Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện 108 và những thông tin cần biết
Thoát vị đĩa đệm nằm trong top 3 bệnh lý xương khớp phổ biến hàng đầu hiện nay. Vì vậy những câu hỏi như “Có nên mổ thoát vị đĩa đệm? Mổ ở đâu? Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện 108 có tốt không?” là thắc mắc mà nhiều người bệnh quan tâm.
Có nên mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện 108 không? Chi phí bao nhiêu?
Theo đánh giá của các chuyên gia xương khớp, mổ thoát vị đĩa đệm gần như là giải pháp cuối cùng để điều trị bệnh sau khi áp dụng các phương pháp nội khoa không đem lại hiệu quả như mong muốn.
Trên thực tế, phẫu thuật nếu thất bại có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần lựa chọn đội ngũ y bác sĩ cũng như cơ sở y tế y tín nhất.
Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 là một trong những bệnh viện tuyến đầu cả nước. Theo thống kê lâm sàng, tỷ lệ phẫu thuật thành công tại bệnh viện là hơn 95%. Trong số đó, tỷ lệ bệnh nhân hồi phục sau mổ thoát vị đĩa đệm tại bệnh viện 108 cũng lên đến hơn 70%.
Bên cạnh việc lựa chọn một địa chỉ phẫu thuật uy tín thì chi phí cũng là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh hiện nay. Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện 108 cũng khá tương đồng với các bệnh viện khác trên cả nước. Tuỳ vào tình trạng bệnh mà chi phí mổ cũng có dao động đáng kể.
Đối với những trường hợp cơ bản không có hẹp ống sống, phẫu thuật mổ hở thì chi phí mổ khoảng 15.000.000 – 20.000.000 vnđ. Trường hợp mổ nội soi sẽ có chi phí đắt hơn, khoảng 30.000.000 – 40.000.000 vnđ.
Nếu bị thoát vị đĩa đệm ở nhiều vị trí hoặc kèm theo biến chứng hẹp ống sống, phẫu thuật thay hoặc nẹp vít cột sống thì chi phí có thể tăng thêm từ 10.000.000 – 12.000.000 vnđ.
Tuy nhiên, với bệnh nhân khám bệnh có bảo hiểm y tế thì bảo hiểm sẽ thanh toán từ khoảng 50 – 70% chi phí phẫu thuật. Trường hợp khám chữa bệnh theo trình tự các cơ sở y tế từ tuyến dưới lên trên, bảo hiểm có thể sẽ hỗ trợ lên đến 80% chi phí mổ thoát vị đĩa đệm.
Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện 108
Với đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, bệnh nhân có thể hoàn toàn tin tưởng khi mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện 108. Thông thường, đầu tiên các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa như dùng thuốc giảm đau – chống viêm, thuốc giãn cơ hay tập vật lý trị liệu.
Nếu việc điều trị nội khoa sau 5 – 8 tuần không ngăn được tiến triển xấu của bệnh thì lúc này, các chuyên gia mới lựa chọn can thiệp ngoại khoa.
Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện 108 bao gồm:
Mổ hở
Phẫu thuật mổ mở hoặc mổ qua ống banh (quadrant) là phương pháp phẫu thuật truyền thống. Khi tiến hành, các bác sĩ sẽ cắt phần đĩa đệm tổn thương qua một đường rạch khoảng 3cm trên da, sau đó cắt dây chằng vàng một bên, rồi lấy bỏ nhân thoát vị, giải phóng chèn ép thần kinh. Trường hợp sử dụng ống banh thì đòi hỏi chuyên gia phẫu thuật phải có kỹ năng thành thạo và có sự hỗ trợ của kính hiển vi hiện đại.
Trong thời gian gần đây, mổ hở ít được bệnh nhân lựa chọn vì đòi hỏi thời gian hồi phục dài, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ cũng như khả năng biến chứng như mất nhiều máu, nhiễm trùng,… cũng cao hơn các phương pháp phẫu thuật khác.
Mổ nội soi
Mổ nội soi là phương pháp tạo ra các lỗ nhỏ đủ để dụng cụ phẫu thuật lọt vào các đốt sống lưng hoặc cổ. Đây là phương pháp phổ biến nhất khi mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện 108.
Trên các thiết bị nội soi có gắn các thiết bị như camera để quay phim, chụp hình giúp các chuyên gia dễ dàng sinh thiết và phẫu thuật. Hình ảnh sẽ được truyền lên một màn hình, từ đó các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ nhân thoát vị gây chèn ép các dây thần kinh.
Kỹ thuật mổ nội soi khắc phục được hầu hết các nhược điểm của phương pháp mổ hở, giúp người bệnh có thể xuất viện ngay sau 7 – 15 ngày.
Mổ laser
Mổ laser là kỹ thuật mổ hiện đại. Các bác sĩ sẽ sử dụng tia laser ở bước sóng lớn chiếu qua da mà không phải tạo vết rạch nào trên cơ thể bệnh nhân. Sau đó, phần đĩa đệm bị tổn thương thoát ra ngoài bao xơ được tiến hành cắt bỏ, các dây thần kinh được đưa về vị trí ban đầu.
Đa số các bệnh nhân đều có thể áp dụng kỹ thuật này. Đặc biệt là trường hợp người cao tuổi, suy nhược cơ thể không thể thực hiện các cuộc đại phẫu. Tuy nhiên, khi thoát vị đĩa đệm đi kèm với chấn thương có mảnh vỡ, u cột sống hoặc lao cột sống thì phương pháp laser sẽ không được lựa chọn.
Đây là phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm ít xâm lấn. Tuy nhiên, chi phí phẫu thuật cao, không phải bệnh nhân nào cũng có điều kiện chi trả.
Quy trình khám và mổ thoát vị ở bệnh viện 108
Bệnh viện 108 được thành lập với mục đích phục vụ đối tượng quân nhân. Tuy nhiên, nhân dân vẫn có thể điều trị tại bệnh viện theo quy trình sau đây:
Đối với bệnh nhân khám dịch vụ
- Bước 1: Đăng ký và lấy sổ khám bệnh tại cửa số 6 của Khoa Khám bệnh.
- Bước 2: Các bác sĩ sẽ phân bệnh nhân về các buồng theo từng mặt bệnh.
- Bước 3: Bệnh nhân xuống cửa số 8 nộp phí làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh lâm sàng theo chỉ định của bác sĩ.
- Bước 4: Bệnh nhân quay về buồng khám và nghe bác sĩ kết luận. Trường hợp chỉ định mổ, bệnh nhân tiến hành nhập viện hoặc lấy giấy hẹn ngày mổ.
- Bước 5: Người nhà xuống cửa số 8 in kết quả và tạm ứng viện phí ban đầu.
Đối với bệnh nhân khám theo yêu cầu
- Bước 1: Qua quầy tiếp đón bệnh nhân tại tầng 1 Khoa Khám bệnh theo yêu cầu, lấy hồ sơ và sổ khám bệnh để lên tầng 3 đăng ký thăm khám.
- Bước 2: Nộp tiền tạm ứng tại quầy tài chính tầng 3.
- Bước 3: Vào các buồng khám chuyên khoa để được khám sàng lọc ban đầu.
- Bước 4: Làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh lâm sàng theo chỉ định bác sĩ.
- Bước 5: Bệnh nhân được ăn sáng miễn phí tại căng tin bệnh viện trong khi chờ kết quả.
- Bước 6: Về buồng bác sĩ chuyên khoa đã thăm khám để kết luận và tư vấn hướng điều trị. Trường hợp chỉ định mổ, bệnh nhân tiến hành nhập viện hoặc lấy giấy hẹn ngày mổ.
- Bước 7: Ra quầy tài chính in kết quả và tạm ứng viện phí ban đầu.
Lưu ý khi mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện 108
Để quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả nhất, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Chuẩn bị đúng và đủ các thủ tục cần thiết như: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước, bảo hiểm y tế, giấy hẹn thăm khám và các kết quả chẩn đoán trước đó (nếu có),…
- Tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ và thông báo ngay khi có dấu hiệu xuất hiện các triệu chứng bất thường.
3 tháng đầu sau phẫu thuật, người bệnh tuyệt đối không được tạo áp lực lên cột sống, tránh vận động mạnh, mang vác nặng. - Chú ý hơn đến chế độ ăn uống của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm: Kiêng các thực phẩm chứa nhân purin và fructose như các loại dưa muối, nội tạng động vật; thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng; rượu bia và các chất kích thích.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ phụ trách.
Trên đây là một số thông tin tham khảo về quá trình thăm khám và mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện 108. Để tình trạng bệnh mau chóng được khắc phục, bệnh nhân và người nhà nên liên hệ trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu thêm về các phương án hỗ trợ bình phục tại gia.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!