Đau Dạ Dày Cấp
Đau dạ dày cấp có đặc điểm là sự xuất hiện đột ngột của cơn đau, gây khó khăn cho nhiều người trong việc tìm giải pháp. Nếu không được xử lý đúng cách, tình trạng đau này có thể trở nên thường xuyên và tạo ra hậu quả tiềm tàng. Vì vậy, khi gặp phải đau dạ dày cấp, bạn cần thực hiện những biện pháp gì?
Đau dạ dày cấp tính là gì?
Đau dạ dày là tình trạng dạ dày xuất hiện những ổ viêm loét ở niêm mạc gây ra cảm giác khó chịu, đau đớn cho người bệnh. Nếu không có biện pháp xử lý phù hợp thì bệnh lý có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây ra những tác động không tốt đối với sức khỏe người bệnh.
Người bị đau dạ dày cấp thường xuất hiện những cơn đau bất ngờ do hiện tượng sưng, viêm phù nề niêm mạc. Song nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn tới lở loét, phù nề, tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Trên thực tế, nếu kịp thời phát hiện và điều trị đúng thì tình trạng đau dạ dày hoàn toàn có thể khỏi. Tuy nhiên, mức độ tiến triển của bệnh còn phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng và phác đồ điều trị của từng người.
Xem thêm: TOP 14 Cách Chữa Đau Dạ Dày Không Dùng Thuốc Tại Nhà
Biểu hiện thường gặp người bị đau dạ dày cấp tính
Khi gặp tình trạng đau dạ dày cấp, người bệnh thường có một số biểu hiện bệnh lý như:
Các cơn đau tại vùng thượng vị là dấu hiệu quan trọng
Một biểu hiện thường gặp ở tất cả những người bị đau dạ dày cấp đó chính là chứng đau bụng tại vùng thượng vị. Các cơn đau tức thường xuất hiện sau khi ăn 2 đến 3 tiếng, nguyên nhân là do sự tác động của thức ăn lên thành dạ dày – nơi có các ổ viêm loét.
Đặc biệt, các cơn đau của bệnh này thường xuất hiện lúc nửa đêm và gần sáng đem lại nhiều phiền toái cho người bệnh. Việc bị mất ngủ thường xuyên, ngủ không ngon giấc lâu ngày sẽ ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, đồng thời khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng.
Khi mới xuất hiện, các cơn đau thường thường có mức độ nhẹ, không quá khó chịu và chưa gây quá nhiều phiền toái cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu không nhận biết sớm bệnh lý, người mắc có thể gặp những cơn đau quặn, kèm theo cảm giác nóng và đau tức tại ngực.
Buồn nôn sau khi ăn
Nếu bạn thường xuyên bị buồn nôn sau khi ăn xong thì có thể bạn đang có triệu chứng của bệnh đau dạ dày cấp. Việc thường xuyên nôn thức ăn ra ngoài sẽ dẫn đến tình trạng mất nước và các chất điện giải, sụt cân, mệt mỏi do không bổ sung được những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nếu không có cách khắc phục, cơ thể người bệnh sẽ bị suy nhược và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Ngoài ra, cảm giác buồn nôn còn đi kèm các triệu chứng khác của rối loạn tiêu hóa như: Ợ hơi, ợ chua, trướng bụng, sôi bụng, đầy bụng, chán ăn,…
Có thể bạn quan tâm: Đau Dạ Dày Trong Đêm: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Và Lưu Ý
Có tình trạng chảy máu dạ dày
Xuất huyết dạ dày là triệu chứng rất dễ xuất hiện nếu như bạn không có biện pháp xử lý và điều trị bệnh lý từ sớm. Tình trạng chảy máu là dấu hiệu cảnh báo cho thấy bệnh đau dạ dày đang tiến triển nhanh, nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.
Người bệnh có thể nhận biết tình trạng xuất huyết dạ dày thông qua một số biểu hiện sau:
- Bị đau quặn kéo dài dữ dội theo từng cơn khi ăn đồ chua, đồ cay nóng.
- Khi đi ngoài phân có màu đen hoặc đỏ tươi, ngoài ra còn có mùi hôi khó chịu.
- Bị nôn ra máu.
Những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý đau dạ dày cấp tính
Trước khi trả lời cho câu hỏi “ Đau dạ dày cấp nên làm gì” thì bạn cần biết nguyên nhân do đâu mà bị đau dạ dày. Có khá nhiều lý do dẫn đến tình trạng đau dạ dày cấp tính, bao gồm cả tác nhân bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì có các nguyên nhân chính gây ra đau dạ dày là:
Đau dạ dày do nhiễm khuẩn
Một trong những yếu tố chính khiến bệnh đau dạ dày trở nên phổ biến đó chính là do người bệnh nhiễm vi khuẩn HP. Loại vi khuẩn này có thể thâm nhập vào cơ thể thông qua đường ăn uống, sau đó trú ngụ tại các bộ phận tiêu hóa. Trong môi trường dạ dày với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, chúng sẽ nhanh chóng phát triển và tấn công các vùng của niêm mạc tạo thành các ổ viêm loét.
Khi bị nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ có các triệu chứng từ nhẹ sau đó tăng nặng. Thông thường, những trường hợp đau dạ dày do nhiễm khuẩn HP cần tuân thủ theo dõi và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Do nếu không điều trị và tiêu diệt vi khuẩn kịp thời thì các biến chứng của bệnh sẽ càng tăng nặng hơn. Nhiễm khuẩn được biết đến là nguyên nhân hàng đầu gây đau dạ dày ở trẻ em.
Do ăn uống không lành mạnh
Ăn uống không lành mạnh là một nguyên nhân gây ra khá nhiều các căn bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là đau dạ dày cấp. Những thói quen không tốt như thường xuyên bỏ bữa, ăn thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, ăn khuya,… sẽ gây ra những tác động xấu đến dạ dày của bạn.
Nếu bạn không có chế độ ăn uống phù hợp với cơ thể thì đây sẽ trở thành nguyên nhân chính khiến cho bệnh lý của bạn trở thành đau dạ dày mãn tính.
Uống quá nhiều thuốc Tây
Quá lạm dụng thuốc Tây trong quá trình điều trị bệnh sẽ là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề liên quan đến dạ dày và thận. Hầu hết các loại thuốc Tây ngoài tác dụng chữa bệnh thì chúng đều có các tác dụng phụ đối với cơ thể.
Đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, giảm đau khi bạn sử dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng đau ruột thừa, buồn nôn, viêm loét dạ dày. Do đó, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc tân dược nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn, đồng thời cũng không nên uống thuốc trong 1 thời gian dài.
Đừng bỏ lỡ: Viêm Dạ Dày Ruột Cấp Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Của Bệnh
Do căng thẳng, stress
Cơ thể con người là một bộ máy hoàn hảo, các cơ quan, bộ phần đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó khi có sự căng thẳng, mệt mỏi tại hệ thần kinh trung ương thì hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này, các cơn co thắt tại thực quản và dạ dày phải liên tục làm việc, gây áp lực lên thành dạ dày khiến dịch nhầy chứa các acid tiết ra nhiều hơn. Điều này sẽ làm bào mòn thành niêm mạc, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây ra tình trạng viêm loét dạ dày.
Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý đau dạ dày cấp phía trên thì cũng còn nhiều nguyên nhân khác như:
- Bị đau dạ dày do ngộ độc thực phẩm hoặc ăn các thức ăn không sạch sẽ.
- Đau dạ dày cấp do dị ứng và không dung nạp được với một số thực phẩm nhất định.
- Đau dạ dày còn có thể do người bệnh đã có các bệnh nên từ trước như: Sỏi thận, tắc ruột, u tụy, u đường mật.
Các phương pháp điều trị bệnh đau dạ dày cấp tính
Điều trị bệnh đau dạ dày như thế nào luôn là thắc mắc của nhiều người. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng như tình hình sức khỏe của từng đối tượng sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp như áp dụng mẹo dân gian, dùng thuốc Tây, dùng các bài thuốc Đông y.
Sử dụng các mẹo dân giản của người xưa
Đối với những bệnh nhân bị đau dạ dày cấp ở mức độ nhẹ, các cơn đau vùng thượng vị chữa dai dẳng, quặn thắt thì bạn có thể sử dụng các phương pháp chữa trị bằng nguyên liệu tự nhiên. Với cách xử lý này bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà, tiết kiệm chi phí mà vẫn đem lại nhưng hiệu quả tốt cho cơ thể.
Sử dụng gừng chữa bệnh dạ dày
Gừng vẫn luôn là một loại thảo dược tốt trong các bài thuốc dân gian với tính kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt gừng giúp làm giảm các giác buồn nôn, ợ chua, đầy hơi khi bị đau dạ dày.
Để sử dụng gừng chữa bệnh dạ dày, bạn chuẩn bị 1 vài lát gừng tươi đã cạo sạch vỏ, sau đó ngâm trong cốc nước nóng từ 5 – 10 phút. Khi nước gừng ngâm đã nguội bớt, bạn cho thêm 1 thìa mật ong rồi khuấy đều và uống trực tiếp. Sự kết hợp giữa gừng tươi và mật ong sẽ giúp tăng khả năng diệt khuẩn, chống viêm và hỗ trợ lành các vết viêm loét trong dạ dày nhanh hơn.
Sử dụng nghệ vàng
Nghệ vàng từ xưa đã được coi là một dược liệu quý có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, đặc biệt trong việc điều trị bệnh đau dạ dày cấp. Nghệ có tính ấm, trong thành phấn có chứa nhiều hoạt chất cucumin nên có khả năng kháng viêm và chống oxy hóa hiệu quả. Điều này giúp cho bệnh nhân bị dạ dày giảm cảm giác buồn nôn, khó tiêu, ợ chua đồng thời giúp các vết viêm loét dạ dày nhanh lành hơn.
Bạn có thể dùng tinh bột nghệ kết hợp với mật ong hàng ngày để tăng khả năng kháng viêm và hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Ngoài cách uống trực tiếp thì bạn có thể vo tinh bột nghệ và mật ong thành từng viên nhỏ, sấy khô để sử dụng dần.
Sử dụng lá bạc hà
Trong thành phần chính của lá bạc hà có hoạt chất menthol có tác dụng kháng viêm, giảm đau, hỗ trợ lành vết thương. Do đó khi sử dụng lá bạc hà để điều trị bệnh đau dạ dày có thể giúp bạn cải thiện được tình trạng buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đau bụng vùng thượng vị.
Bạn có thể ăn trực tiếp là bạc hà hoặc sử dụng nước uống đun từ loại lá này hàng ngày để hỗ trợ chữa bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, kết hợp nước uống từ lá bạc hà với mật ong và nước chanh tươi sẽ giúp tăng khả năng kháng viêm cho hệ đường ruột.
Sử dụng các loại thuốc Tây Y
Nếu bạn thường xuyên xuất hiện các cơn đau ở thượng vị và các triệu chứng được miêu tả phía trên thì bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để kịp thời phát hiện và điều trị. Sau khi chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của mình. Trong đó, chủ yếu người bệnh sẽ vừa chủ động thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt kết hợp uống các loại thuốc đau dạ dày được chỉ định điều trị như:
- Thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc như Amoxicillin, Tetracyclin,… có khả năng ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn, vi nấm gây bệnh, giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.
- Thuốc ức chế proton: Người bệnh có thể được đề nghị uống một số loại thuốc có khả năng giúp ức chế quá trình sản sinh proton, giảm tiết dịch dạ dày như Rabeprazole, Omeprazole,…
- Thuốc kháng axit: Các loại thuốc này có khả năng trung hòa lượng axit trong dạ dày, giảm tình trạng buồn nôn, ợ chua, chướng bụng.
Ngoài ra, với một số bệnh nhân không thể sử dụng thuốc do bị dị ứng với thành phần thuốc thì bạn sĩ có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu như liệu pháp Balneotherapy, dùng ion tĩnh điện để điều trị để điều trị đau dạ dày. Tuy nhiên, các cách điều trị này tương đối khó thực hiện và đòi hỏi mức chi phí điều trị khá cao.
Tìm hiểu ngay: Chữa Đau Dạ Dày Bằng Rễ Sim Hiệu Quả, An Toàn Nhất
Cách phòng tránh đau dạ dày cấp tính
Đau dạ dày có thể xảy ra với bất cứ ai, chính vì vậy bạn cần phải tự trang bị cho mình các cách phòng bị bệnh lý đau dạ dày cấp. Cùng tham khảo một số cách phòng tránh hiệu quả ngay dưới đây:
- Có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp: Thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh chính là nguyên nhân chính khiến cho tình trạng đau dạ dày cấp gia tăng. Bạn nên ăn uống đúng giờ, ăn đủ chất, hạn chế những đồ ăn chiên xào nhiều giàu mỡ, ưu tiên thực phẩm tốt cho dạ dày. Đặc biết nên ngừng sử dụng rượu bia và các chất kích thích có hại cho hệ tiêu hóa.
- Sử dụng thuốc Tây khi thực sự cần: Không thể phủ nhận khả năng cải thiện tình trạng bệnh của các loại thuốc, tuy nhiên thuốc tân dược cũng gây ra rất nhiều tác dụng phụ đối với sức khỏe người bệnh. Do đó, bạn không nên sử dụng thuốc bừa bãi, chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, không uống thuốc khi đói, điều này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến dạ dày .
- Nhận biết và điều trị sớm vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP là một trong nguyên nhân chính gây ra bệnh lý về dạ dày cũng như hệ tiêu hóa. Do đó, trong trường hợp nếu phát hiện sự có mặt của loại vi khuẩn này, bạn cần nhanh chóng tiến hành đi thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Trên đây là tổng hợp những thông tin quan trọng liên quan đến bệnh đau dạ dày cấp mà bạn nên biết. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã có thể cập nhật những kiến thức hữu ích giúp theo dõi và điều trị sớm vấn đề bệnh lý này.
ArrayThông thường những người bị đau dạ dày sẽ tìm đến các loại thuốc giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của căn bệnh này. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai thì không đơn giản như vậy. Bởi một số loại thuốc dạ dày có thể gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vậy uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nên sử dụng những biện pháp điều trị nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết nhất, hãy cùng theo dõi....
Xem chi tiếtBà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào là một trong nhiều chủ đề liên quan đến sức khỏe được quan tâm hiện nay. Tình trạng này nếu kéo dài ở phụ nữ mang thai có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tinh thần. Bạn đọc quan tâm cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây. Bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào: 12 biện pháp hiệu quả Quá trình mang thai đem đến nhiều sự thay đổi ở người phụ nữ, thường liên quan...
Xem chi tiếtBị đau dạ dày nên làm gì luôn là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi cơ thể có các triệu chứng của căn bệnh này. Để giáp đáp thắc mắc đó, bài viết dưới đây chúng tôi đã tổng hợp 10 phương pháp giúp điều trị đau dạ dày tại nhà hiệu quả mà bạn nên biết. Người bị đau dạ dày nên làm gì - 10 phương pháp hiệu quả “Người bị đau dạ dày nên làm gì” sẽ không còn là câu hỏi quá khó khăn khi bạn biết đến 10 phương pháp xử lý các...
Xem chi tiếtĐau dạ dày có mấy cấp độ là thắc mắc của không ít người. Mỗi giai đoạn tiến triển của bệnh lại đi kèm với những biểu hiện khác nhau và dễ gây ra sự nhầm lẫn với các tình trạng rối loạn tiêu hóa khác. Nếu bạn đọc quan tâm và muốn đi sâu tìm hiểu chủ đề thú vị nói trên thì nhất định đừng bỏ qua bài viết sau đây. Đau dạ dày có mấy cấp độ? Trong số những bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, đau dạ dày là phổ biến hơn cả. Tình trạng...
Xem chi tiếtNếu muốn tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, ngay khi phát hiện những triệu chứng, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín thăm khám, nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ chẩn đoán, điều trị các bệnh viện quan đến đường tiêu hóa, tuy nhiên đâu mới là cái tên đáng để bạn gửi gắm niềm tin, thời gian và tiền bạc? Nếu đang băn khoăn khám dạ dày ở bệnh viện nào, hãy cùng tìm hiểu...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!