Viêm Họng Hạt Uống Thuốc Gì? Top Thuốc Cho Hiệu Quả Tốt Nhất

Viêm họng hạt là tình trạng viêm họng mạn tính quá phát, bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không được điều trị kịp thời. Vậy viêm họng hạt uống thuốc gì nhanh khỏi? Bài viết sau sẽ giới thiệu đến bạn đọc các loại thuốc cho hiệu quả điều trị tốt nhất.

Chuyên gia giải đáp: Viêm họng hạt uống thuốc gì nhanh khỏi?

Hiện nay, thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm họng hạt gồm thuốc tân dược, thuốc đông y. Mỗi loại thuốc có ưu/nhược điểm riêng và phù hợp với từng tình trạng sức khỏe khác nhau. Người bệnh cần tham khảo kỹ lưỡng về đặc tính trị bệnh của thuốc trước khi quyết định sử dụng.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm họng

Sử dụng các loại thuốc kháng sinh thường đem lại hiệu quả nhanh chóng trong điều trị viêm họng hạt nhờ khả năng tiêu diệt tận gốc vi khuẩn gây bệnh. Người bệnh có thể cân nhắc, lựa chọn sử dụng kháng sinh ở nhiều dạng khác nhau cụ thể như sau:

Thuốc Cephalexin

Cephalexin là một loại kháng sinh cephalosporin được xếp hạng trong nhóm β-lactam. Thuốc được sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh khác nhau trong đó có viêm họng.

Cephalexin là loại kháng sinh được sử dụng phổ biến
Cephalexin là loại kháng sinh được sử dụng phổ biến
  • Công dụng: Thuốc cho khả năng kiểm soát và phá vỡ sự phát triển của các tế bào vi khuẩn bên trong cổ họng. Từ đây, sử dụng thuốc sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng viêm họng và giúp tổn thương vùng niêm mạc họng sớm được phục hồi, loại bỏ nguyên nhân gây viêm họng hạt.
  • Liều dùng: Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi sử dụng 2 lần/ngày và mỗi lần 125mg. Trẻ nhỏ từ 1 tuổi đến 5 tuổi sử dụng 3 lần/ngày và mỗi lần dùng 125mg. Trẻ em từ 5 tuổi đến 12 tuổi sử dụng 3 lần/ngày và mỗi lần 250mg. Người từ 12 tuổi trở lên sử dụng 3 lần/ngày và mỗi lần dùng 500mg.
  • Chống chỉ định: Người dị ứng với thành phần của thuốc hoặc có tiền sử mẫn cảm với các kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin. Ngoài ra, người bị suy thận, suy dinh dưỡng, người mắc bệnh đường ruột, viêm đại tràng cũng không được dùng thuốc.
  • Tác dụng phụ: Đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, đau khớp, nổi mề đay, khó thở, sưng mặt hoặc môi.

Thuốc Amoxicillin

Amoxicillin cũng là một trong những câu trả lời cho câu hỏi: “Viêm họng hạt uống thuốc gì”. Đây là một trong các loại thuốc kháng sinh kê đơn, thường được sử dụng trong điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn như bệnh viêm họng có đờm, viêm amidan, viêm xoang hoặc nhiễm trùng da,…

  • Công dụng: Thuốc có khả năng giảm thiểu cảm giác đau họng và tiêu diệt tận gốc căn nguyên gây viêm họng, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát lại.
  • Liều dùng: Trẻ nhỏ dưới 3 thuốc tuổi sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trẻ em hoặc người có cân nặng dưới 40kg sử dụng tùy tình trạng bệnh, mỗi lần từ 20 – 45 mg/kg/ngày. Người lớn hoặc có cân nặng từ 40kg trở lên sử dụng từ 250mg – 875mg, số lần sử dụng tùy theo tình trạng viêm họng nặng hay nhẹ.
  • Chống chỉ định: Những người mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc, người mắc bệnh tiểu đường, thận hoặc hội chứng Mononucleosis, phụ nữ mang thai và cho con bú. Người cao tuổi cần cân nhắc, tham khao ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Tác dụng phụ: Mất ngủ, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, mặt và cổ họng bị phù nề. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy khó thở và đau thắt vùng ngực.

Thuốc Penicillin

Gợi ý tiếp theo giải đáp thắc mắc “Viêm họng hạt uống thuốc gì?” là Penicillin. Đây là thuốc có khả năng chống khuẩn, kháng viêm, tiêu diệt nhanh các tác nhân gây hại đối với sức khỏe.

Thuốc Penicillin được sử dụng trong một số trường hợp
Thuốc Penicillin được sử dụng trong một số trường hợp
  • Công dụng: Với bệnh nhân viêm họng hạt, sử dụng Penicillin sẽ giảm thiểu cảm giác đau, khó chịu vùng họng. Đồng thời, thuốc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, ngăn bệnh tái phát trở lại.
  • Liều dùng: Liều dùng 125mg – 250mg sau mỗi 6 giờ – 8 giờ, nên sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ.
  • Chống chỉ định: Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc, bệnh nhân mắc hen suyễn, thận, rối loạn đông máu hoặc có tiền sự dị ứng với nhóm thuốc kháng sinh.
  • Tác dụng phụ: Buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy, đau dạ dày, sốt, ớn lạnh, sưng lưỡi, nổi mề đay, sốc phản vệ…

CLICK ĐỌC NGAY:

Thuốc Clarithromycin

Clarithromycin là thuốc kháng sinh phổ biến thuộc nhóm macrolid. Các bác sĩ thường kê thuốc này trong điều trị các bệnh về đường hô hấp do nhiễm khuẩn, đặc biệt là viêm họng.

  • Công dụng: Các thành phần của thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa tổn thương niêm mạc họng và giúp tổn thương nhanh hồi phục.
  • Liều dùng: Trẻ em từ 6 tháng đến 12 tuổi sử dụng mỗi lần 7,5mg/kg và cách 12 giờ dùng 1 lần. Người trên 12 tuổi sử dụng mỗi ngày 25mg, cách 12 giờ sử dụng 1 lần. Thuốc nên được sử dụng liên tục trong vòng 10 ngày.
  • Chống chỉ định: Người dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần trong thuốc, người đang dùng các thuốc chứa ergotamin, cisaprid, pimosid, người bị rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim. Riêng phụ nữ có thai và đang cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc
  • Tác dụng phụ: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tiêu chảy, đau dạ dày, sốt nhẹ…

Viêm họng hạt uống thuốc gì? Sử dụng thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm được sử dụng với mục đích làm giảm hiện tượng viêm đỏ, sưng đau, phù nề, xung huyết tại niêm mạc họng. Hiện nay, các bác sĩ thường kê 3 nhóm thuốc chống viêm chính trong điều trị viêm họng hạt là:

Thuốc chống viêm không steroid

Thuốc chống viêm không steroid có nhiều loại nhưng một số loại được sử dụng phổ biến nhất là Ibuprofen, Diclophenac, Aspirin… Thuốc có khả năng ức chế sinh tổng hợp Prostaglandin – một chất trung gian hóa học gây viêm cũng như giúp ngăn chặn thần kinh cảm nhận tín hiệu đau.

Viêm họng hạt uống thuốc gì? Sử dụng thuốc chống viêm không steroid
Viêm họng hạt uống thuốc gì? Sử dụng thuốc chống viêm không steroid
  • Công dụng: Thuốc có khả năng chống viêm giúp bệnh nhanh hồi phục cũng như có tác dụng hạ sốt, giảm đau hiệu quả.
  • Liều dùng: Bệnh nhân cần sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) theo liều lượng của bác sĩ chuyên khoa.
  • Chống chỉ định: Người mắc các bệnh lý như chảy máu không được kiểm soát, loét dạ dày, suy gan, tiền sử dị ứng, mẫn cảm với thuốc. Ngoài ra là phụ nữ có thai ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối, phụ nữ đang cho con bú. Không kết hợp giữa các thuốc kháng viêm không Steroid với nhau vì có thể gây quá liều, làm tăng tác dụng phụ.
  • Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra một số tổn thương trên dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, viêm thận kẽ cấp hoặc suy thận nếu sử dụng lâu dài. Việc sử dụng quá liều còn có thể gây ra một số tác dụng phụ như ù tai, điếc, rối loạn máu, suy gan, suy thận.

Thuốc chống viêm Steroid – Corticosteroid

Viêm họng hạt uống thuốc gì? Thuốc chống viêm Steroid – Corticosteroid là lựa chọn tiếp theo được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng. Cụ thể, các loại thuốc chống viêm Steroid – Corticosteroid phổ biến gồm Prednisolon, Methylprednisolon, Dexamethason, Betamethason… hoạt động theo cơ chế giảm hoạt động của bạch cầu, ức chế giãn mạch máu để giảm hoạt tính của các phản ứng viêm hiệu quả.

  • Công dụng: Sử dụng thuốc giúp điều trị và cải thiện tình trạng viêm sưng, nóng đỏ và đau ở cổ họng do viêm họng, viêm họng hạt hốc mủ
  • Liều dùng: Thuốc có khả năng chống viêm, giảm đau nhanh, mạnh nhưng chỉ được kê trong trường hợp bệnh nặng và dùng trong thời gian ngắn (1 – 2 tuần). Khi sử dụng nhóm thuốc này, liều lượng sử dụng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chống chỉ định: Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc corticoid.
  • Tác dụng phụ: Đau họng, sốt, hắt hơi hoặc ho. Lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, loãng xương, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim.

Khi sử dụng Corticoid với liệu dùng càng cao, thời gian dùng càng dài thì nguy cơ tác dụng phụ càng lớn. Do vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng thời gian và liều lượng dùng thuốc theo đơn thuốc điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng, không tái sử dụng đơn thuốc cũ nếu có mắc bệnh viêm họng hạt trong lần tiếp theo.

Thuốc chống viêm giảm phù nề nhóm Enzyme

Đây cũng là nhóm thuốc giúp trả lời thắc mắc: “Viêm họng hạt uống thuốc gì” của người bệnh. Thuốc chống viêm giảm phù nề nhóm Enzyme còn được biết đến với tên gọi men chống viêm gồm Alphachymotrypsin, Serratiopeptidase… Các men này được tạo nên hoàn toàn tự nhiên từ các tuyến của cơ thể người, động vật hoặc vi sinh vật tiết ra.

  • Công dụng: Thuốc chống viêm giảm phù nề nhóm Enzyme đặc tính chống viêm, giảm phù nề, làm tan đờm….để giảm các dấu hiệu viêm họng, điều trị đau họng hạt hiệu quả.
  • Liều dùng: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, người mắc bệnh tim, thận…
  • Tác dụng phụ: Phù giác mạc, tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào…

Thuốc làm loãng dịch đờm

Tiếp tục giải đáp thắc mắc “Viêm họng hạt nên uống thuốc gì?” thuốc làm loãng dịch đờm chính là lựa chọn tiếp theo bạn nên cân nhắc. Thông thường, người mắc bệnh thường có dịch đờm ở cổ nên xuất hiện phản xạ ho để tống đờm ra ngoài. Sử dụng thuốc làm loãng dịch đờm sẽ giảm cảm giác khó chịu, cải thiện tình trạng ho hiệu quả.

Thuốc long đờm Acemuc

Acemuc là thuốc long đờm phổ biến nhất thị trường hiện nay, được bào chế ở dạng viên nang cứng và thuốc cốm phù hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ.

Thuốc long đờm Acemuc
Thuốc long đờm Acemuc
  • Công dụng: Thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, viêm mũi dị ứng với công dụng làm long đờm, hạn chế dịch nhầy tiết trong vòm họng, tạo sự dễ chịu cho người bệnh.
  • Liều dùng: Trẻ sơ sinh dùng theo chỉ định của bác sĩ, trẻ dưới 7 tuổi dùng 1 gói cốm 100mg/ngày, từ 2-3 lần/ngày. Người lớn dùng 1 viên liều lượng 200mg, ngày 3 lần.
  • Chống chỉ định: Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, có tiền sử mắc hen phế quản.
  • Tác dụng phụ: Phát ban, phù nề ở môi, miệng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng.

Thuốc Carbocisteine

Viêm họng hạt uống thuốc gì? Carbocisteine là lựa chọn tiếp theo thuộc nhóm thuốc long đờm đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Thuốc được bào chế ở 2 dạng gồm siro và viên nang cứng phù hợp với cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

  • Công dụng: Carbocisteine có khả năng giúp làm loãng, tiêu dịch nhầy và đẩy dịch nhầy ra ngoài dễ dàng. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp kháng khuẩn, tiêu diệt virus gây bệnh, góp phần làm giảm tình trạng nhiễm trùng ở đường hô hấp.
  • Liều dùng: Trẻ từ 2-5 tuổi dùng 1-2 thìa siro mỗi ngày. Trẻ từ 5-15 tuổi dùng 20 – 30mg/kg/ngày. Người lớn dùng 2 viên nang/lần và ngày uống 3 lần.
  • Chống chỉ định: Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc và trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Tác dụng phụ: Các triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa nhẹ và buồn nôn hoặc nôn. Khi ngưng thuốc hoặc giảm liều, những triệu chứng này sẽ dần biến mất.

Thuốc long đờm Acetylcystein

Acetylcystein là thuốc long đờm thường được dùng cho người bị viêm họng kéo dài dẫn tới tình trạng ho đờm dai dẳng. Người bệnh có thể lựa chọn giữa nhiều dạng thuốc khác nhau gồm viên nang, thuốc cốm, thuốc bột, viên nén sủi bọt và bột pha.

Thuốc long đờm Acetylcystein
Thuốc long đờm Acetylcystein
  • Công dụng: Thuốc có khả năng giảm độ đặc quánh của dịch nhầy để từ đây đẩy dịch nhầy ra ngoài dễ dàng. Bên cạnh đó với những đối tượng bị nhiễm khuẩn, đa tiết phế quản hay khí phế thủng, thuốc cũng giúp giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra. Ngoài khả năng điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, Acetylcystein còn được sử dụng trong điều trị các bệnh như khô mắt, ngộ độc gan,….
  • Liều dùng: Trẻ từ 2-7 tuổi dùng 1 viên, ngày 2 lần. Người lớn và trẻ trên 7 tuổi dùng mỗi lần 1 viên, ngày 3 lần.
  • Chống chỉ định: Acetylcystein chống chỉ định cho bệnh nhân hen suyễn hoặc có tiền sử hen, trẻ em dưới 2 tuổi và người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Tác dụng phụ: Nhức đầu, ù tai, buồn, nôn, chảy nước mũi nhiều, phát ban, sốt cao…

Một số lưu ý khi điều trị viêm họng hạt bằng thuốc Tây

Sau khi tìm hiểu “Viêm họng hạt uống thuốc gì nhanh khỏi”, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau khi sử dụng thuốc Tây trong điều trị bệnh.

  • Sử dụng thuốc theo đơn, đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua, sử dụng thuốc hoặc thay đổi liều lượng hoặc sử dụng tại nhà khi chưa được chỉ dẫn.
  • Hầu hết các loại thuốc đều tiềm ẩn một số tác dụng phụ khi sử dụng. Nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, nghiêm trọng thì người bệnh cần ngừng dùng thuốc và báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý.
  • Song song với việc dùng thuốc, người bệnh cần kết hợp với một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học để quá trình điều trị viêm họng hạt đạt hiệu quả mong muốn. Cụ thể, bạn hãy ưu tiên sử dụng các thực phẩm mềm, dễ nuốt, các loại hoa quả, rau xanh nhiều vitamin và uống đủ nước.

Trên đây là những thông tin cơ bản giúp giải đáp thắc mắc “Viêm họng hạt uống thuốc gì hiệu quả”. Do đây là bệnh thường kéo dài dai dẳng nên để điều trị bệnh dứt điểm người bệnh cần thăm khám sớm để có phương pháp điều trị tốt nhất.

NỘI DUNG LIÊN QUAN:

Array
Câu hỏi thường gặp
Viêm Họng Hạt Gây Hôi Miệng

Viêm họng hạt là bệnh thường gặp nhưng khó trị dứt điểm, tái phát nhiều lần và đặc biệt là dễ gây hôi miệng. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu nguyên nhân viêm họng hạt gây hôi miệng cũng như giải pháp đánh bay mùi hôi hiệu quả trong thời gian ngắn. Chuyên gia lý giải viêm họng hạt có gây hôi miệng không? Tại sao? Viêm họng hạt là một thể bệnh viêm họng mãn tính, khó điều trị dứt điểm và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Đặc trưng của bệnh là viêm...

Xem chi tiết
Đau Họng Uống Gì

Đau họng là vấn đề không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn khi giao tiếp mà còn mang đến nhiều bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Việc tìm hiểu đau họng uống gì, ăn gì là điều cần thiết, giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát được tình trạng đau rát cổ họng trong thời gian ngắn. Đau họng uống gì tốt nhất? Với người mắc viêm họng, đau họng, chế độ ăn uống vốn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc ưu tiên sử dụng một số loại thực phẩm nhất định,...

Xem chi tiết
Viêm Họng Mãn Tính Có Nguy Hiểm Không

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không và cách chữa trị dứt điểm như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia Tai - Mũi - Họng, nếu không điều trị đúng cách bệnh có thể biến chứng thành ung thư vòm họng, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Bệnh viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Nhiều bệnh nhân lo lắng “viêm họng mãn tính có nguy hiểm không?” và làm thế nào để chữa trị dứt điểm, an toàn. Thực tế, bệnh viêm họng mãn tính sẽ không gây...

Xem chi tiết
Uống Nước Đá Có Gây Viêm Họng Không

Uống nước đá có gây viêm họng không là thắc mắc, câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi theo quan điểm của đa số mọi người, uống nước đá lạnh là nguyên nhân bị viêm họng. Nhiều người cũng cho rằng khi bị viêm họng mà uống nước đá, đồ ăn lạnh sẽ làm bệnh nghiêm trọng hơn, bệnh sẽ dai dẳng lâu khỏi. Uống nước đá có gây viêm họng không? Nước đá lạnh là thức uống giải nhiệt ngày hè nóng nực phổ biến của nhiều người. Tuy nhiên, đa số mọi người lại cho rằng chính...

Xem chi tiết
Viêm Họng Hạt Có Nguy Hiểm Không

Viêm họng hạt là bệnh liên quan đến đường hô hấp có thể xuất hiện ở bất cứ ai, trong mọi lứa tuổi. Khi mắc bệnh, liệu rằng viêm họng hạt có nguy hiểm không là nỗi băn khoăn, lo lắng của mọi bệnh nhân. Bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc liên quan đến căn bệnh này. Khi mắc bệnh viêm họng hạt có nguy hiểm không? Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mãn tính, xuất hiện khi niêm mạc họng bị tổn...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Thuốc chữa

Bình luận (50)

  1. Hssmart says: Trả lời

    Thuốc dùng cho trẻ con ok nè

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài thuốc Thanh Hầu bổ phế thang đặc trị viêm họng mãn tính, viêm họng hạt

Thanh Hầu Bổ Phế Thang Chữa Viêm Họng DỨT ĐIỂM, Ngừa Tái Phát

Thanh Hầu bổ phế thang là bài thuốc kế thừa tinh hoa YHCT Thái y viện triều Nguyễn suốt 150...
Con gái anh Thanh sau khi khỏi bệnh ngày càng hoạt bát, đáng yêu

Bí Quyết KHỎI HẲN Viêm Họng Mủ Bằng Bài Thuốc Thảo Dược

Hành trình hơn 6 năm tìm cách chữa khỏi căn bệnh viêm họng mủ cho đứa con gái 10 tuổi...
Bài thuốc Thanh Hầu bổ phế thang chi phí bao nhiêu? Bao lâu thì khỏi?

Thanh hầu bổ phế thang chữa viêm họng, viêm amidan, ho bao lâu thì khỏi?...

Thanh Hầu bổ phế thang là bài thuốc nam phục dựng từ tinh hoa 150 năm YHCT triều Nguyễn. Với...
Thanh hầu bổ phế thang điều trị bệnh gì? Dùng như thế nào? Ai nên sử dụng?

Thanh Hầu Bổ Phế Thang Điều Trị Bệnh Gì? Dùng Cho Đối Tượng Nào?

Thanh hầu bổ phế thang là bài thuốc nghiên cứu đặc trị các bệnh viêm đường hô hấp phổ biến...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top