Chuẩn bị: 20g hoa cúc la mã sấy khô, 500ml nước sôi.
Cách thực hiện:
- Cho hoa cúc vào một chiếc nồi, thêm vào nước sôi và ủ khoảng 10 phút.
- Đợi nước trà nguội bớt thì người bệnh sử dụng để vệ sinh cho làn da bị viêm nhiễm. Người bệnh nên thực hiện biện này 1 lần mỗi ngày.
4. Sử dụng mật ong
Mật ong từ lâu đã được sử dụng cho mục đích y học với khả năng kháng khuẩn tuyệt vời, đặc biệt là với những vết thương hở. Trong một nghiên cứu được công bố năm 2012, mật ong đã chứng minh được tác dụng ức chế vi khuẩn Streptococcus và Staphylococcus.
Chuẩn bị: 5ml mật ong nguyên chất, tăm bông.
Cách thực hiện:
- Sau khi tắm rửa sạch sẽ, người bệnh dùng tăm bông thoa đều mật ong lên những vùng da bị viêm nhiễm, giữ nguyên trong khoảng 10 đến 20 phút.
- Sử dụng nước ấm để làm sạch lại sau đó. Biện pháp này có thể thực hiện hàng ngày, mỗi ngày 2 đến 3 lần.
Chữa bằng thuốc Tây y
Đối với trường hợp viêm nhiễm nặng hơn, người bệnh nên điều trị bằng các loại thuốc Tây y để đảm bảo hồi phục sức khỏe toàn diện và phòng chống nguy cơ biến chứng. Người bệnh có thể tham khảo một số dược phẩm sau đây:
- Thuốc kháng sinh: Các bệnh lý có nguyên nhân do vi khuẩn thường được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh đường uống. Thuốc kháng sinh có khả năng phá hủy màng protein bên ngoài của vi khuẩn liên cầu, khiến chúng yếu dần và bị cơ thể đào thải. Bệnh nhân có thể dùng amoxicillin, penicillin hoặc vancomycin trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng.
- Thuốc chống viêm liều nhẹ: Nếu tình trạng đau nhức khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, các loại thuốc chống viêm liều nhẹ có thể được kê đơn. Dù không có khả năng chống lại Streptococcus nhưng những loại thuốc này có thể hạ sốt và cải thiện một số triệu chứng liên quan đến viêm. Người bệnh có thể dùng paracetamol, ibuprofen,….
- Các loại thuốc bôi viêm da liên cầu: Đối với các bệnh ngoài da, thuốc bôi ngoài là biện pháp được ưu tiên hàng đầu. Những loại thuốc này thường có chứa các hoạt chất sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn tồn tại trên bề mặt da và thúc đẩy quá trình làm liền vết thương và lên da non. Các loại thuốc bôi ngoài thường dùng gồm: Nitrat bạc, thuốc tím, chlorocid 1%,….
Bệnh nhân viêm da liên cầu nên ăn gì, kiêng gì?
Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, bệnh nhân cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Việc bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất cần thiết giúp cơ thể có sức đề kháng tốt, nhờ đó mà thời gian hồi phục trở nên nhanh chóng hơn.
Các loại thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung gồm có:
- Các loại hoa quả giàu vitamin A, vitamin D và vitamin C như kiwi, lựu đỏ, cam quýt, đu đủ, dâu tây, nam việt quất,…
- Các loại rau có màu sắc đậm như cà rốt, bí ngô, súp lơ xanh, cải kale, cần tây,…
- Các loại đậu hạt như đậu đỏ, đậu thận, đậu đen… cùng các loại hạt giàu dinh dưỡng như hạnh nhân, macca, óc chó,…
Bệnh nhân cũng cần tránh tiêu thụ các loại thực phẩm:
- Thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng như ớt, mù tạt, tiêu đen,…
- Các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc các loại đồ hộp nhiều chất bảo quản.
- Các loại đồ uống chứa cồn hoặc các thức uống chứa quá nhiều đường hóa học như cola.
Phòng tránh viêm da liên cầu khuẩn
Để phòng tránh bệnh viêm da liên cầu, mọi người nên chú ý một số vấn đề sau đây:
- Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho làn da, nhất là sau khi tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn và nấm mốc.
- Lựa chọn các loại trang phục thoáng mát, thấm mồ hôi tốt bằng chất liệu vải bông. Tránh mặc đồ bó sát trong thời gian quá dài.
- Tăng cường sức đề kháng thông qua việc luyện tập thể thao thường xuyên cũng như có chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng giữa chất đạm và rau xanh.
- Riêng đối với trẻ em, cha mẹ cần chú ý vệ sinh các loại đồ chơi, không gian sống của bé cũng như tắm rửa cho trẻ hàng ngày, nhất là vào thời gian mùa hè với khí hậu nóng ẩm.
Viêm da liên cầu dù không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng lại có khả năng lây lan, vì vậy mọi người cần phải chú ý phòng ngừa. Nếu nhận thấy bản thân có các dấu hiệu bất thường như da ngứa ngáy và mẩn đỏ quá 3 ngày không thuyên giảm, hãy chủ động đi khám tại bệnh viện chuyên khoa trong thời gian sớm nhất.
ArrayCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 12 cách chữa viêm da cơ địa dân gian tại nhà đơn giản, hiệu quả
Viêm da tiết bã là một tình trạng da phổ biến, thường gây ra ngứa ngáy, đỏ và bong tróc da, đặc biệt là ở vùng mặt, da đầu. Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng lớn đến tình trạng da, vì vậy việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là rất quan trọng. Vậy người bị viêm da tiết bã nên ăn gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các loại thực phẩm nên ăn khi bị viêm da tiết bã để hỗ trợ điều trị cũng như cải thiện tình trạng da. Ảnh hưởng...
Xem chi tiếtViêm da dị ứng là một bệnh lý da liễu mãn tính gây nhiều khó chịu với các triệu chứng như ngứa, khô da, và viêm đỏ. Việc kiểm soát bệnh không chỉ dựa vào các biện pháp điều trị mà còn cần chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nhiều yếu tố có thể làm tình trạng viêm da trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được kiêng khem đúng cách. Vậy, người bị viêm da dị ứng nên kiêng gì để giảm thiểu nguy cơ tái phát và cải thiện tình...
Xem chi tiếtViêm da tiếp xúc là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, thường xảy ra khi da tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng từ môi trường. Nhiều người thắc mắc liệu viêm da tiếp xúc có tự khỏi không và cần làm gì để điều trị bệnh này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự hồi phục của viêm da tiếp xúc cũng như các biện pháp cần thiết để đảm bảo sức khỏe làn da. Bệnh viêm da tiếp xúc có tự khỏi...
Xem chi tiếtViêm da là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người với các triệu chứng như đỏ da, ngứa và bong tróc. Một câu hỏi thường gặp là liệu viêm da có tự hết không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự phục hồi của da, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và khi nào cần tìm kiếm sự can thiệp y tế để đạt được kết quả tốt nhất cho tình trạng da của bạn. Bệnh viêm da có tự hết không? Rất nhiều...
Xem chi tiếtViêm da tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng do tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài. Đây là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy,.... Nhiều người thường băn khoăn không biết "viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?". Cùng tìm kiếm câu trả lời chi tiết ngay trong nội dung bài viết sau. Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Viêm da tiếp xúc là tình trạng da...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!