Viêm Họng Mạn Tính Quá Phát
Viêm họng mạn tính quá phát là bệnh thường gặp, có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Tuy nhiên, nếu áp dụng giải pháp điều trị đúng đắn khi mới khởi phát, bệnh có thể được điều trị triệt để sau thời gian ngắn.
Viêm họng mạn tính quá phát là bệnh gì?
Đây vốn là một dạng phổ biến của viêm họng trong giai đoạn mạn tính. Khi họng bị tổn thương, vùng niêm mạc họng sẽ bị sưng nề khiến các nang lympho phát triển mạnh và dẫn đến sự xuất hiện của các hạt nhỏ phù nề ở thành họng.
Bệnh có thể xuất hiện đơn độc nhưng phần lớn đều đi kèm một số bệnh mạn tính khác như viêm thanh quản, viêm mũi hay viêm xoang. Đặc điểm chung của viêm họng mạn tính dạng quá phát là kéo dài dai dẳng, dễ tái phát và rất khó điều trị dứt điểm.
Nguyên nhân gây viêm họng mạn tính quá phát
Viêm họng mạn tính thể quá phát có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, những nguyên nhân thường gặp hơn cả có thể kể đến như:
- Tình trạng nhiễm trùng họng thường xuyên tái phát: Sau thành họng vốn có sự xuất hiện của các hạch lympho giữ vai trò tiêu diệt virus và vi khuẩn gây hại. Khi họng thường xuyên bị nhiễm trùng, cơ quan này bị phù nề dẫn tới các hạt xuất hiện tại thành họng.
- Ngạt mũi kéo dài: Những người bị nghẹt mũi kéo dài thường khó thở bằng mũi và duy trì thói quen thở bằng miệng. Điều này vô tình tạo điều kiện cho virus và vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng và tổn thương vùng họng.
- Ảnh hưởng của một số bệnh lý: Những người có cơ địa dị ứng hoặc mắc các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch như tiểu đường, suy gan,… cũng có nguy cơ mắc viêm họng mạn tính quá phát cao hơn so với người bình thường.
- Thói quen xấu: Người thường xuyên hút thuốc lá, tiếp xúc với hóa chất, uống rượu… sẽ khiến niêm mạc họng bị tổn thương, bị viêm họng nặng và chuyển sang giai đoạn mạn tính.
- Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác có nguy cơ gây bệnh như vệ sinh răng miệng kém, biến chứng của viêm họng cấp hoặc viêm amidan, viêm xoang, viêm mũi, người mắc trào ngược dạ dày thực quản…
Triệu chứng thường gặp của bệnh
Bạn có thể dễ dàng nhận biết viêm họng mạn tính quá phát thông qua một vài dấu hiệu điển hình như:
- Cảm thấy vướng, khô rát vùng họng khiến việc nuốt thức ăn trở nên khó khăn.
- Ho khan hoặc ho có đờm, ho nhiều sau khi ngủ dậy.
- Thường xuyên ngứa họng, muốn khạc nhổ để giảm cảm giác khó chịu.
- Trong họng xuất hiện các đám màu hồng đỏ hoặc trắng với kích thước to nhỏ khác nhau.
- Các tế bào của tổ chức bạch tuyết bị sưng tấy, kích thước gồ ghề phía sau trụ của amidan.
Bệnh viêm họng mạn tính quá phát nguy hiểm không? Chữa được không?
So với viêm họng cấp, viêm họng mạn tính thể quá phát thường ít tiến triển phức tạp nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng khi không được điều trị kịp thời. Bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và chức năng hô hấp cụ thể như sau:
- Bệnh có thể gây ra áp xe thành họng và quanh khu vực amidan khiến cổ họng đau và sưng tấy.
- Bệnh có nguy cơ dẫn đến viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi. Khi không được điều trị, đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản, phế quản, thanh quản hay viêm phổi.
- Biến chứng nguy hiểm ít gặp của viêm họng mạn tính thể quá phát là viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng tim.
- Về lâu dài, bệnh khiến cổ họng sưng to, ho có đờm kèm theo máu làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng.
Mặc dù viêm họng mạn tính không được điều trị kịp thời, triệt để có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và áp dụng các phương pháp điều trị đúng cách, bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi, giúp người bệnh hồi phục và nâng cao sức khỏe.
Phương pháp điều trị viêm họng mạn tính thể quá phát
Tương tự như nhiều dạng viêm họng khác, viêm họng mạn tính quá phát có thể được điều trị bằng 3 phương pháp chính gồm sử dụng các bài thuốc dân gian, dùng thuốc Tây y và thuốc Đông y.
Điều trị đau họng mạn tính quá phát bằng mẹo dân gian
Sử dụng các bài thuốc trị viêm họng mạn tính từ dân gian thường cho hiệu quả chậm nhưng đảm bảo an toàn, lành tính và đặc biệt là không tốn kém. Trong quá trình thực hiện, người bệnh cần có sự kiên trì áp dụng cách chữa đau họng tại nhà, tình trạng bệnh chắc chắn sẽ được cải thiện.
Sử dụng bài thuốc từ mật ong
Mật ong được mệnh danh là món quà mà thiên nhiên ban tặng cho con người với vô vàn những lợi ích hấp dẫn đối với sức khỏe của người sử dụng. Theo y học cổ truyền, mật ong mang vị ngọt, tính bình có khả năng bổ phế, kháng viêm. Từ đây, mật ong được sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiêu hóa.
Với người mắc viêm họng mạn tính quá phát, sử dụng mật ong sẽ giúp làm dịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở cổ họng. Do đó, đây là cách thức điều trị viêm họng được nhiều người lựa chọn trong thời gian qua.
Chuẩn bị: 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất, 200ml nước ấm.
Cách thực hiện:
- Bạn chỉ cần hòa mật ong cùng nước ấm và khuấy đều để mật ong tan hết trong nước.
- Uống mật ong thành từng ngụm nhỏ cho đến hết.
- Mỗi ngày người bệnh nên dùng từ 1-2 ly vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Nên thực hiện bài thuốc trong vài ngày liên tục để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Sử dụng củ tỏi
Tỏi được biết đến là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình. Không dừng lại ở đó, tỏi còn được ứng dụng nhiều trong việc chữa bệnh nhờ mang vị cay, tính ấm, có tác dụng giải độc, sát trùng, ấm tỳ vị. Ngoài ra, tỏi còn chứa nhiều hoạt chất mang khả năng chống viêm, diệt khuẩn hiệu quả nên được ứng dụng phổ biến trong điều trị cảm cúm, cảm lạnh đặc biệt là bệnh viêm họng mạn tính.
Chuẩn bị: 1 – 2 tép tỏi tươi, 2 thìa mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Tỏi bóc vỏ, rửa sạch rồi đập dập hoặc băm nhỏ.
- Cho tỏi vào một chiếc chén nhỏ, thêm 2 thìa mật ong và đem hấp cách thủy khoảng 15 phút.
- Tắt bếp, đợi hỗn hợp nguội dần và chắt nước để uống với liều lượng 2 – 3 lần ngày.
Sử dụng củ gừng
Theo các tài liệu nghiên cứu, trong gừng có chứa nhiều hoạt chất zingerone và gingerol mang khả năng giảm đau và chống viêm hiệu quả.
Sử dụng gừng trong điều trị viêm họng mạn tính quá phát không chỉ phát huy hiệu quả trong việc loại bỏ vi khuẩn gây hại mà còn góp phần làm thông cổ họng, giữ ấm cổ họng để mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
Chuẩn bị: 1 củ gừng nhỏ, 2 thìa cà phê mật ong, 200ml nước nóng.
Cách thực hiện:
- Gừng gọt vỏ, rửa sạch bằng nước muối pha loãng và để ráo nước.
- Thái gừng thành từng lát nhỏ rồi đập dập hoặc băm nhỏ.
- Cho gừng vào cốc nước vừa đun sôi để hãm trong thời gian từ 5 – 10 phút.
- Thêm 1 – 2 thìa mật ong nguyên chất, khuấy đều và uống hỗn hợp khi còn ấm. Mỗi ngày, người bệnh nên sử dụng từ 2 – 3 ly trà gừng cho đến khi tình trạng bệnh được cải thiện.
Sử dụng thuốc Tây y trong điều trị viêm họng mạn tính quá phát
Dưới góc nhìn Tây y, muốn đẩy lùi viêm họng mạn tính thể quá phát cần tập trung điều trị triệu chứng kết hợp kiểm soát các bệnh lý dẫn đến bệnh như viêm amidan, viêm xoang, hội chứng trào ngược dạ dày nếu có.
Một số thuốc điều trị triệu chứng bệnh được khuyến cáo sử dụng gồm có:
- Thuốc giảm ho trong trường hợp người bệnh ho nhiều như Codein, Dextromethorphan.
- Một số thuốc kháng viêm được sử dụng như Alphachymotrypsin, Lysozyme.
- Nếu có dấu hiệu sốt cao, bệnh nhân có thể dùng thuốc Paracetamol. Ibuprofen, Aspirin.
- Các loại thuốc tiêu đờm được sử dụng phổ biến gồm Acetylcystein, Carbocystein, Bromhexin, Ambroxol…
- Nếu viêm họng do bệnh lý, một số thuốc kiểm soát căn nguyên dẫn đến bệnh được sử dụng gồm:
- Thuốc kháng sinh trong trường hợp bệnh nhân mắc viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan, viêm VA.
- Các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản như Omeprazol, Cimetidin, Domperidon…
- Thuốc kháng histamin sử dụng cho bệnh nhân dị ứng như Cetirizin, Clorpheniramin…
Khi lựa chọn phương pháp điều trị bệnh bằng Tây y, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc sẽ có thể khiến bệnh chuyển biến xấu hơn.
Một số giải pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả
Viêm họng quá phát thường kéo dài dai dẳng, khó điều trị nhưng lại có nguy cơ tái phát rất cao. Để hạn chế tối đa bệnh xuất hiện trở lại, người bệnh nên chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa như:
- Đánh răng thường xuyên 2 lần/ ngày, súc miệng bằng nước muối để hạn chế các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
- Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia và hút thuốc lá.
- Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn, đồ uống lạnh.
- Mặc ấm khi ra ngoài, đặc biệt giữ ấm vùng cổ khi thời tiết chuyển lạnh.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, uống nhiều nước lọc, ăn nhiều trái cây, rau xanh để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Khi bị viêm họng cấp và các bệnh hô hấp cần tích cực điều trị hiệu quả để tránh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
- Thường xuyên sử dụng các loại thảo dược có đặc tính kháng khuẩn và khả năng chống viêm mạnh như gừng, tỏi, mật ong trong chế biến món ăn hàng ngày.
- Sử dụng khẩu trang khi đi ra đường hoặc đến những nơi đông người để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.
Trên đây là một số thông tin cần thiết có liên quan đến bệnh viêm họng mạn tính quá phát. So với giai đoạn cấp, bệnh không có triệu chứng đột ngột và tiến triển phức tạp nhưng lại có nguy cơ kéo dài, tăng nguy cơ mắc viêm họng thể teo và các bệnh hô hấp khác. Do đó, người bệnh nên chú ý thăm khám và điều trị sớm để được điều trị hiệu quả.
ArrayCLICK NGAY:
Viêm họng hạt là bệnh thường gặp nhưng khó trị dứt điểm, tái phát nhiều lần và đặc biệt là dễ gây hôi miệng. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu nguyên nhân viêm họng hạt gây hôi miệng cũng như giải pháp đánh bay mùi hôi hiệu quả trong thời gian ngắn. Chuyên gia lý giải viêm họng hạt có gây hôi miệng không? Tại sao? Viêm họng hạt là một thể bệnh viêm họng mãn tính, khó điều trị dứt điểm và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Đặc trưng của bệnh là viêm...
Xem chi tiếtĐau họng là vấn đề không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn khi giao tiếp mà còn mang đến nhiều bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Việc tìm hiểu đau họng uống gì, ăn gì là điều cần thiết, giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát được tình trạng đau rát cổ họng trong thời gian ngắn. Đau họng uống gì tốt nhất? Với người mắc viêm họng, đau họng, chế độ ăn uống vốn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc ưu tiên sử dụng một số loại thực phẩm nhất định,...
Xem chi tiếtViêm họng mãn tính có nguy hiểm không và cách chữa trị dứt điểm như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia Tai - Mũi - Họng, nếu không điều trị đúng cách bệnh có thể biến chứng thành ung thư vòm họng, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Bệnh viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Nhiều bệnh nhân lo lắng “viêm họng mãn tính có nguy hiểm không?” và làm thế nào để chữa trị dứt điểm, an toàn. Thực tế, bệnh viêm họng mãn tính sẽ không gây...
Xem chi tiếtUống nước đá có gây viêm họng không là thắc mắc, câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi theo quan điểm của đa số mọi người, uống nước đá lạnh là nguyên nhân bị viêm họng. Nhiều người cũng cho rằng khi bị viêm họng mà uống nước đá, đồ ăn lạnh sẽ làm bệnh nghiêm trọng hơn, bệnh sẽ dai dẳng lâu khỏi. Uống nước đá có gây viêm họng không? Nước đá lạnh là thức uống giải nhiệt ngày hè nóng nực phổ biến của nhiều người. Tuy nhiên, đa số mọi người lại cho rằng chính...
Xem chi tiếtViêm họng hạt là bệnh liên quan đến đường hô hấp có thể xuất hiện ở bất cứ ai, trong mọi lứa tuổi. Khi mắc bệnh, liệu rằng viêm họng hạt có nguy hiểm không là nỗi băn khoăn, lo lắng của mọi bệnh nhân. Bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc liên quan đến căn bệnh này. Khi mắc bệnh viêm họng hạt có nguy hiểm không? Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mãn tính, xuất hiện khi niêm mạc họng bị tổn...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!