12 Loại Thuốc Bôi Viêm Da Tiếp Xúc Phổ Biến, Hiệu Quả

Viêm da tiếp xúc thường xuất hiện khi da tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc vi khuẩn, dẫn đến tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy và khó chịu. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh được khuyến khích dùng thuốc. Ở bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu về 12 loại thuốc bôi viêm da tiếp xúc phổ biến, hiệu quả cùng lưu ý sử dụng để đảm bảo an toàn, tránh gặp tác dụng phụ nguy hiểm. 

12 loại thuốc bôi viêm da tiếp xúc an toàn, hiệu quả

Nếu chưa biết thuốc bôi viêm da tiếp xúc loại nào tốt, cho hiệu quả cao, bạn có thể tham khảo 12 sản phẩm dưới đây:

Thuốc Corticosteroid

Thuốc Corticosteroid được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh da liễu, bao gồm viêm da tiếp xúc, phổ biến nhất là các loại sau:

Clobetasol Propionate:

  • Thành phần: Hoạt chất Clobetasol propionate và một số tá dược vừa đủ.
  • Công dụng: Hỗ trợ giảm ngứa, mẩn đỏ, phù nề và phát ban, được sử dụng cho viêm da dị ứng, vảy nến.
  • Cách dùng: Người bệnh thoa một lượng nhỏ lên vùng da bị viêm, massage nhẹ nhàng. Nên dùng thuốc Corticosteroid 2 lần/ngày, thời gian điều trị không kéo dài quá 2 tuần.
  • Giá bán: Khoảng 50.000 – 100.000 VNĐ/tuýp.
Clobetasol Propionate là thuốc bôi viêm da tiếp xúc hiệu quả cao
Clobetasol Propionate là thuốc bôi viêm da tiếp xúc hiệu quả cao

Hydrocortisone:

  • Thành phần: Hydrocortisone acetate 1% cùng tá dược vừa đủ.
  • Công dụng: Điều trị các triệu chứng của chàm, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, vảy nến da đầu, bỏng nắng.
  • Cách dùng: Bạn bôi kem lên vùng da tổn thương 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi triệu chứng cải thiện.
  • Giá bán: Khoảng 30.000 – 100.000 VNĐ/tuýp.

Dipolac:

  • Thành phần: Gentamicin, Betamethasone dipropionate, Clotrimazole và tá dược vừa đủ.
  • Công dụng: Ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn gây viêm da, ức chế dị ứng, hỗ trợ điều trị nấm da, viêm da dị ứng, chàm.
  • Cách dùng: Làm sạch vùng da bị viêm, sau đó lấy một lượng kem vừa đủ để thoa trực tiếp, mỗi ngày từ 1 – 2 lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Chú ý không dùng thuốc Dipolac quá 2 tuần liên tục.
  • Giá bán: Khoảng 30.000 – 65.000 VNĐ/tuýp.

Fucicort:

  • Thành phần: Acid fusidic, Betamethasone và tá dược vừa đủ.
  • Công dụng: Thuốc bôi viêm da tiếp xúc này có khả năng làm giảm viêm và ngăn ngừa phản ứng viêm trong da. Bên cạnh đó, thuốc còn chống lại sự phát triển của một số loại vi khuẩn nhạy cảm, giảm các triệu chứng như ngứa, sưng, đau và cải thiện tình trạng viêm da nhiễm khuẩn.
  • Cách dùng: Bạn vệ sinh sạch vùng da bị viêm, bôi một lượng kem nhỏ lên da, massage để hoạt chất thẩm thấu tốt hơn. Nên dùng Fucicort mỗi ngày 2 lần, tuy nhiên không được sử dụng liên tục quá 2 tuần.
  • Giá bán: Khoảng 115.000 – 130.000 VNĐ/tuýp.

Xem Thêm: Viêm Da Tiếp Xúc Cần Kiêng Gì, Nên Làm Gì Để Khỏi Hoàn Toàn?

Thuốc kháng Histamin

Trong điều trị viêm da cơ địa, thuốc kháng Histamin bôi ngoài da là một lựa chọn phổ biến để giảm các triệu chứng ngứa và dị ứng.

Diphenhydramine (Benadryl):

  • Thành phần: Diphenhydramine hydrochloride cùng tá dược vừa đủ.
  • Công dụng: Thuốc có khả năng ức chế tác động của histamin – chất gây ra ngứa và phản ứng dị ứng trên da. Qua đó làm giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu do các bệnh lý da liễu như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc và mề đay.
  • Cách dùng: Sau khi rửa sạch vùng da bị viêm, bạn thoa một lượng kem vừa đủ lên da, xoa nhẹ để hoạt chất thẩm thấu. Mỗi ngày nên bôi từ 3 – 4 lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Lưu ý: Không dùng thuốc Diphenhydramine (Benadryl) cho trẻ dưới 2 tuổi.
  • Giá bán: Khoảng 30.000 – 100.000 VNĐ.

Tacrolimus:

  • Thành phần: Hoạt chất Tacrolimus Monohydrate (0,03% hoặc 0,1%).
  • Công dụng: Tacrolimus hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của Enzyme Calcineurin trong các tế bào miễn dịch. Điều này giúp làm giảm phản ứng miễn dịch dư thừa trong da, đồng thời giảm viêm và cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh.
  • Cách dùng: Bạn vệ sinh da thật sạch rồi bôi 1 lớp mỏng thuốc lên da bị viêm, kết hợp massage nhẹ nhàng, mỗi ngày 2 lần.
  • Giá bán: Khoảng 250.000 – 320.000 VNĐ/tuýp.

Tham Khảo: Điều Trị Viêm Da Tiếp Xúc: 3 Biện Pháp Chữa Bệnh Tận Gốc

Tacrolimus giảm viêm và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh viêm da
Tacrolimus giảm viêm và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh viêm da

Thuốc kháng sinh

Các loại thuốc kháng sinh dạng bôi thường được sử dụng để điều trị viêm da tiếp xúc khi có một phản ứng viêm nhiễm khuẩn. Một số loại phổ biến bao gồm:

Bactroban:

  • Thành phần: Mupirocin.
  • Công dụng: Có tác dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm trùng da, bao gồm các loại Staphylococcus aureus và Streptococcus pyogenes. Ngoài ra loại thuốc này thường được dùng để điều trị nhiễm trùng da, các bệnh viêm da khác.
  • Cách dùng: Sau khi rửa sạch vùng da bị tổn thương, bạn lấy một lượng nhỏ thuốc thoa trực tiếp lên vùng da bị viêm nhiễm, mỗi ngày 2 lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Giá bán: Khoảng 40.000 – 135.000 VNĐ/tuýp.

Fucidin:

  • Thành phần: Acid fusidic.
  • Công dụng: Fucidin có tác dụng chống lại sự phát triển của các vi khuẩn nhạy cảm. Ngoài viêm da tiếp xúc, thuốc có thể giúp điều trị các bệnh lý da như viêm nang lông, viêm da liên cầu và một số loại nhiễm trùng da khác.
  • Cách dùng: Bạn thoa một lượng kem vừa đủ lên vùng da bị viêm sau khi đã vệ sinh sạch sẽ, mỗi ngày từ 2 – 3 lần.
  • Giá bán: Khoảng 50.000 – 90.000 VNĐ/tuýp.

Mekoderm-Neomycin:

  • Thành phần: Betamethasone dipropionate cùng tá dược khác.
  • Công dụng: Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, giảm ngứa ngáy, khó chịu.
  • Cách dùng: Bạn rửa sạch vùng da cần điều trị rồi thoa lớp thuốc mỏng lên da, mỗi ngày 2 – 3 lần, điều trị tối đa 7 ngày/đợt.
  • Giá bán: Khoảng 30.000 – 55.000 VNĐ/tuýp.

Có Thể Bạn Quan Tâm: Viêm Da Tiếp Xúc Có Lây Không? Nên Phòng Ngừa Bệnh Thế Nào?

Mekoderm-Neomycin được nhiều người lựa chọn vì hiệu quả cao, an toàn
Mekoderm-Neomycin được nhiều người lựa chọn vì hiệu quả cao, an toàn

Thuốc bôi viêm da tiếp xúc dạng nước

Thuốc bôi viêm da tiếp xúc dạng nước khá phổ biến và được nhiều người bệnh lựa chọn vì giá thành rẻ, cho hiệu quả cao và an toàn.

Dung dịch sát khuẩn Jarish:

  • Thành phần: Acid boric, Acid salicylic, nước cẩt.
  • Công dụng: Có khả năng sát khuẩn, làm dịu da, hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúc và một số bệnh ngoài da khác. Đặc biệt, Jarish còn giảm ngứa, rát, sưng tấy do các bệnh lý ngoài da.
  • Cách dùng: Rửa sạch vùng da bị viêm, thoa dung dịch Jarish lên da từ 2 – 3 lần mỗi ngày tùy vào tình trạng bệnh. Chú ý không mặc quần áo ngay sau khi thoa thuốc, không dùng băng gạc che kín vết thương.
  • Giá bán: Khoảng 50.000 – 100.000 VNĐ/lọ.

Hồ nước:

  • Thành phần: Kẽm oxide, glycerin, talc, bentonit,…
  • Công dụng: Hồ nước có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng nhẹ, làm dịu da, giảm ngứa ngáy, sưng tấy khó chịu. Qua đó hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu như viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, chàm, rôm sảy,…
  • Cách dùng: Bạn vệ sinh vị trí bị tổn thương bằng nước muối sinh lý, sau đó lấy một lượng hồ nước vừa đủ thoa lên da với tần suất 1 – 2 lần/ngày.
  • Giá bán: Khoảng 10.000 – 20.000 VNĐ/lọ.

Thuốc tím:

  • Thành phần: Kali permanganat.
  • Công dụng: Thuốc tím có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm và virus hiệu quả. Ngoài ra, loại thuốc này còn hỗ trợ sát khuẩn mạnh, làm dịu da, giảm ngứa và loại bỏ các triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc.
  • Cách dùng: Bạn dùng bông gòn thấm vào dung dịch thuốc tím, thoa trực tiếp lên da bị viêm từ 2 – 3 lần mỗi ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Chú ý để thuốc khô hoàn toàn rối mới mặc quần áo.
  • Giá bán: Khoảng 10.000 – 20.000 VNĐ/lọ.
Hồ nước là thuốc bôi viêm da tiếp xúc phổ biến hiện nay
Hồ nước là thuốc bôi viêm da tiếp xúc phổ biến hiện nay

Lưu ý khi dùng thuốc bôi viêm da tiếp xúc

Khi sử dụng thuốc bôi điều trị viêm da tiếp xúc, có một số vấn đề quan trọng dưới đây bạn nên lưu ý để đảm bảo hiệu quả và an toàn:

  • Thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó được tư vấn loại thuốc bôi viêm da tiếp xúc phù hợp.
  • Mỗi loại thuốc bôi đều thành phần, công dụng, cách dùng, liều lượng, chống chỉ định, tác dụng phụ riêng, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Trước khi sử dụng thuốc bôi trên diện rộng, bạn nên thử bôi một lượng nhỏ thuốc lên da vùng da nhạy cảm như mặt trong khuỷu tay hoặc cổ tay để kiểm tra dị ứng. Nếu không có phản ứng dị ứng nào xảy ra sau 24 giờ, bạn có thể sử dụng thuốc trên diện rộng.
  • Rửa sạch tay và vùng da bị tổn thương trước khi dùng thuốc để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vết thương và gây nhiễm trùng.
  • Thận trọng để không thoa thuốc vào vùng da nhạy cảm như mắt, mũi, miệng hay khu vực có vết thương hở.
  • Thoa lượng thuốc vừa đủ hoặc theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng có thể gây tác dụng phụ.

Trên đây là thông tin về 12 loại thuốc bôi viêm da tiếp xúc an toàn, hiệu quả, được nhiều người tin tưởng lựa chọn nhất. Mặc dù hỗ trợ cải thiện bệnh rất tốt, tuy nhiên trước khi sử dụng các sản phẩm này, bạn nên thăm khám và lắng nghe sự tư vấn của bác sĩ. Ngoài ra, chú ý đến việc chăm sóc da hàng ngày, thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống để ngăn ngừa viêm da tiến triển nghiêm trọng và tái phát nhiều lần.

Array

Câu hỏi thường gặp
Viêm da tiết bã nên ăn gì

Viêm da tiết bã là một tình trạng da phổ biến, thường gây ra ngứa ngáy, đỏ và bong tróc da, đặc biệt là ở vùng mặt, da đầu. Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng lớn đến tình trạng da, vì vậy việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là rất quan trọng. Vậy người bị viêm da tiết bã nên ăn gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các loại thực phẩm nên ăn khi bị viêm da tiết bã để hỗ trợ điều trị cũng như cải thiện tình trạng da. Ảnh hưởng...

Xem chi tiết
Viêm Da Dị Ứng Nên Kiêng Gì

Viêm da dị ứng là một bệnh lý da liễu mãn tính gây nhiều khó chịu với các triệu chứng như ngứa, khô da, và viêm đỏ. Việc kiểm soát bệnh không chỉ dựa vào các biện pháp điều trị mà còn cần chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nhiều yếu tố có thể làm tình trạng viêm da trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được kiêng khem đúng cách. Vậy, người bị viêm da dị ứng nên kiêng gì để giảm thiểu nguy cơ tái phát và cải thiện tình...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiếp Xúc Có Tự Khỏi Không

Viêm da tiếp xúc là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, thường xảy ra khi da tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng từ môi trường. Nhiều người thắc mắc liệu viêm da tiếp xúc có tự khỏi không và cần làm gì để điều trị bệnh này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự hồi phục của viêm da tiếp xúc cũng như các biện pháp cần thiết để đảm bảo sức khỏe làn da. Bệnh viêm da tiếp xúc có tự khỏi...

Xem chi tiết
Viêm Da Có Tự Hết Không

Viêm da là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người với các triệu chứng như đỏ da, ngứa và bong tróc. Một câu hỏi thường gặp là liệu viêm da có tự hết không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự phục hồi của da, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và khi nào cần tìm kiếm sự can thiệp y tế để đạt được kết quả tốt nhất cho tình trạng da của bạn. Bệnh viêm da có tự hết không? Rất nhiều...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiếp Xúc Bao Lâu Thì Khỏi

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng do tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài. Đây là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy,.... Nhiều người thường băn khoăn không biết "viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?". Cùng tìm kiếm câu trả lời chi tiết ngay trong nội dung bài viết sau. Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Viêm da tiếp xúc là tình trạng da...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Tra cứu thuốc
Thuốc chữa
Dinh dưỡng

Bài thuốc chữa viêm da của Nhất Nam Y Viện được VTV đưa tin giới...

Viêm da là bệnh lý mãn tính, khó điều trị dứt điểm và dễ dàng tái phát. Thị trường hiện...
Viêm Da Tiếp Xúc Do Kiến Ba Khoang Và Những Điều Cần Biết

Viêm Da Tiếp Xúc Do Kiến Ba Khoang Và Những Điều Cần Biết

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là một trong những tình trạng da liễu phổ biến và ngày...
NSƯT Thanh Hiền

NSƯT Thanh Hiền Chữa Bệnh Viêm Da Thành Công Sau 3 Tháng

“Tôi vốn là người kín kẽ, ít chia sẻ về chuyện đời sống riêng tư. Tuy nhiên, hôm nay tôi...

Loại bỏ 100% viêm da cơ địa AN TOÀN – BỀN LÂU nhờ bài thảo...

Viêm da cơ địa là bệnh lý rất nhiều người mắc phải với các triệu chứng khó chịu như da...
Phương pháp điều trị bệnh viêm da tại Quân dân 102 mang đến giải pháp an toàn, hiệu quả, không tái phát

Liệu trình ĐẶC TRỊ viêm da với bài thuốc Hoàn Bì Nam Kết Hợp Y...

Viêm da không phải là bệnh lý nguy hiểm và phương pháp điều trị bệnh này cũng không quá khó...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top