Viêm da tiết bã dùng thuốc gì để chữa bệnh triệt để?

Viêm da tiết bã dùng thuốc gì hiệu quả là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Mặc dù trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc khác nhau nhưng tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc đặc trị sao cho phù hợp.

Viêm da tiết bã dùng thuốc gì trị bệnh triệt để?

Sử dụng thuốc Tây trong điều trị viêm da tiết bã được xem là phương pháp phổ biến nhằm kiểm soát bệnh với hiệu quả cao. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc điều trị tại chỗ có khả năng làm giảm tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da. Đồng thời giúp phục hồi vùng da bị thương tổn do bệnh lý gây ra trong thời gian ngắn.

Mắc viêm da tiết bã dùng thuốc gì hiệu quả tốt nhất?
Mắc viêm da tiết bã dùng thuốc gì hiệu quả tốt nhất?

Ngoài ra trong trường hợp tình trạng bệnh nghiêm trọng, bác sĩ có thể cân nhắc kết hợp với nhóm thuốc đường uống nhằm kiểm soát bệnh hiệu quả.

Các loại thuốc bôi ngoài da điều trị viêm da tiết bã hiệu quả

Với sản phẩm sử dụng ngoài da, người bệnh thường được chỉ định dùng những loại kem bôi viêm da tiết bã sau đây:

1. Kem trị viêm da tiết bã chống bong vảy

Các loại thuốc bôi ngoài da như Acid salicylic, Acid lactic, Propylene glycol… được dùng phổ biến trong phác đồ chữa viêm da tiết bã nhằm loại bỏ lớp vảy sừng trắng ngoài da do viêm da dầu gây nên. Với bệnh lý này, thuốc có tác dụng hạn chế được tình trạng bong tróc, vảy trắng ngoài da. Đồng thời làm mềm, mịn da, cân bằng lượng bã nhờn và giúp tổn thương nhanh lành hơn.

Tuy nhiên, kem bôi chống bong vảy có thể gây ra tác dụng phụ nếu dùng quá liều lượng cho phép. Do đó trong quá trình sử dụng, nếu người bệnh thấy các triệu chứng như kích ứng, khó thở, phát ban, ngứa… nên ngưng dùng và đến bệnh viện để được kiểm tra.

2. Kem bôi chống nấm tại chỗ

Về việc viêm da dầu bôi thuốc gì, kem bôi chống nấm tại chỗ chính là các sản phẩm tiếp theo người bệnh có thể cân nhắc sử dụng. Các loại thuốc này có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm và kiểm soát một số tình trạng nhiễm trùng nhẹ ngoài da gồm:

  • Ketoconazol: Được sản xuất dưới dạng gel dùng mỗi ngày 1 lần, có thể kết hợp với corticoid với liều lượng sử dụng kéo dài trong 2 tuần điều trị.
  • Ciclopirox Cream: Là sản phẩm kem bôi được chỉ định khi mắc các bệnh nấm da, nhằm ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Người bệnh sử dụng một lượng thuốc nhỏ để thoa mỏng lên vùng da tổn thương, liều dùng là 2 lần/ngày với thời gian điều trị trong vòng 1 tháng.
Một trong những loại kem bôi chống nấm tại chỗ được ưa chuộng hiện nay
Một trong những loại kem bôi chống nấm tại chỗ được ưa chuộng hiện nay

Hiện nay, một số sản phẩm dầu gội dành riêng cho người mắc viêm da tiết bã cũng được bổ sung chất chống nấm. Người bệnh chú ý chỉ sử dụng từ 2-3 lần/ tuần theo chỉ định của bác sĩ.

3. Corticoid dạng nhẹ sử dụng tại chỗ

Thông thường, các sản phẩm corticoid liều lượng nhẹ được chỉ định cho những người mắc bệnh viêm da dầu với khả năng kháng viêm, ức chế các tác nhân gây kích ứng. Trong đó, Desonide 5% là kem được sử dụng phổ biến hơn cả với khả năng làm giảm ngứa viêm và sưng tấy.

Để sử dụng, người dùng hãy lấy một lượng nhỏ thuốc và thoa mỏng lên vùng da bị bệnh 2 lần trong ngày. Việc sử dụng quá nhiều lần có thể gây tác dụng phụ bào mòn da hay ảnh hưởng đến sức khỏe.

4. Sản phẩm gây ức chế calcineurin

Những thuốc như mỡ Tacrolimus, kem Pimecrolimus tiếp tục trả lời câu hỏi viêm da tiết bã dùng thuốc gì hiệu quả. Nhóm sản phẩm này giúp điều hòa hệ miễn dịch, chống viêm tương tự như thuốc corticoid và thường được chỉ định khi người bệnh viêm da tiết bã không đáp ứng được với các loại thuốc điều trị khác.

  • Thuốc mỡ Tacrolimus: Được hình thành từ vi khuẩn Streptomyces Tsukuba Ensis, bào chế dưới dạng 2 hàm lượng là 0.03% và 0.1% và nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Kem Pimecrolimus: Đây là dẫn xuất của chất ascomycin được chế biến với liều lượng là 1%.
Một trong những sản phẩm gây ức chế calcineurin
Một trong những sản phẩm gây ức chế calcineurin

5. Kem bôi Atopiclair cream hỗ trợ điều trị viêm da tiết bã

Atopiclair cream có khả năng giảm khô ráp, dưỡng ẩm cho da, giúp vùng da bị tổn thương dịu đi cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Đồng thời, kem còn có khả năng tái tạo hàng rào bảo vệ da và phục hồi các tổn thương do bệnh gây nên.

Sản phẩm này phù hợp với mọi loại da, đặc biệt dùng được cho trẻ nhỏ, người có làn da nhạy cảm dễ khô rát, bong tróc… Người dùng hãy vệ sinh vùng da bị tổn thương, sau đó lấy kem bôi trực tiếp lên da với liều lượng dùng thuốc là 3 lần/ngày.

Viêm da tiết bã dùng thuốc gì? Thuốc uống đặc trị

Tùy theo thể trạng và giai đoạn bệnh cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc uống trị viêm da tiết bã khác nhau. Trong số đó, những nhóm sản phẩm được dùng phổ biến gồm có:

1. Các loại thuốc thuốc kháng Histamin H1

So với một số bệnh viêm da khác, viêm da tiết bã thường ít ngứa ngáy hơn. Chỉ trong trường hợp bệnh kích hoạt trên diện rộng, nếu người bệnh vận động toát nhiều mồ hôi thì rất dễ bị ngứa ngáy, khó chịu.

Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc kháng Histamin H1 với mục đích giảm triệu chứng, giảm tổn thương da lan tỏa trên phạm vi rộng. Một vài sản phẩm trong nhóm này thường được chỉ định gồm Fexofenadin, Clorpheniramin, Promethazin, Brompheniramine maleate…

Theo các chuyên gia da liễu, thuốc kháng histamin nhóm 1 thường khá an toàn. Tuy vậy người bệnh vẫn có thể gặp phải một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng như buồn nôn, buồn ngủ, mất tập trung…

2. Viêm da tiết bã dùng thuốc gì? Nhóm thuốc giảm đau

Với những trường hợp bệnh viêm da tiết bã chuyển biến nặng có dấu hiệu phù nề hay bong tróc quá nhiều gây đau rát, bác sĩ sẽ chỉ định thêm thuốc giảm đau. Thuốc này cũng được khuyến nghị dùng cho cả những trường hợp có nhiễm trùng kích hoạt làm tăng thân nhiệt hay đau nhức cơ thể để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu.

Sử dụng thuốc giảm đau trong một số trường hợp
Sử dụng thuốc giảm đau trong một số trường hợp

Hiện nay, Paracetamol là sản phẩm thông dụng nhất được sử dụng trong trường hợp này, giúp khắc phục những cơn đau có mức độ vừa và nhẹ. Tuy nhiên, khi điều trị bằng thuốc giảm đau, người bệnh cần lưu ý:

  • Không dùng sản phẩm cho người mắc bệnh về gan, bị thiếu hụt men chuyển G6PD, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
  • Người bệnh không được dùng rượu bia hay chất kích thích trong khi sử dụng thuốc.
  • Cẩn trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay đang cho con bú.

3. Nhóm thuốc chống viêm

Tiếp tục giải đáp thắc mắc viêm da tiết bã dùng thuốc gì hiệu quả, nhóm thuốc chống viêm thường được sử dụng cho người bệnh khi có dấu hiệu tổn thương chuyển biến nhiễm trùng hay phù nề. Hiện nay, có hai dạng thuốc chống viêm được sử dụng phổ biến là non-steroid và steroid:

  • Thuốc chống viêm dạng non-steroid: Thuốc gây ức chế việc tổng hợp thành phần gây kích hoạt phản ứng viêm nhờ vào cơ chế tác động tới enzyme cyclooxygenase 1 và 2. Các loại thuốc chống viêm không steroid hiện đang được dùng phổ biến nhất gồm Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac và Meloxicam. Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định với người suy giảm chức năng gan thận, người có vấn đề về dạ dày hay mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Thuốc chống viêm chứa steroid: Thuốc giúp chống viêm và chống dị ứng rất mạnh dựa vào cơ chế ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, chỉ được dùng khi tổn thương da bị phù nề hoặc sưng viêm quá nặng. Tuyệt đối không dùng trong các trường hợp như mẫn cảm với corticoid, người mới tiêm vaccin chứa virus sống…

4. Kháng sinh đường uống

Kháng sinh đường uống dùng khi vùng da tổn thương do viêm da tiết bã bị nhiễm trùng trên diện rộng với mức độ nặng nề. Thông thường, bác sĩ có thể kê các loại kháng sinh như Penicillin hay Cephalosporin…

Kháng sinh đường uống góp phần trị bệnh nhanh hơn
Kháng sinh đường uống góp phần trị bệnh nhanh hơn

Nếu được chỉ định điều trị bằng kháng sinh, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng quy định. Đồng thời nên uống nhiều nước, bổ sung probiotic cho cơ thể nhằm tránh tình trạng viêm đại tràng giả mạc.

5. Bổ sung vitamin A cho cơ thể

Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định bổ sung vitamin A theo đường uống để cải thiện tình trạng tăng tiết bã nhờn trên da. Bởi lẽ Vitamin A là dưỡng chất chính cho quá trình cân bằng lượng dầu nhờn nhờ tác dụng chống androgens gây nên bã dầu thừa.

Khi tình trạng tăng tiết dầu thừa trên da được cải thiện hiệu quả, lúc này sẽ kiểm soát được viêm da tiết bã, triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc… và ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh.

Bên cạnh vitamin A, người bệnh có thể bổ sung một số loại viên uống khác để nâng cao sức đề kháng cũng như thể trạng gồm Vitamin C, E, kẽm. Từ đó có thể thúc đẩy quá trình sửa chữa của da và làm lành các tổn thương trên da tốt hơn.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm da tiết bã

Sau khi tìm hiểu viêm da tiết bã dùng thuốc gì hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề sau để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe trong khi dùng thuốc:

  • Người bệnh chỉ sử dụng các loại thuốc uống khi đã thăm khám và được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự tiện sử dụng bất cứ loại thuốc nào bởi sẽ gây cản trở quá trình điều trị và tăng sinh rủi ro.
  • Trong quá trình uống thuốc, người bệnh nên tuân thủ theo liều lượng, tần suất và cả thời gian mà bác sĩ khuyến cáo. Tuyệt đối không tự ý điều chỉnh thuốc theo ý muốn của bản thân.
  • Khi dùng thuốc, nếu thấy có vấn đề phát sinh hay gặp tác dụng phụ của thuốc, người bệnh cần nhanh chóng báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục.
  • Trường hợp bị viêm da tiết bã ở mặt cần chủ động thăm khám, vệ sinh da theo hướng dẫn. Tuyệt đối không dùng mỹ phẩm hoặc sử dụng kem bôi khi chưa được hướng dẫn cụ thể.
  • Song song với việc sử dụng thuốc, người bệnh cần chú ý vệ sinh da đúng cách, uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung thực phẩm lành mạnh đối với sức khỏe, sinh hoạt điều độ để hỗ trợ tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin giải đáp câu hỏi bị viêm da tiết bã dùng thuốc gì hiệu quả. Song những loại thuốc trên không thể thay thế chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về thuốc đảm bảo phù hợp với tình trạng bệnh lý và trị bệnh hiệu quả nhất.

CLICK ĐỌC NGAY:

Câu hỏi thường gặp
Viêm Da Tiết Bã Có Lây Không

Viêm da tiết bã là một bệnh da liễu khá phổ biến mà rất nhiều người mắc phải. Bệnh kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, da bị khô, bong tróc, mẩn đỏ,... rất khó chịu. Căn bệnh này tuy lành tính nhưng thường kéo dài dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần. Vậy viêm da tiết bã có lây không? Trong quá trình điều trị bệnh cần lưu ý những gì? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông tin về bệnh qua nội dung dưới đây. Viêm da tiết bã có lây không? Viêm da...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiết Bã Nhờn Có Chữa Được Không

Viêm da tiết bã nhờn là bệnh da liễu phổ biến mà rất nhiều người mắc phải không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Người mắc bệnh này thường có các biểu hiện như da bị khô, đỏ, tróc vảy,... gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Vậy bệnh viêm da tiết bã nhờn có chữa được không? Mời bạn đọc cùng tìm câu trả lời qua nội dung bài viết sau. Bệnh viêm da tiết bã nhờn có chữa được không? Viêm da tiết bã nhờn hay còn được biết đến với tên gọi khác là viêm da...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiếp Xúc Có Để Lại Sẹo Không

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Vậy bệnh viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Cần làm gì để hạn chế tình trạng thâm, sẹo trên da sau điều trị? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc lý giải những băn khoăn thắc mắc này. Bệnh viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Viêm da tiếp xúc là một loại bệnh da liễu phổ biến mà rất nhiều người mắc phải ở bất cứ...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiếp Xúc Có Lây Không

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu mang đến nhiều khó chịu và phiền toái cho người bệnh. Đặc biệt bệnh rất dễ tái phát, kéo dài dai dẳng và khó điều trị triệt để. Vậy bị bệnh viêm da tiếp xúc có lây không? Phòng bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời chính xác cho những thắc mắc trên. Viêm da tiếp xúc có lây không? Viêm da tiếp xúc là một căn bệnh da liễu thường gặp với những triệu chứng điển hình như: Ngứa ngáy, đau...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiết Bã Có Tự Hết Không? Phòng Ngừa Bệnh Thế Nào?

Viêm da tiết bã là một căn bệnh da liễu gây ra rất nhiều khó chịu và phiền toái cho người bệnh. Đây là một bệnh lý về da có tính dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và rất dễ tái phát. Tuy nhiên, bệnh tương đối lành tính, không gây biến chứng nguy hiểm nếu bạn có phương pháp chăm sóc và điều trị đúng cách. Vậy viêm da tiết bã có tự hết không? Phòng ngừa bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Viêm...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Thuốc chữa
NSƯT Thanh Hiền

NSƯT Thanh Hiền Chữa Bệnh Viêm Da Thành Công Sau 3 Tháng

“Tôi vốn là người kín kẽ, ít chia sẻ về chuyện đời sống riêng tư. Tuy nhiên, hôm nay tôi...

Loại bỏ 100% viêm da cơ địa AN TOÀN – BỀN LÂU nhờ bài thảo...

Viêm da cơ địa là bệnh lý rất nhiều người mắc phải với các triệu chứng khó chịu như da...

Bài thuốc chữa viêm da của Nhất Nam Y Viện được VTV đưa tin giới...

Viêm da là bệnh lý mãn tính, khó điều trị dứt điểm và dễ dàng tái phát. Thị trường hiện...

[Tọa đàm] Chuyên gia Da liễu hơn 40 năm kinh nghiệm chia sẻ BÍ QUYẾT...

Với hơn 40 năm kinh nghiệm khám và xử lý các bệnh về da liễu, TTƯT. BS Lê Phương đã...

Mách mẹ cách xử lý viêm da cơ địa ở trẻ AN TOÀN – LÀNH...

Viêm da cơ địa là bệnh lý về da liễu phổ biến hàng đầu hiện nay, đặc biệt, trẻ em...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top