Đau Dạ Dày Ở Trẻ Em

Đau dạ dày là một căn bệnh thường gặp ở người lớn và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Theo nghiên cứu hiện nay cũng có rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ dưới 15 tuổi mắc phải căn bệnh này. Vậy đau dạ dày ở trẻ em có biểu hiện là gì? Nguyên nhân do đâu? Có cách nào điều trị bệnh hay không? Nội dung dưới đây sẽ giúp ích cho cha mẹ trong quá trình điều trị căn bệnh này cho trẻ, hãy cùng tham khảo.

Đau dạ dày ở trẻ em là gì?

Đau dạ dày là một căn bệnh phổ biến ở người lớn và hiện nay cũng có rất nhiều trẻ em mắc phải. Bệnh thường do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, bao gồm cả vấn đề di truyền hoặc do ăn uống sinh hoạt không đúng cách. Nhiều phụ huynh thường nhầm lẫn bệnh đau dạ dày ở trẻ với các vấn đề về rối loạn tiêu hóa khác, dẫn đến tâm lý chủ quan, không điều trị sớm cho trẻ.

Không chỉ người lớn mà cả trẻ em cũng có thể bị đau dạ dày
Không chỉ người lớn mà cả trẻ em cũng có thể bị đau dạ dày

Hiện tượng đau dạ dày ở trẻ xảy ra do lớp niêm mạc bị tổn thương. Thông thường trẻ em trong độ tuổi từ 10-15 tuổi là dễ mắc phải căn bệnh này nhất. Tuy nhiên cũng có trường hợp ghi nhận trẻ mới 4 tuổi đã bị đau dạ dày. Có đến khoảng 60-90% số trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh viêm dày do nhiễm vi khuẩn Hp. Đây là một tác nhân gây bệnh nguy hiểm. Vì vậy cha mẹ cần chú ý điều trị bệnh cho trẻ kịp thời, an toàn và hiệu quả để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.

Triệu chứng đau dạ dày ở trẻ

Một số biểu hiện đau dạ dày ở trẻ em khá phổ biến mà cha mẹ cần chú ý quan sát:

  • Đau bụng trên hoặc đau xung quanh rốn: Đây là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày rất dễ nhận biết. Những cơn đau có thể diễn ra đột ngột, sau khi trẻ ăn hoặc đi ngủ. Cơn đau có thể kéo dài trong nhiều giờ khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
  • Biếng ăn: Trẻ sẽ có cảm giác chán ăn, ăn uống không ngon miệng và thường xuyên bỏ bữa.
  • Chậm tăng cân: Do thức ăn vào cơ thể không được tiêu hóa một cách tốt nhất, cộng thêm việc trẻ chán ăn dẫn đến tình trạng chậm tăng cân, thậm chí còn bị sụt cân nhanh chóng.
  • Đầy bụng, khó tiêu: Niêm mạc dạ dày bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, dịch vị acid được tăng tiết quá mức dẫn đến hiện tượng dư thừa và trào ngược dạ dày thực quản.
  • Buồn nôn và nôn: Ở những trẻ càng nhỏ thì tình trạng này càng diễn ra phổ biến. Khi đó trẻ sẽ có cảm giác bị buồn nôn, nôn ói nhiều lần và tái phát triệu chứng này thường xuyên.
  • Thiếu máu: Tình trạng đau dạ dày ở trẻ em nếu ở mức độ nghiêm trọng có thể dẫn đến hiện tượng xuất huyết tiêu hóa và gây ra tình trạng thiếu máu.
  • Phân có màu đen: Đây cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp khi người bệnh bị đau dạ dày. Thống kê cho thấy có khoảng 50% trẻ em bị đau dạ dày có biểu hiện đại tiện phân đen hoặc có lẫn chất nhầy màu đỏ.
  • Da dẻ xanh xao: Do các triệu chứng của bệnh đau dạ dày diễn ra thường xuyên và liên tục khiến trẻ ăn uống và ngủ nghỉ kém. Lâu này trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, thiếu dinh dưỡng, thiếu máu dẫn đến cơ thể xanh xao, thiếu sức sống.
Trẻ bị đau dạ dày thường có biểu hiện chán ăn, ăn không ngon miệng
Trẻ bị đau dạ dày thường có biểu hiện chán ăn, ăn không ngon miệng

Xem thêm: Đau Dạ Dày Buồn Nôn Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Nguyên nhân gây bệnh

Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, cơ thể con non nớt nên rất dễ bị các tác nhân bên ngoài làm ảnh hưởng. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau dạ dày ở trẻ nhỏ phổ biến nhất:

  • Do yếu tố di truyền: Nếu gia đình có ba mẹ, ông bà có tiền sử bị đau dạ dày thì tỷ lệ trẻ sinh ra bị mắc căn bệnh này là rất cao. Một số trẻ có thể bị đau dạ dày từ lúc mới sinh, cũng có trẻ bị phát bệnh sau một vài năm. 
  • Do nhiễm vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là một loại vi khuẩn có khả năng gây tổn thương và phá hủy lớp niêm mạc dạ dày. Nếu chúng xâm nhập vào hệ tiêu hóa sẽ ký sinh và hình thành những ổ viêm loét trong dạ dày, khiến người bệnh bị đau bụng, buồn nôn.
  • Thói quen mớm cơm: Nhiều phụ huynh thường có thói quen mớm cơm cho trẻ để giúp con dễ ăn và dễ nuốt hơn. Tuy nhiên hành động này lại tạo điều kiện cho vi khuẩn từ cơ thể người lớn truyền sang cho trẻ, khiến con bị nhiễm bệnh. 
  • Ăn uống không khoa học: Việc ăn uống không đủ chất, ăn quá nhiều đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ngọt chứa nhiều đường, đồ ăn có vị chua,… cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị mắc bệnh đau dạ dày.
  • Yếu tố tâm lý: Nhiều cha mẹ thường chủ quan cho rằng trẻ nhỏ không có vấn đề cần lo âu. Tuy nhiên trên thực tế trẻ cũng là đối tượng chịu nhiều áp lực từ việc học hành. Điều này dẫn đến việc ăn uống thất thường, gây rối loạn tiêu hóa.
  • Dùng quá nhiều thuốc kháng viêm, giảm đau: Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid nếu dùng quá thường xuyên, vượt quá liều lượng cho phép sẽ khiến nồng độ acid trong dạ dày của trẻ bị thay đổi. Khi đó trẻ rất dễ bị kích ứng, dẫn đến tổn thương niêm mạc, đau dạ dày và viêm loét dạ dày.

Trẻ nhỏ bị đau dạ dày có nguy hiểm không?

Ở giai đoạn mới khởi phát, tình trạng đau dạ dày ở trẻ không gây ra những triệu chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Trẻ có thể sẽ bị mệt mỏi, sụt cân và chậm lớn so với những đứa trẻ khỏe mạnh khác. Tuy nhiên bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát nếu cha mẹ biết cách phòng ngừa và điều trị. Trẻ vẫn có thể lớn lên khỏe mạnh mà không gặp bất cứ ảnh hưởng nào.

Trẻ bị đau dạ dày nếu được điều trị tốt sẽ không gặp nhiều nguy hiểm
Trẻ bị đau dạ dày nếu được điều trị tốt sẽ không gặp nhiều nguy hiểm

Trường hợp bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách, trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Khi ổ viêm loét bên trong dạ dày ngày càng lan rộng khiến cơn đau tái phát với tần suất thường xuyên. Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp phải tình trạng ợ chua, ợ hơi, đau bụng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
  • Trào ngược dạ dày: Cơn đau kéo dài sẽ khiến dạ dày tiết nhiều dịch vị acid. Điều này khiến cho trẻ dễ xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày, thực quản.
  • Hẹp môn vị: Những ổ viêm lan rộng có thể gây tình trạng sưng và hẹp môn vị khiến trẻ cảm thấy vị đau sau khi ăn uống và khi nằm xuống.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Trẻ bị viêm loét dạ dày trong thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng đến các mạch máu. Lâu dần sẽ gây ra hiện tượng xuất huyết dạ dày. Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh viêm dạ dày ở trẻ.

Bài đọc thêm: Viêm Dạ Dày Ruột Cấp Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Của Bệnh

Hướng dẫn cách điều trị đau dạ dày ở trẻ nhỏ

Việc điều trị bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ cần phải thực hiện cẩn thận bởi cơ thể trẻ vẫn còn rất non yếu. Việc sử dụng thuốc bừa bãi, không phù hợp có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh phổ biến được bác sĩ khuyên dùng:

Sử dụng thuốc Tây y

Việc dùng thuốc Tây y để điều trị bệnh dạ dày cho trẻ cần được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về cho trẻ sử dụng để tránh tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc hoặc xảy ra tác dụng phụ. Một số loại thuốc được sử dụng cho trẻ để điều trị viêm dạ dày bao gồm: 

Việc dùng thuốc cho trẻ uống cần được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa
Việc dùng thuốc cho trẻ uống cần được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa
  • Yumangel: Thuốc được sản xuất dưới dạng dung dịch nên rất dễ uống. Loại thuốc này có tác dụng giúp kháng axit trong dạ dày, trung hòa dịch vị từ đó giúp giảm đau hiệu quả.
  • Gastropulgite: Thuốc có khả năng kháng axit nên thường được dùng để làm giảm đau dạ dày và chữa lành các tổn thương bên trong niêm mạc dạ dày. Gastropulgite an toàn lành tính nên có thể sử dụng được cho cả trẻ nhỏ.
  • Phosphalugel: Thuốc được dùng trong các trường hợp bị viêm loét dạ dày tá tràng, rối loạn chức năng ruột, trào ngược dạ dày thực quản. Phosphalugel được bào chế dưới dạng gói và có thể trộn vào thức ăn nên có thể dùng được cho trẻ.
  • Nexium: Thuốc Nexium dùng được cho trẻ nhỏ từ 12 tuổi trở lên, có tác dụng giúp điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày, viêm thực quản. Thuốc được dùng dưới dạng viên nén bao phim, uống cùng với nước lọc để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tìm hiểu ngay: Đau Dạ Dày Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Điều Trị

Chữa bệnh tại nhà

Đây là phương pháp được nhiều cha mẹ áp dụng nhất nhằm giúp giảm đau dạ dày cho trẻ tại nhà mà không cần phải dùng bất cứ viên thuốc nào. Việc điều trị bệnh bằng nguyên liệu tự nhiên giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ và có thể dùng được lâu dài. Cha mẹ có thể tham khảo một số mẹo chữa bệnh sau đây: 

Dùng mật ong

Cho trẻ dùng mật ong là cách chữa đau dạ dày phổ biến nhất. Mật ong là nguyên liệu tự nhiên, an toàn, lành tính và có thể dùng được cho trẻ nhỏ trên 1 tuổi. Trong thành phần của mật ong có chứa chất kháng viêm, diệt khuẩn cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu khác. Không chỉ giúp giảm đau mạnh mẽ, mật ong còn giúp chữa lành tổn thương bên trong niêm mạc dạ dày, cải thiện tình trạng ợ hơi, chướng bụng, khó tiêu và tăng cường sức đề kháng cho trẻ thêm khỏe mạnh. Cha mẹ hãy pha 1 thìa mật ong vào 150ml nước ấm. Khuấy đều và cho trẻ uống mỗi ngày 1-2 ly. Thực hiện liên tục trong nhiều ngày cho đến khi trẻ không còn đau bụng.

Mật ong được dùng để điều trị đau dạ dày ở trẻ em
Mật ong được dùng để điều trị đau dạ dày ở trẻ em

Chườm ấm cho trẻ

Chườm ấm là một phương pháp thường được nhiều người áp dụng mỗi khi bị đau bụng. Khi trẻ bị đau dạ dày, cha mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp này để giúp cơn đau được thuyên giảm. Hơi nóng từ túi chườm sẽ giúp cải thiện lưu thông máu, giúp đưa dưỡng chất đến các cơ quan trong cơ thể. Từ đó giúp xoa dịu cơn đau một cách hiệu quả. Tuy nhiên cha mẹ nên chú ý độ nóng, tránh làm bỏng da của trẻ.

Massage nhẹ nhàng

Cơn đau dạ dày xuất hiện bộc phát có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Cha mẹ hãy sử dụng tay để massage nhẹ nhàng lên vùng bụng của bé, nhất là khu vực thượng vị (trên rốn) để giúp da của bé được ấm lên. Bạn nên chú ý xoa tay đều đặn, nhẹ nhàng, không nên ấn mạnh tay để tránh làm đau bụng trẻ.

Sữa chua

Sữa chua không chỉ là một món ăn vặt thơm ngon bổ dưỡng mà còn có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện tình trạng đau dạ dày ở trẻ em. Theo nghiên cứu, sữa chua có tính mát, chứa nhiều lợi khuẩn probiotics, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Vì vậy khi thấy trẻ có dấu hiệu của những cơn đau dạ dày. Cha mẹ nên cho trẻ sử dụng mỗi ngày khoảng 2 hộp sữa chua để giúp hệ tiêu hóa của con hoạt động tốt hơn.

Không nên bỏ lỡ: TOP 14 Cách Chữa Đau Dạ Dày Không Dùng Thuốc Tại Nhà

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm dạ dày ở trẻ em

Để phòng ngừa căn bệnh này, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Cho trẻ ăn uống khoa học để phòng ngừa bệnh đau dạ dày
Cho trẻ ăn uống khoa học để phòng ngừa bệnh đau dạ dày
  • Cho trẻ tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt là cần rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Không cho trẻ dùng chung các vật dụng cá nhân với những người khác. Bởi việc dùng chung đồ sẽ làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn Hp và nhiều căn bệnh lây truyền khác.
  • Không để trẻ nghịch ngợm vui chơi ở những nơi có nguồn nước bẩn, rác bẩn. Bởi đây là môi trường tiềm ẩn rất nhiều nguyên nhân gây bệnh. Khi tiếp xúc với cơ thể, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công vào cơ thể và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.
  • Phụ huynh nên dừng ngay thói quen nhai mớm thức ăn cho trẻ. Bởi điều này có thể khiến trẻ bị nhiễm nhiều căn bệnh từ cha mẹ.
  • Cung cấp cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là các vitamin, axit amin, omega 3 và nhiều khoáng chất thiết yếu khác. Bởi điều này sẽ giúp quá trình nâng cao sức đề kháng, làm giảm nguy cơ đau dày, viêm loét dạ dày và nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa khác.
  • Nên cho trẻ sử dụng thức ăn được nấu chín, hợp vệ sinh, đồng thời lựa chọn nguồn thực phẩm sạch và không nhiễm hóa chất. Đặc biệt không nên cho trẻ sử dụng thức ăn tái, sống để tránh nhiễm khuẩn.
  • Cho trẻ sử dụng nước đun sôi để nguội để giúp phòng ngừa lây nhiễm các bệnh về đường tiêu hóa.
  • Hạn chế cho trẻ sử dụng những món đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, thực phẩm muối chua,… Bởi đây đều là những loại thực phẩm làm tăng lượng acid dịch vị và dễ gây kích ứng dạ dày. 

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh đau dạ dày ở trẻ em. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Từ đó có thể đưa ra được phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả và phù hợp nhất cho con em mình.

Array
Câu hỏi thường gặp
Uống Thuốc Dạ Dày Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi

Thông thường những người bị đau dạ dày sẽ tìm đến các loại thuốc giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của căn bệnh này. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai thì không đơn giản như vậy. Bởi một số loại thuốc dạ dày có thể gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vậy uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nên sử dụng những biện pháp điều trị nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết nhất, hãy cùng theo dõi....

Xem chi tiết
Bà Bầu Bị Đau Dạ Dày Phải Làm Thế Nào

Bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào là một trong nhiều chủ đề liên quan đến sức khỏe được quan tâm hiện nay. Tình trạng này nếu kéo dài ở phụ nữ mang thai có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tinh thần. Bạn đọc quan tâm cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây. Bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào: 12 biện pháp hiệu quả Quá trình mang thai đem đến nhiều sự thay đổi ở người phụ nữ, thường liên quan...

Xem chi tiết
Bị Đau Dạ Dày Nên Làm Gì

Bị đau dạ dày nên làm gì luôn là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi cơ thể có các triệu chứng của căn bệnh này. Để giáp đáp thắc mắc đó, bài viết dưới đây chúng tôi đã tổng hợp 10 phương pháp giúp điều trị đau dạ dày tại nhà hiệu quả mà bạn nên biết. Người bị đau dạ dày nên làm gì - 10 phương pháp hiệu quả “Người bị đau dạ dày nên làm gì” sẽ không còn là câu hỏi quá khó khăn khi bạn biết đến 10 phương pháp xử lý các...

Xem chi tiết
Đau Dạ Dày Có Mấy Cấp Độ

Đau dạ dày có mấy cấp độ là thắc mắc của không ít người. Mỗi giai đoạn tiến triển của bệnh lại đi kèm với những biểu hiện khác nhau và dễ gây ra sự nhầm lẫn với các tình trạng rối loạn tiêu hóa khác. Nếu bạn đọc quan tâm và muốn đi sâu tìm hiểu chủ đề thú vị nói trên thì nhất định đừng bỏ qua bài viết sau đây. Đau dạ dày có mấy cấp độ? Trong số những bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, đau dạ dày là phổ biến hơn cả. Tình trạng...

Xem chi tiết
Khám Dạ Dày Ở Bệnh Viện Nào

Nếu muốn tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, ngay khi phát hiện những triệu chứng, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín thăm khám, nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ chẩn đoán, điều trị các bệnh viện quan đến đường tiêu hóa, tuy nhiên đâu mới là cái tên đáng để bạn gửi gắm niềm tin, thời gian và tiền bạc? Nếu đang băn khoăn khám dạ dày ở bệnh viện nào, hãy cùng tìm hiểu...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Bài thuốc Bình vị thần hiệu thang ĐẶC TRỊ viêm loét dạ dày Quân Dân 102 giải quyết bệnh từ GỐC, AN TOÀN

Bình Vị Thần Hiệu Thang – Đặc Trị Viêm Loét Dạ Dày Từ Gốc, An...

Bài thuốc Bình Vị Thần Hiệu Thang của Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 -...
Thầy Thuốc Ưu Tú, Bác Sĩ Lê Phương Chữa Dạ Dày Bằng Liệu Trình Nam Dược

Thầy Thuốc Ưu Tú, Bác Sĩ Lê Phương Chữa Dạ Dày Bằng Liệu Trình Nam...

Trong suốt hơn 40 năm hành nghề thầy thuốc, bác sĩ Lê Phương dành nhiều tâm huyết trong nghiên cứu...
Đánh Giá Sơ Can Bình Vị Tán Trị Bệnh Dạ Dày Dưới Mọi Góc Nhìn

Tổng Hợp Đánh Giá: Sơ Can Bình Vị Tán Là Giải Pháp HÀNG ĐẦU Trị...

Bệnh dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến rất nhiều biến...

Sơ Can Bình Vị Tán Chữa Bệnh Dạ Dày DỨT ĐIỂM An Toàn Và Hiệu...

Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh dạ dày tại Việt Nam đang ngày càng cao, đồng thời có...
Lương y Phùng Hải Đăng chữa dạ dày Quân dân 102

Lương Y Phùng Hải Đăng Gần 30 Năm Kinh Nghiệm Chữa Dạ Dày Quân Dân...

Là một trong những bác sĩ điều trị chính tại Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top