Nguyên nhân bị đau dạ dày buồn nôn? Cách điều trị cần thiết

Hiện tượng đau dạ dày là một trong những vấn đề phổ biến khi một số cơ quan trong hệ tiêu hóa bị tổn thương, không thực hiện chức năng đúng cách. Khi đó, người bệnh có thể trải qua một loạt các dấu hiệu tương tự như căng bụng, chứng ợ hơi, ợ chua và cảm giác buồn nôn. Sự xuất hiện của triệu chứng đau dạ dày buồn nôn có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm người nào và có nguyên nhân phát sinh đa dạng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về những dấu hiệu này, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa.

Tình trạng đau dạ dày buồn nôn là bệnh gì?

Đau dạ dày hay đau bao tử là bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa phổ biến hiện nay, tỷ lệ người mắc ngày càng gia tăng. Khi bị bệnh sẽ có cảm giác đau đớn, khó chịu ở vùng ổ bụng trên rốn, dưới xương ức. Thông thường cơn đau bao tử xuất hiện khi đói hoặc sau khi ăn no, tuy nhiên rất nhiều trường hợp bị đau ở thời điểm bất kỳ trong ngày, thậm chí là đau dạ dày trong đêm.

Đau bao tử là bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa phổ biến hiện nay
Đau bao tử là bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa phổ biến hiện nay

Ngoài chứng đau dạ dày, người bệnh còn có thể gặp một số triệu chứng khác như ợ hơi, ợ chua, trào ngược, trong đó đau dạ dày buồn nôn là phổ biến nhất. Một số biểu hiện nhận biết của tình trạng đau bao tử kèm theo buồn nôn đó là:

  • Khó chịu vùng thượng vị: Người bệnh cảm thấy khó chịu ở bao tử, vùng thượng vị, không thể tập trung làm việc, cần được nghỉ ngơi.
  • Mất nước nhẹ: Môi và miệng khô, cơ thể thiếu nước, có cảm giác khát, tiểu ít.
  • Nôn khan: Khi bị đau dạ dày, người bệnh thấy buồn nôn nhưng không nôn, theo đó tình trạng quặn thắt ở vùng bụng kéo dài lâu, vô cùng khó chịu do chịu kích thích liên tục từ trung tâm gây nôn ở não bộ.
  • Đau dạ dày buồn nôn đi ngoài: Một số trường hợp trước, trong và sau khi đi ngoài sẽ xuất hiện cơn buồn nôn, kèm theo đau ở vùng thượng vị.
  • Đầy chướng bụng sau ăn: Đây là hiện tượng vô cùng phổ biến ở những người đau dạ dày. Sau khi ăn, dạ dày hoạt động kém nên không thể tiêu hóa hết thức ăn, lượng thức ăn tồn đọng lại gây ra tình trạng đầy chướng bụng, tuy nhiên chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn.
  • Đau thượng vị: Người bệnh thường xuất hiện cảm giác nóng rát, đau âm ỉ ở xương ức, phía trên rốn theo chu kỳ. Thông thường đau thượng vị xuất hiện 1 – 2 ngày sẽ tự hết, sau đó tái phát lại.
  • Ợ hơi, ợ chua, trào ngược: Một trong những biểu hiện phổ biến nhất của tình trạng đau dạ dày buồn nôn đó là ợ hơi, ợ chua và trào ngược do dịch vị tiết nhiều axit và lượng axit này bị đẩy lên trên thực quản.
  • Xót bao tử: Khi đau dạ dày buồn nôn trong thời gian dài, dạ dày cần làm việc hết công suất ở cường độ cao. Cùng với đó, người bệnh có thể gặp các bệnh lý như viêm loét dạ dày, tăng tiết axit dịch vị, gây cảm giác xót ở bao tử, vô cùng khó chịu.
  • Chán ăn: Hiện tượng đau dạ dày, đầy chướng bụng, buồn nôn sẽ khiến người mắc bệnh chán ăn, ăn không ngon. Việc cơ thể không được dung nạp đầy đủ dưỡng chất và hệ tiêu hóa hoạt động kém sẽ gây suy nhược cơ thể, gầy yếu, dễ mắc bệnh.

Xem thêm: 11 Cách Chữa Đau Dạ Dày Khẩn Cấp Mới Nhất 2022

Đau dạ dày buồn nôn khiến người bệnh ợ chua, trào ngược
Đau dạ dày buồn nôn khiến người bệnh ợ chua, trào ngược

Nguyên nhân chính gây đau dạ dày buồn nôn

Đau dạ dày có gây buồn nôn không sẽ phụ thuộc vào từng tình trạng khác nhau. Thực tế có rất nhiều mức độ đau bao tử và các triệu chứng kèm theo cũng không giống nhau. Nếu đang gặp hiện tượng đau dạ dày buồn nôn, có thể do những nguyên nhân sau:

Cách ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học

Nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng đau dạ dày buồn nôn được các chuyên gia chia sẻ đó là do thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học, thiếu lành mạnh. Nếu bạn thường xuyên dung nạp nhóm thực phẩm có hại cho bao tử như đồ ăn cay nóng, chua, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh gây khó khăn cho dạ dày khi tiêu hóa. Lúc này sẽ xuất hiện tình trạng đau, khó chịu, viêm loét, thậm chí là một số vấn đề nghiêm trọng khác liên quan đến hệ tiêu hóa, đường ruột.

Bên cạnh đó, khi duy trì thói quen xấu như thức khuya, bỏ bữa, ăn quá no, nhai không kỹ, nằm hoặc vận động mạnh ngay sau ăn, ít vận động, thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích,… cũng tăng nguy cơ bị đau dạ dày.

Dị ứng thực phẩm

Có thể bạn không biết, đau dạ dày buồn nôn có thể xuất hiện do dị ứng thực phẩm. Trong trường hợp bạn ăn nhầm đồ ăn gây dị ứng sẽ kích thích các phản ứng của da cũng như các cơ quan bên trong cơ thể, đặc biệt là niêm mạc dạ dày. Khi đó, dạ dày, đường ruột và cơ hệ hô hấp sẽ hoạt động nhanh hơn, cường độ mạnh hơn, gây quá tải và khiến người bệnh rơi vào trạng thái đau dạ dày buồn nôn khó thở.

Ngoài ra, nếu bị dị ứng thực phẩm, bạn còn bị sưng viêm, ngứa da, nổi mề đay và khó chịu ở vùng cổ họng. Một số trường hợp chủ quan, không thăm khám hoặc can thiệp từ sớm sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng khác.

Dị ứng thực phẩm cũng là nguyên nhân khiến bạn bị đau dạ dày buồn nôn
Dị ứng thực phẩm cũng là nguyên nhân khiến bạn bị đau dạ dày buồn nôn

Tác dụng phụ của thuốc Tây y

Các chuyên gia khuyến cáo tất cả các loại thuốc Tây y đều có thể gây ra tác dụng phụ. Vậy nên nếu bạn quá lạm dụng trong thời gian dài hoặc sử dụng không đúng liều lượng thuốc tân dược, có thể bị đau dạ dày. Đặc biệt là nhóm thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm sẽ khiến người bệnh bị đau bao tử, táo bón hoặc buồn nôn. Hiện tượng này có thể được kiểm soát nếu bạn ngưng dùng thuốc khoảng 2 – 3 ngày.

Đặc biệt nếu bạn lạm dụng thuốc NSAID mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ rất dễ gây viêm loét do lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn và nguy hiểm hơn có thể khiến người bệnh bị xuất huyết dạ dày.

Tham khảo: Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Quả Dừa “Hiệu Nghiệm” Nhất

Do mang thai

Trong giai đoạn mang thai, lượng hormone progesterone trong cơ thể nữ giới thay đổi, thường là tăng lên đột ngột. Khi đó nhu động ruột hoạt động kém hơn, đồng thời ở thời kỳ này chị em nhạy cảm nên hệ tiêu hóa cũng gặp nhiều vấn đề. Lúc này, thức ăn khi được dung nạp vào sẽ cần dạ dày tiết nhiều axit hơn để có thể co bóp, nghiền nát và tiêu hóa chúng và bạn cảm thấy đau dạ dày và buồn nôn.

Ngoài ra, tình trạng đau dạ dày buồn nôn cũng là dấu hiệu thường gặp khi chị em mang thai, được gọi với cái tên “ốm nghén”. Chị em nếu muốn biết liệu mình có phải bị bệnh do mang thai hay không, có thể chú ý đến những yếu tố như cơ thể xanh xao, người mệt mỏi, tâm lý bất ổn, kinh nguyệt,..

Mắc bệnh về đường tiêu hóa

Rất nhiều trường hợp bị đau dạ dày buồn nôn có nguyên nhân do mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Khi đó bạn khó có thể phát hiện ra bệnh nếu như không thăm khám bác sĩ và được chẩn đoán thông qua kiểm tra, xét nghiệm. Một số bệnh lý gây nên tình trạng đau bao tử kèm cảm giác buồn nôn bao gồm:

Đau dạ dày kèm triệu chứng buồn nôn có thể do các bệnh về đường tiêu hóa
Đau dạ dày kèm triệu chứng buồn nôn có thể do các bệnh về đường tiêu hóa
  • Viêm loét dạ dày: Đây là chứng bệnh thường gặp khi niêm mạc dạ dày và ruột non bị viêm loét, bào mòn do axit dịch vị tăng cao quá mức hoặc do bạn dung nạp thực phẩm có hại như đồ ăn cay nóng, chua, nhiều dầu mỡ,… Ngoài ra, nếu bạn ăn uống không khoa học, lạm dụng thuốc tân dược hoặc chất kích thích cũng khiến dạ dày bị viêm loét, gây đầy chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,…
  • Trào ngược dạ dày: Trào ngược thường xuất hiện khi bạn gặp các vấn đề về dạ dày và đường tiêu hóa. Thông thường, do axit dịch vị tiết ra quá mức sẽ được đẩy lên vùng thực quản cùng thức ăn. Lúc này, người bệnh sẽ có biểu hiện ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nóng rát dạ dày và vùng thượng vị.
  • Hội chứng Zollinger – Ellison: Đây là hội chứng xuất hiện do tuyến tụy tiết ra nhiều gastrin hơn bình thường, tạo ra hormone gây kích thích tế bào trong dạ dày sản sinh axit dịch vị. Vì lý do này, lớp niêm mạc trong dạ dày bị bào mòn dần, gây ra những cơn đau dạ dày buồn nôn, khó chịu.

Đừng bỏ lỡ: Chữa Đau Dạ Dày Bằng Tỏi Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Hiện tượng đau dạ dày buồn nôn có nguy hiểm không?

Có thể thấy, đau dạ dày buồn nôn khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tượng này có gây nguy hiểm không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố cũng như lý do gây bệnh.

Theo các chuyên gia, nếu bạn bị đau bao tử kèm triệu chứng buồn nôn, khó chịu do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh, do mang thai hoặc lạm dụng thuốc tân dược thì không đáng lo ngại. Lúc này chỉ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thay đổi thói quen xấu, sinh hoạt lành mạnh, bệnh sẽ được đẩy lùi.

Bạn có thể thay đổi thói quen ăn uống để cải thiện bệnh
Bạn có thể thay đổi thói quen ăn uống để cải thiện bệnh

Tuy nhiên trong trường hợp bạn đau dạ dày buồn nôn do bệnh lý như viêm loét dạ dày, trào ngược, ung thư hoặc do dị ứng, ngộ độc thức ăn thì không được chủ quan. Ngay khi có những bất thường, hãy tìm đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân, mức độ bệnh và có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt. Việc để tình trạng đau dạ dày buồn nôn kéo dài và không xử lý có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe như mất máu, sốc phản vệ, rối loạn thần kinh, rối loạn chức năng tiêu hóa, thậm chí tiềm ẩn những đe dọa đến tính mạng.

Đau dạ dày buồn nôn nên làm gì để khắc phục?

Khi bị đau dạ dày buồn nôn phải làm sao là thắc mắc của tất cả người bệnh nhằm giảm nhanh các triệu chứng, ổn định sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng. Tùy từng mức độ bệnh cũng như tình hình thể trạng của từng người sẽ có biện pháp khắc phục không giống nhau như dùng mẹo dân gian, uống thuốc tân dược, thuốc Đông y.

Bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn các xử lý phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả và an toàn cho bản thân.

Tìm hiểu thêm: Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì: Thực Phẩm Nên Ăn Và Nên Tránh

Áp dụng mẹo dân gian

Trong trường hợp bị đau dạ dày buồn nôn ở mức độ nhẹ, mới phát và do thói quen ăn uống, sinh hoạt, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên tại nhà để chữa trị. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ thực hiện, lành tính, không gây tác dụng phụ và tiết kiệm chi phí.

Cải thiện đau dạ dày bằng gừng

Gừng từ lâu đã được biết đến là nguyên liệu có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa và làm giảm nhanh cảm giác khó chịu, đau đớn ở bao tử. Bên cạnh đó, gừng cũng cải thiện tình trạng buồn nôn, nôn, ợ chua, trào ngược khi mắc bệnh.

Cải thiện đau dạ dày bằng gừng
Cải thiện đau dạ dày bằng gừng

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 1 củ gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, sau đó thái thành lát mỏng.
  • Cho gừng vào cốc, thêm khoảng 200ml nước sôi, hãm trong khoảng 5 – 10 phút.
  • Tiếp đến bạn cho 1 thìa mật ong nguyên chất vào khuấy đều và uống trực tiếp.

Dùng nha đam

Nha đam thường được dùng trong nấu ăn và làm đẹp, do vậy ít người biết rằng đây còn là nguyên liệu tự nhiên chữa bệnh đau dạ dày rất tốt. Các thành phần và hoạt chất trong nha đam có tác dụng xoa dịu vết thương, đẩy nhanh quá trình hồi phục của vết viêm loét. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn giúp kháng viêm, trung hòa axit dịch vị, giảm đau nhanh và thúc đẩy chức năng của hệ tiêu hóa.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 1 – 2 nhánh nha đam tươi, rửa sạch, bỏ vỏ ngoài, chỉ giữ lại phần gel trắng bên trong.
  • Tiếp đến bạn ngâm nha đam trong nước muỗi pha loãng khoảng 10 phút rồi rửa lại một lần nữa với nước sạch.
  • Lúc này cho nha đam vào máy xay nhuyễn, bảo quản tủ lạnh. Mỗi lần bạn lấy khoảng 30ml ra uống trước khi ăn 10 phút, có thể thâm mật ong để dễ dùng hơn.

Lá bạc hà

Lá bạc hà cũng được sử dụng trong việc đẩy lùi các cơn đau dạ dày buồn nôn hiệu quả. Được biết hoạt chất menthol trong bạc hà giúp kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm, chống co thắt ở ruột rất tốt. Đặc biệt, nguyên liệu này còn hỗ trợ cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ chua, trào ngược, tiêu chảy.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và để ráo.
  • Cho lá bạc hà vào nồi đun sôi cùng 500ml nước trên lửa nhỏ trong khoảng 5 phút cho đến khi nước chuyển màu nâu.
  • Bạn rót nước ra cốc, thêm 1 thìa mật ong và 1 ít chanh, khuấy đều rồi uống trực tiếp hàng ngày.
Lá bạc hà kháng viêm, giảm đau rất tốt
Lá bạc hà kháng viêm, giảm đau rất tốt

Uống thuốc Tây y

Thông thường, sau khi bạn thăm khám tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ dựa vào mức độ, nguyên nhân gây bệnh và tình hình sức khỏe của bệnh nhân để chỉ định loại thuốc tân dược phù hợp. Thuốc Tây y sẽ cho hiệu quả nhanh chóng, ngăn ngừa các triệu chứng tiến triển mạnh hơn, tuy nhiên nếu lạm dụng hoặc dùng sai cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy hại. Vậy nên bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình dùng thuốc.

Một số loại thuốc Tây y chữa đau dạ dày buồn nôn thường được chỉ định đó là:

  • Nhóm thuốc trung hòa axit dạ dày: Một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đau dạ dày đó là lượng axit dịch vị tăng cao. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ dùng nhóm thuốc trung hòa axit dạ dày bao gồm nizatidine, omeprazole, famotidine, esopremazole,… Thuốc có tác dụng giảm đau bao tử, cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, mệt mỏi,..
  • Thuốc ức chế histamin H2: Loại thuốc này thường được chỉ định đối với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, đau dạ dày cấp tính hoặc mãn tính.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Nhóm thuốc ức chế bơm proton bao gồm Omeprazol, pantoprazol, rabeprazol, esomeprazol,… Sử dụng thuốc giúp giảm các hiện tượng đau bao tử, ợ hơi, ợ chua, ho, buồn nôn, ngăn chặn viêm loét dạ dày tiến triển nặng hơn.
  • Thuốc ức chế vi khuẩn HP: Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP gây nên chứng đau dạ dày và các vấn đề về tiêu hóa. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm: Levefloxacin, kháng sinh amoxicilinm, clarithromycin, metronidazol,…
  • Famotidin: Loại thuốc này có tác dụng chính là giảm tình trạng tiết axit trong dạ dày, đẩy nhanh cơn đau bao tử, tránh cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, khó chịu.

Có thể bạn quan tâm: TOP 14 Cách Chữa Đau Dạ Dày Không Dùng Thuốc Tại Nhà

Khi dùng thuốc Tây y phải tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ
Khi dùng thuốc Tây y phải tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ

Lưu ý để cải thiện và ngăn ngừa bệnh

Đau dạ dày buồn nôn có thể cải thiện được nếu bạn áp dụng đúng biện pháp, cùng với đó là thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt phù hợp. Để tăng hiệu quả điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh, phòng ngừa tái phát, bạn cần chú ý đến những vấn đề quan trọng sau:

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Bên cạnh đó bạn cũng tránh xa những hành động có hại cho dạ dày như ăn quá no, nhai không kỹ, nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn.
  • Chú ý đến vấn đề đau dạ dày buồn nôn nên ăn gì. Theo các chuyên gia, bạn cần bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc, trứng, khoai sẽ giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất.
Người bệnh nên bổ sung nhiều trái cây hàng ngày
Người bệnh nên bổ sung nhiều trái cây hàng ngày
  • Hãy tránh xa đồ ăn cay nóng, nhiều axit, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm quá cứng, dai vì chúng gây cản trở quá trình tiêu hóa của dạ dày và khiến các cơn đau xuất hiện nhiều hơn.
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích nếu không muốn tình trạng viêm loét nghiêm trọng hơn, cơn đau dạ dày xuất hiện với tần suất dày đặc hơn.
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp sẽ ổn định chức năng của bao tử và đường ruột.
  • Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan, không để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, áp lực, stress.
  • Ngay khi có những biểu hiện bất thường, bạn cần nhanh chóng thăm khám tại bệnh viện, phòng khám để được chẩn đoán và nhận phác đồ điều trị bệnh, ngăn ngừa biến chứng.
  • Trong trường hợp áp dụng biện pháp chữa một thời gian dài nhưng không có hiệu quả, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia để thay đổi phác đồ chữa trị.
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ, chuyên gia về việc dùng thuốc, tránh trường hợp uống sai thuốc, sai liều hoặc lạm dụng dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng.
  • Nên thăm khám sức khỏe định kỳ 3 – 6 tháng một lần để sớm phát hiện những bệnh lý đang tồn tại trong cơ thể.

Tình trạng đau dạ dày buồn nôn xuất phát từ nhiều lý do, tùy theo nguyên nhân khác nhau mà bệnh có nguy hiểm hoặc không. Do vậy bạn không được chủ quan, hãy lắng nghe cơ thể và thăm khám, tìm cách điều trị ngay khi có những biểu hiện bất thường để tránh biến chứng ảnh hưởng sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng.

Chia sẻ

Triệu chứng
Ngày nào cô Lợi cũng tất tả ngược xuôi

Người Phụ Nữ Nông Thôn Chia Sẻ Hành Trình Chữa Khỏi Đau Dạ Dày

Vì cuộc sống mưu sinh xoay vần, cô Lợi (55 tuổi, Mê Linh, Hà Nội) không có thời gian quan...
Lương y Phùng Hải Đăng chữa dạ dày Quân dân 102

Lương Y Phùng Hải Đăng Gần 30 Năm Kinh Nghiệm Chữa Dạ Dày Quân Dân...

Là một trong những bác sĩ điều trị chính tại Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân...
Đánh Giá Sơ Can Bình Vị Tán Trị Bệnh Dạ Dày Dưới Mọi Góc Nhìn

Tổng Hợp Đánh Giá: Sơ Can Bình Vị Tán Là Giải Pháp HÀNG ĐẦU Trị...

Bệnh dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến rất nhiều biến...
Bệnh nhân phản hồi về hiệu quả của bài thuốc trị đau dạ dày Nhất Nam Bình Vị Khang

Bệnh nhân phản hồi về hiệu quả của bài thuốc trị đau dạ dày Nhất...

Nhất Nam Bình Vị Khang là bài thuốc có khả năng điều trị nhiều bệnh lý về dạ dày, trong...
Bình vị thần hiệu thang chữa bệnh dạ dày

[GIẢI ĐÁP] Giải Pháp Dạ Dày Quân Dân 102 Điều Trị Bệnh Lý Nào?

Với mục đích điều trị bệnh, ngăn ngừa tái phát, hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể, giải pháp...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top