Cắt amidan có nguy hiểm không? Những biến chứng thường gặp
Cắt amidan là một tiểu phẫu khá đơn giản và được áp dụng phổ biến trong thời gian qua. Vậy liệu rằng cắt amidan có nguy hiểm không? Bài viết sau đây sẽ hé lộ một số biến chứng thường gặp trong quá trình phẫu thuật mà người bệnh nên tìm hiểu trước khi thực hiện.
Chuyên gia lý giải cắt amidan có nguy hiểm không?
Trước khi giải đáp câu hỏi: “Cắt amidan có ảnh hưởng gì không hay có nguy hiểm không”, các chuyên gia luôn cung cấp thông tin về thủ thuật cắt amidan. Thực tế đây là giải pháp cần thiết, được các bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp như bệnh nhân mắc viêm amidan mãn tính hay viêm amidan đã gây ra biến chứng.
Đa phần phẫu thuật amidan được thực hiện nhanh và an toàn. Tuy nhiên, một số ít ca phẫu thuật diễn ra không suôn sẻ có thể gây ra biến chứng và tổn thương không mong muốn cho người thực hiện.
Điều này bởi lẽ mỗi cá nhân đáp ứng với phẫu thuật, phản ứng với thuốc mê, khả năng hồi phục vết thương sau mổ khác nhau. Do đó, hiệu quả phẫu thuật cũng như khả năng, thời gian phục hồi cũng không giống nhau.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc một số biến chứng thường gặp, giúp bạn đọc có được thông tin 2 chiều để hiểu hơn về phương pháp điều trị này và có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Một số biến chứng thường gặp khi cắt amidan
Với câu hỏi “Cắt amidan có nguy hiểm không?”, có thể thấy rằng phẫu thuật cắt amidan là biện pháp được áp dụng phổ biến và thường diễn ra an toàn. Tuy nhiên, mặc dù giúp loại bỏ hết triệu chứng viêm amidan nhưng trong một vài trường hợp, cắt amidan có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng nếu máu chảy quá nhiều.
Xuất huyết
Cắt amidan có hại gì không? Xuất huyết là một trong những biến chứng thường gặp trong và sau phẫu thuật amidan. Theo các tài liệu khảo sát, tỉ lệ xuất huyết khi cắt amidan ở mức từ 2 – 3%. Trong đó số ca tử vong do biến chứng thường là 1/ 40.0000.
Nguyên nhân gây xuất huyết có thể là do quá trình thực hiện tiểu phẫu. Tuy nhiên, xuất huyết cũng có thể xảy ra do người bệnh sinh hoạt, ăn uống không điều độ hoặc người bệnh mắc rối loạn đông máu.
Tình trạng xuất huyết sau phẫu thuật được chia thành 2 dạng: Nguyên phát (xảy ra trong vòng 24 giờ) và thứ phát (xảy ra sau 24 giờ). Trong đó, tình trạng nguyên phát có thể do bác sĩ làm đứt mạch máu gần amidan trong khi mổ. Tình trạng thứ phát là do các vảy bong tróc khỏi vết thương hoặc quá trình sinh hoạt sau mổ của người bệnh thực hiện không đúng cách.
Trong khi phẫu thuật, người bệnh có thể sẽ nuốt phải một ít máu. Sau đó trong giai đoạn hậu phẫu, máu có thể sẽ chảy ra ngoài khi nôn hoặc nhổ nước bọt. Nếu người bệnh nhận thấy máu trông giống cà phê hoặc có màu nâu, lúc này không cần quá lo lắng. Ngược lại, nếu tình trạng xuất huyết quá nặng, bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn khắc phục.
Ảnh hưởng trong quá trình gây mê
Một trong những tác hại của cắt amidan là biến chứng có thể xảy ra trong quá trình gây mê. Thông thường khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ gây mê cho bệnh nhân để giảm sự đau đớn cũng như hỗ trợ thuận lợi cho quá trình phẫu thuật. Phương pháp này đôi khi có thể làm bệnh nhân gặp phải các biểu hiện sốc phản vệ như: Suy hô hấp, nôn mửa, sốt cao, buồn nôn.
Với những người có tiền sử tăng thân nhiệt ác tính, loạn dưỡng cơ, thiếu pseudocholinesterase có thể tử vong đột ngột nếu tiến hành gây mê toàn thân. Bởi vậy, các bác sĩ cần phải tìm hiểu kỹ hồ sơ bệnh án và kiểm tra, xét nghiệm cho bệnh nhân trước phẫu thuật để đảm bảo an toàn khi thực hiện.
Nhiễm trùng
Khu vực viêm amidan thường chứa khá nhiều vi trùng gây hại. Do đó, người bệnh có thể bị nhiễm trùng hậu phẫu nếu bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật. Ngoài ra, nhiễm trùng cũng có thể xuất hiện nếu bệnh nhân không thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Một số triệu chứng thường gặp gồm sốt cao, ho, khạc chất nhầy có màu xanh lá, đau tai, khó thở,…
Viêm họng hay đau họng
Câu trả lời cho câu hỏi: “Cắt amidan có nguy hiểm không?” là có nhưng không nhiều. Cùng với nhiễm trùng hay sốc phản vệ, người bệnh cũng có khả năng bị đau họng ngay sau phẫu thuật. Nguyên nhân của hiện tượng này là do vùng amidan chưa cắt hết và người bệnh có thể điều trị bằng cách uống các loại thuốc kháng sinh được bác sĩ kê đơn.
Trong trường hợp nhận thấy viêm họng chuyển sang giai đoạn nặng, đi kèm nhiều dấu hiệu khác như amidan tụ máu, lưỡi gà phù nề, toàn thân mệt mỏi, họng có dấu hiệu bị tổn thương… Lúc này, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chẩn trị một cách chính xác nhất.
Bên cạnh một số biến chứng trên, cắt amidan còn có thể dẫn đến sụt cân, ăn uống không ngon miệng, phù nề lưỡi gà, hơi thở có mùi, xuất hiện phát ban… Ngoài ra giọng nói bệnh nhân cũng có thể bị thay đổi nếu người bệnh không chú ý chăm sóc bản thân sau phẫu thuật.
Lưu ý để phòng tránh biến chứng khi cắt amidan
Với những thông tin trên, không ít bệnh nhân tỏ ra lo lắng về những biến chứng có thể xảy ra khi cắt amidan. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa các biến chứng trên nếu áp dụng các biện pháp phòng ngừa dưới đây.
Lựa chọn cơ sở phẫu thuật chất lượng, uy tín
Việc cắt amidan có tốt không còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như cơ sở phẫu thuật người bệnh lựa chọn.
Bệnh nhân nên sử dụng dịch vụ tại các bệnh viện lớn, bệnh viện chuyên khoa. Đây là nơi sở hữu đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao, đầy đủ các thiết bị hiện đại để giúp người bệnh đạt được kết quả phẫu thuật tốt nhất.
Chú ý theo dõi vết cắt sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật, người bệnh không được chủ quan lơ là với bản thân mình. Cần chú ý, theo sát các biểu hiện của cơ thể để đề phòng các biến chứng có khả năng xảy ra.
- Sau phẫu thuật 24 giờ, người bệnh nên tránh vận động mạnh, không di chuyển chạy nhảy để giảm tác động lên vết cắt.
- Hạn chế nói chuyện lớn lớn, hét to hay giao tiếp nhiều trong khoảng 1 tuần sau khi kết thúc phẫu thuật.
- Uống thuốc đầy đủ, đúng liều lượng và đúng giờ theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nếu cơ thể có dấu hiệu sốt đột ngột, táo bón, xuất huyết, cơ thể mệt mỏi… Người bệnh cần lập tức đến bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra, hỗ trợ điều trị.
Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp
Chế độ ăn uống và ngủ nghỉ cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với người bệnh sau phẫu thuật cắt amidan. Nếu áp dụng chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh, khả năng xuất hiện biến chứng sau cắt amidan sẽ được giảm thiểu một cách tối đa.
- Sau 4 tiếng phẫu thuật, người bệnh có thể uống sữa. Sau đó, người bệnh có thể sử dụng một số món ăn mềm, dễ nuốt như súp, cháo…
- Trong 1 tuần đầu, bệnh nhân nên ăn các món ăn mềm, dễ tiêu hóa.
- Từ 1 tuần trở đi, người bệnh có thể quay trở lại chế độ ăn uống bình thường nhưng cần lưu ý không sử dụng đồ ăn khô cứng hoặc nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng.
- Sử dụng nhiều thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Uống nhiều nước ấm để làm ấm cổ họng, không sử dụng rượu, bia hay đồ uống có chứa chất kích thích.
- Người bệnh chú ý đẩy nước bọt ra ngoài bằng lưỡi, dùng khăn giấy để thấm.
Giữ vệ sinh sạch sẽ cho khoang miệng
Việc giữ vệ sinh sạch sẽ cho khoang miệng vừa giúp ngăn ngừa biến chứng, vừa giúp người bệnh nhanh hồi phục hơn.
- Người bệnh chú ý không đánh răng trong vòng 24h sau khi thực hiện phẫu thuật. Sau đó, từ ngày thứ 2, các bạn có thể đánh răng kết hợp với súc miệng bằng nước muối sinh lý.
- Khi ra ngoài, cần sử dụng khẩu trang, tránh tiếp xúc với bụi bẩn và các chất độc hại trực tiếp.
- Tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật từ phía bác sĩ.
Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp thắc mắc “Cắt amidan có nguy hiểm không?”. Hy vọng rằng, những nội dung này sẽ giúp bệnh nhân chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Nếu cơ thể có các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được điều trị tốt nhất.
ArrayCLICK ĐỌC NGAY:
Bị amidan nên làm gì để nhanh khỏi bệnh là thắc mắc thường gặp hiện nay. Cùng với việc áp dụng các giải pháp điều trị chuyên sâu, giúp bệnh được dứt điểm hoàn toàn. Người bị viêm amidan cần xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học để cơ thể có thể phục hồi nhanh chóng. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề này. [caption id="attachment_7686" align="aligncenter" width="768"] Bị amidan nên làm gì để nhanh khỏi bệnh?[/caption] Bị amidan nên làm gì? Sử...
Xem chi tiếtCắt amidan xong có được đánh răng không là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Theo các bác sĩ, việc vệ sinh răng miệng sau phẫu thuật là vấn đề vô cùng quan trọng. Nếu không chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, bệnh nhân sẽ có nguy cơ gặp nhiều biến chứng đặc biệt là nhiễm trùng. Bài viết sau đây sẽ giúp người bệnh tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này. Chuyên gia lý giải cắt amidan xong có được đánh răng không? Với câu hỏi cắt amidan có được đánh răng không? Theo các...
Xem chi tiếtViêm amidan hốc mủ có nên cắt không là vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, có không ít bệnh nhân còn băn khoăn không biết khi nào nên cắt amidan và các phương pháp điều trị bảo tồn có thể áp dụng là gì. Bạn đọc muốn đi tìm lời giải đáp đừng bỏ qua những thông tin hữu ích được tổng hợp trong bài viết sau. Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? Viêm amidan hốc mủ xảy ra khi bệnh viêm amidan cấp...
Xem chi tiếtViêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không là một trong những vấn đề liên quan đến sức khỏe nhận được nhiều sự quan tâm. Theo các chuyên gia, bệnh lý này tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể bệnh nhân như áp xe amidan, ngưng thở khi ngủ, thậm chí là ung thư amidan,... nếu người bệnh điều trị muộn. Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? Có không ít người thắc mắc liệu bệnh viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm hay không? Theo các...
Xem chi tiếtViêm amidan mãn tính là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến với mọi lứa tuổi khác nhau. Tùy thuộc vào từng giai đoạn, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó, cắt amidan là một phương pháp thường thấy. Nhiều người bệnh cảm thấy hoang mang liệu viêm amidan mãn tính có nên cắt không? Trong bài viết này, hãy tìm hiểu về viêm amidan mãn tính và những điều cần biết. Người bệnh bị viêm amidan mãn tính có nên cắt không? Viêm amidan mãn tính kéo dài trên 4 tuần...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!