Đau Dạ Dày Trong Đêm: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Và Lưu Ý

Đau bao tử là một trong những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, thường gặp ở nhiều đối tượng và có thể hình thành do các nguyên nhân khác nhau. Trong đó phổ biến nhất phải kể đến tình trạng đau dạ dày trong đêm. Liệu hiện tượng này có nguy hiểm không, lý do bắt nguồn là gì và làm sao để khắc phục? Bạn đọc hãy theo dõi nội dung bài chia sẻ dưới đây để có thể nắm được những thông tin hữu ích nhất.

Đau dạ dày trong đêm có nguyên nhân do đâu?

Đau dạ dày trong đêm không phải là hiện tượng lạ, nó có thể khởi phát ở mọi đối tượng từ trẻ em cho đến người trưởng thành hay người già. Theo cùng với đó, có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị đau dạ dày lúc gần sáng hoặc nửa đêm, có thể kể đến một số yếu tố như:

Đau dạ dày trong đêm có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng
Đau dạ dày trong đêm có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng

Sinh hoạt thiếu lành mạnh

Có thể nhiều người không biết, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh chính là một trong những nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ cao bị đau bao tử, đặc biệt là vào thời điểm ban đêm.

  • Thức quá khuya, đi ngủ sau 23h khiến dạ dày phải hoạt động nhiều, bị quá tải và rơi vào trạng thái mệt mỏi.
  • Nếu tinh thần áp lực, căng thẳng, stress sẽ gây rối loạn việc tiếp nhận và xử lý thông tin từ não bộ, từ đó dạ dày sẽ tiết ra nhiều axit hơn. Lượng axit dư thừa nhiều gây nên hiện tượng đầy hơi, trào ngược, viêm loét dạ dày và đặc biệt là đau dạ dày trong đêm.
  • Việc thường xuyên sử dụng rượu bia làm kích thích hoạt động bài tiết của dịch vị, từ đó tăng tần suất và mức độ các cơn đau dạ dày ban đêm. Bên cạnh đó, uống rượu bia, đồ uống có cồn khác còn gây nên tình trạng trào ngược dạ dày, ợ nóng, ợ chua và buồn nôn khi đi ngủ.
  • Ăn quá no trước giờ ngủ cũng được cho là nguyên nhân chính khiến bạn bị đau dạ dày vào sáng sớm hoặc nửa đêm. Lúc này lượng thức ăn được nạp vào nhiều, dạ dày buộc phải hoạt động liên tục, co bóp và tiết dịch bài vị, dẫn đến chức năng suy giảm, bị viêm loét.

Chế độ dinh dưỡng chưa đảm bảo

Bên cạnh thói quen sinh hoạt thì chế độ dinh dưỡng cũng tác động trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta. Nếu bạn ăn uống thiếu khoa học và không đảm bảo một số nguyên tắc, rất dễ gặp phải hiện tượng đau dạ dày trong đêm.

  • Dung nạp quá nhiều thực phẩm cay nóng, khó tiêu khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến quá tải. Đồng thời nếu không được tiêu hóa hết, những loại đồ ăn này tồn đọng lâu trong cơ thể làm tăng axit dư thừa, gây ra tình trạng ợ chua, đầy hơi, khó chịu vào ban đêm.
  • Ăn các loại thực phẩm, trái cây chứa chất chua, hàm lượng axit cao làm tăng tiết dịch vị dạ dày, tăng nguy cơ viêm loét niêm mạc và gây đau dạ dày.
Ăn thực phẩm chứa nhiều axit gây viêm loét và đau dạ dày
Ăn thực phẩm chứa nhiều axit gây viêm loét và đau dạ dày
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh thường khó tiêu. Nếu bạn ăn quá nhiều khiến bao tử phải hoạt động quá mức, tăng nguy cơ rối loạn chức năng hệ tiêu hóa và gây ra nhiều vấn đề, trong đó có đau dạ dày vào ban đêm.
  • Khi vô tình ăn phải thực phẩm ôi thiu hoặc chứa chất độc hại làm cho dạ dày bị kích ứng, gây ra cơn đau bụng dữ dội về đêm, kèm theo đó bạn sẽ có những triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy,…

Do các bệnh liên quan hệ tiêu hóa

Đau dạ dày về đêm có thể khởi phát do các bệnh về đường tiêu hóa. Đây được xem là dấu hiệu cảnh bảo những nguy hiểm, do đó bạn cần hết sức thận trọng và chú ý.

  • Hẹp môn vị: Một số trường hợp người bệnh bị hẹp môn vị gây cản trở quá trình thức ăn được di chuyển từ dạ dày đến ruột. Khi đó thức ăn trong cơ thể bị tồn đọng và tắc nghẽn khiến bạn cảm thấy đau thắt, khó chịu ở vùng dạ dày, nhất là vào ban đêm khi ngủ.
  • Viêm loét dạ dày: Viêm loét dạ dày là hiện tượng rất phổ biến, khiến người bệnh gặp những cơn đau dạ dày dữ dội, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Nếu bạn bị đau dạ dày trong đêm ở khoảng thời gian từ 1 – 2h sáng, khả năng cao đó là viêm loét dạ dày.
  • Trào ngược thực quản: Hiện tượng này xuất hiện do axit dạ dày tiết ra quá mức, kèm theo tình trạng ợ chua, ợ nóng, đầy bụng, khó chịu và thường xuyên bị đau dạ dày về đêm.
  • Ung thư dạ dày: Rất nhiều trường hợp đau dạ dày trong đêm có nguyên nhân xuất phát từ bệnh ung thư dạ dày. Các khối u xuất hiện làm tăng lượng axit dịch vị, đẩy axit trào ngược lên thực quản, khiến vùng thượng vị đau tức. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp một số biểu hiện khác như ợ hơi, nuốt nghẹn, buồn nôn, đi ngoài phân đen,…
Viêm loét dạ dày là nguyên nhân khiến bạn bị đau dạ dày về đêm
Viêm loét dạ dày là nguyên nhân khiến bạn bị đau dạ dày về đêm

Dấu hiệu cụ thể khi đau dạ dày về đêm

Chứng đau dạ dày trong đêm thường có biểu hiện cụ thể, do đó người bệnh rất dễ để phát hiện. Bạn có thể dựa vào một số triệu chứng thường gặp dưới đây để đánh giá tình hình, mức độ bệnh của bản thân:

  • Cơn đau bao từ xuất hiện bất ngờ trong khoảng 1 – 2h sáng, người bệnh có thể cảm thấy đau âm ỉ, dữ dội hoặc đau theo cơn. Điều này khiến bệnh nhân khó chịu, mất ngủ, thiếu tinh thần làm việc vào sáng hôm sau.
  • Vị trí đau dạ dày trong đêm thường ở khu vực xương ức, phía trên rốn hay còn được gọi là đau thượng vị dạ dày.
  • Ngoài những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, người bệnh còn cảm thấy nóng rát thượng vị, ợ chua, ợ hơi, trào ngược dạ dày thực quản, buồn nôn hoặc nôn.

Có thể bạn quan tâm: TOP 14 Cách Chữa Đau Dạ Dày Không Dùng Thuốc Tại Nhà

Đau dạ dày trong đêm có nguy hiểm hay không?

Đau dạ dày về đêm cũng chính là bệnh đau bao tử thường gặp. Ở mức độ nhẹ, bệnh không gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe và thường dễ điều trị dứt điểm. Tuy nhiên nếu đau dạ dày thường xuyên và mức độ nặng hơn, bạn không nên chủ quan vì đó có thể là cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ tiêu hóa, về lâu dài gây ra các tình trạng như:

  • Chảy máu dạ dày: Đau dạ dày trong đêm nếu không được xử lý, để kéo dài sẽ gây tổn thương nghiêm trọng ở niêm mạc dạ dày, lâu dần các ổ viêm lan rộng, gây chảy máu. Người bệnh lúc này sẽ có biểu hiện nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu, trong trường hợp để mất quá nhiều máu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng.
  • Thủng dạ dày: Khi lớp niêm mạc bị viêm loét sẽ đồng thời bị bào mòn, mỏng đi và có nguy cơ cao bị thủng dạ dày. Nếu nghi ngờ bản thân đang gặp tình trạng này, hãy ngay lập tức đi khám và tìm hướng điều trị để tránh biến chứng khôn lường.
  • Ung thư dạ dày: Đây chính là một trong những tác động vô cùng nguy hiểm khi bị đau dạ dày trong đêm. Sự xuất hiện của các khối u gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa, đặc biệt là bao tử, có nguy cơ cao di căn sang những cơ quan khác và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người mắc.
Đau dạ dày không được chữa trị có thể gây ung thư, vô cùng nguy hiểm
Đau dạ dày không được chữa trị có thể gây ung thư, vô cùng nguy hiểm

Biện pháp chữa tình trạng đau dạ dày trong đêm

Có rất nhiều cách cải thiện tình trạng đau dạ dày trong đêm. Tùy thuộc mức độ nặng nhẹ, tình trạng bệnh khác nhau, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý phương pháp chữa bạn có thể tham khảo và thực hiện:

Mẹo dân gian trị bệnh

Đau dạ dày trong đêm nếu mới khởi phát, đang ở mức độ nhẹ và chưa gây ra các biến chứng nghiêm trọng hoàn toàn có thể áp dụng các mẹo dân gian để cải thiện. Phương pháp này sử dụng các nguyên liệu tự nhiên an toàn, lành tính, dễ tìm, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí nên được nhiều người lựa chọn.

Nghệ và mật ong

Từ lâu, nghệ kết hợp cùng mật ong đã được xem là bài thuốc hữu hiệu trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh liên quan đến dạ dày. Những thành phần trong 2 nguyên liệu này có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương trong bao tử, giảm cảm giác khó chịu của bệnh đau dạ dày.

Cách thực hiện: Bạn trộn đều 120g bột nghệ tươi cùng 60g mật ong nguyên chất tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Se mật ong thành từng viên nhỏ, cho vào lọ thủy tinh để bảo quản, mỗi lần bạn uống 3 lần, mỗi lần 3 viên.

Bài thuốc với gừng tươi

Bên cạnh củ nghệ, gừng cũng được xem là loại gia vị có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến dạ dày. Không chỉ có khả năng kháng viêm, giảm đầy chướng bụng, sử dụng gừng còn hỗ trợ kích thích hệ tiêu hóa, ức chế hoạt động co thắt của cơ trơn ruột, nhanh chóng làm dịu cơn đau.

Cách thực hiện: Bạn chuẩn bị 1 củ gừng tươi, cạo sạch vỏ, rửa sạch và thái thành lát mỏng. Sau đó cho phần gừng này vào đun cùng 200ml nước sôi trong khoảng 5 phút. Tiếp đến bạn cho nước gừng ra ly, thêm mật ong, khuấy đều và uống trước khi ăn sáng khoảng 30 phút.

Đau dạ dày không được chữa trị có thể gây ung thư, vô cùng nguy hiểm
Gừng tươi pha mật ong cải thiện nhanh chóng cơn đau bao tử

Dùng nha đam

Nha đam cũng thường được sử dụng trong mẹo dân gian chữa đau dạ dày về đêm. Nhờ hàm lượng lớn glycoprotein, nguyên liệu này có khả năng kháng viêm, chống sưng, giảm viêm loét, làm dịu cơn đau khó chịu và đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương ở dạ dày.

Cách thực hiện: Bạn lấy 1 nhánh nha đam tươi gọt bỏ vỏ, rửa sạch, sau đó lấy phần gel nha đam cắt thành hạt lựu, nấu cùng đường phèn, sau đó chia thành 3 lần uống trong ngày.

Dùng thuốc Tây y

Thông thường, khi bị chứng đau dạ dày trong đêm, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc tân dược để làm giảm nhanh cơn đau, đẩy lùi các triệu chứng và tránh làm tổn thương khu vực bị viêm, đau.

Đối với loại thuốc này, bạn cần sử dụng theo đúng chỉ định của chuyên gia, việc lạm dụng hoặc dùng sai cách có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe. Dưới đây là nhóm thuốc thường dùng cho bệnh nhân bị đau dạ dày trong đêm:

  • Thuốc Gastropulgite: Tác dụng của thuốc là tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác nhân gây hại, nhanh chóng làm dịu cơn đau, trung hòa axit dịch vị và giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường.
  • Thuốc đau dạ dày chữ P: Loại thuốc đau dạ dày này giúp ức chế quá trình tăng tiết axit trong dạ dày, tránh tình trạng ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị và giảm mức độ cơn đau dạ dày.
  • Thuốc kháng sinh: Người bị đau bao tử có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để giảm ngay cơn đau khó chịu, đồng thời chống sưng viêm hiệu quả.
Khi bị đau dạ dày trong đêm, bạn có thể dùng thuốc tân dược
Khi bị đau dạ dày trong đêm, bạn có thể dùng thuốc tân dược

Lưu ý khi điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả

Đau dạ dày trong đêm nếu không được xử lý từ sớm sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe và đe dọa tính mạng. Để tăng hiệu quả điều trị cũng như phòng tránh chứng bệnh này, bạn cần chú ý những vấn đề quan trọng sau:

  • Bổ sung thực phẩm tốt cho dạ dày như rau xanh, trái cây, ngũ cốc, trứng, sữa, khoai, gừng, nghệ. Bên cạnh đó, hãy tránh xa thực phẩm có hại bao gồm đồ ăn cay nóng, nhiều axit, thức ăn quá cứng hoặc dai, đồ uống có cồn, chất kích thích,…
  • Ăn đúng giờ, đủ bữa, ăn chậm, nhai kỹ, có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để giảm áp lực lên bao tử.
  • Cần uống nhiều nước nhằm mục đích trung hòa axit dịch vị, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, chống đầy hơi, khó tiêu,…
  • Tập thể dục thường xuyên với các bài tập vận động nhẹ nhàng, vừa tăng cường sức đề kháng, vừa kích thích hệ tiêu hóa hoạt động bình thường.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, áp lực, stress vì đây là nguyên nhân gây nên các cơn đau bao tử.
  • Khi cơn đau xuất hiện với tần suất thường xuyên và mức độ gia tăng, bạn cần thăm khám bác sĩ ngay lập tức để được xử lý, có hướng điều trị phù hợp nhất.

Có thể thấy, đau dạ dày trong đêm không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, công việc, chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng. Do đó bạn không nên chủ quan, cần thăm khám tại các bệnh viện, phòng khám uy tín để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ chữa bệnh tốt nhất.

Array

Chia sẻ

Bệnh nhân phản hồi về hiệu quả của bài thuốc trị đau dạ dày Nhất Nam Bình Vị Khang

Bệnh nhân phản hồi về hiệu quả của bài thuốc trị đau dạ dày Nhất...

Nhất Nam Bình Vị Khang là bài thuốc có khả năng điều trị nhiều bệnh lý về dạ dày, trong...
Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang đặc trị đau dạ dày

Nhất Nam Y Viện chữa bệnh dạ dày có tốt không? Người bệnh review chi...

Nhất Nam Y Viện hiện đang là đơn vị điều trị các bệnh lý bằng YHCT, trong đó nổi bật...
Thầy Thuốc Ưu Tú, Bác Sĩ Lê Phương Chữa Dạ Dày Bằng Liệu Trình Nam Dược

Thầy Thuốc Ưu Tú, Bác Sĩ Lê Phương Chữa Dạ Dày Bằng Liệu Trình Nam...

Trong suốt hơn 40 năm hành nghề thầy thuốc, bác sĩ Lê Phương dành nhiều tâm huyết trong nghiên cứu...
Ngày nào cô Lợi cũng tất tả ngược xuôi

Người Phụ Nữ Nông Thôn Chia Sẻ Hành Trình Chữa Khỏi Đau Dạ Dày

Vì cuộc sống mưu sinh xoay vần, cô Lợi (55 tuổi, Mê Linh, Hà Nội) không có thời gian quan...
Lương y Phùng Hải Đăng chữa dạ dày Quân dân 102

Lương Y Phùng Hải Đăng Gần 30 Năm Kinh Nghiệm Chữa Dạ Dày Quân Dân...

Là một trong những bác sĩ điều trị chính tại Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top