Tại sao viêm họng lại sốt? Cách xử lý sốt do viêm họng hiệu quả

Người mắc bệnh viêm họng thường đi kèm những dấu hiệu cơ bản như đau họng, mệt mỏi hay sốt cao. Mức độ sốt tùy vào tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc tại sao viêm họng lại sốt cũng như giải pháp giúp khắc phục vấn đề này hiệu quả cao nhất.

Chuyên gia lý giải: Tại sao viêm họng lại sốt?

Viêm họng là tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương do tác động của virus, vi khuẩn hay một số tác nhân gây hại khác. Khi mắc bệnh, người bệnh thường xuất hiện những dấu hiệu như sưng, nóng, đỏ hay đau họng. Ngoài ra, bệnh nhân còn thường bị sốt với nền nhiệt dao động từ 38 – 40 độ C. Tùy vào cách chăm sóc, điều trị mà vấn đề này có thể cải thiện sau 2 – 3 ngày hoặc lâu hơn là 7 – 10 ngày.

Viêm họng bị sốt là hiện tượng phổ biến. Vậy tại sao viêm họng lại sốt?
Viêm họng bị sốt là hiện tượng phổ biến. Vậy tại sao viêm họng lại sốt?

Lý giải về hiện tượng sốt khi bị viêm họng, các chuyên gia cho biết khi vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tiết ra ngoại độc tố gây ảnh hưởng và thay đổi môi trường sống cũng như tiêu diệt tế bào bên trong cơ thể. Khi cơ thể nhận diện được độc tố sẽ khởi động cơ chế miễn dịch của cơ để kích thích quá trình nhận diện tế bào. Trong đó, tế bào bạch cầu giữ nhiệm vụ tìm và tiêu diệt những yếu tố lạ xâm nhập vào bên trong cơ thể.

Khi hoạt động, bạch cầu luôn tiết ra một loại protein giữ nhiệm vụ kích thích sản sinh monoamin tại trung tâm điều nhiệt của cơ thể. Đây chính là một trong những loại amin giúp hoạt hóa acid arachidonic và làm tăng sản nhiệt dẫn đến hiện tượng sốt xuất hiện.

Với những thông tin trên, chắc hẳn các bạn đã biết được tại sao viêm họng lại sốt. Có thể thấy rằng sốt là một phản xạ tự nhiên nhằm bảo vệ cơ thể trước các tác nhân ngoại lai. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ trong cơ thể tăng cao, trên 38 độ, lúc này sốt có thể gây ảnh hưởng đến thần kinh và sự vận hành của một số cơ quan khác. Do đó khi có dấu hiệu sốt trên 38 độ C, người bệnh nên bắt đầu áp dụng các biện pháp điều trị để hạ sốt cho cơ thể để ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Cách giải pháp giúp hạ sốt do viêm họng nhanh nhất

Để hạ sốt cho cơ thể, người bệnh có thể lựa giữa ba phương pháp phổ biến hiện nay gồm: Mẹo dân gian, Tây y và Đông y. Tùy mức độ bệnh và điều kiện mỗi người mà bạn có thể lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp cụ thể như sau:

Sử dụng thuốc Tây y

So với các bài thuốc điều trị tại nhà, thuốc Tây y cho hiệu quả cao và nhanh hơn nên thường được áp dụng với tình trạng sốt cao.

Với việc tại sao viêm họng lại sốt, do nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là phản ứng của cơ thể trước các loại virus, vi khuẩn. Bởi vậy, sử dụng thuốc Tây sẽ giảm sốt nhanh chóng nhờ cơ chế tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh. Đồng thời, phương pháp này cũng giúp các triệu chứng bệnh viêm họng được giải quyết nhanh chóng.

Các loại thuốc chữa viêm họng được sử dụng trong điều trị sốt viêm họng gồm có:

Thuốc hạ sốt

Thuốc hạ sốt phổ biến nhất, thường được sử dụng hiện nay thường chứa thành phần Paracetamol (Acetaminophen). Bạn có thể lựa chọn giữa một số loại như:
Sử dụng Panadol, Efferalgan, Tylenol… Trong đó, Paracetamol là hoạt chất có công dụng giảm đau, hạ sốt nhanh, an toàn và vô cùng lành tính.

Paracetamol là hoạt chất giúp hạ sốt
Paracetamol là hoạt chất giúp hạ sốt

Với trường hợp dị ứng với Paracetamol, bạn có thể thay thế bằng các thuốc thuộc nhóm NSAIDs như Ibuprofen, Diclofenac, Aspirin.

Thuốc kháng viêm

Thuốc chống viêm được sử dụng phổ biến hiện nay gồm hai nhóm là NSAIDs và Corticoid:

  • Nhóm thuốc NSAIDs được sử dụng phổ biến hơn với trường hợp viêm nhẹ do ít gây ra tác dụng phụ.
  • Nhóm thuốc Corticoid thường được sử dụng trong trường hợp viêm nặng và phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc kháng sinh

Việc sử dụng thuốc kháng sinh tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay gồm có:

  • Người bệnh có thể lựa chọn các loại thuốc thuộc nhóm Macrolides, beta lactam (penicillin, cephalosporin, metronidazole, lincomycin, clindamycin).
  • Khi sử dụng thuốc kháng sinh, bạn cần chú ý sử dụng đúng liệu trình trong thời gian từ 5 – 10 ngày.
  • Việc sử dụng thuốc không đúng cách, đúng liều lượng có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc. Vậy nên, bệnh nhân cần uống thuốc theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

Một số các thuốc khác

Tùy thuộc vào triệu chứng khi sốt viêm họng mà bệnh nhân sẽ được kê thêm một số loại thuốc như giảm ho, tiêu đờm, thuốc chống dị ứng, thuốc co mạch,…

Dù sử dụng bất cứ loại thuốc Tây nào, các bạn cũng cần lưu ý thuốc có tác dụng nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tác dụng phụ về sau. Vì thế, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà.

Hạ sốt bằng mẹo tại nhà hiệu quả

Để kiểm soát, điều trị sốt viêm họng, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo chữa tại nhà. Tuy nhiên theo các chuyên gia, phương pháp này chỉ nên áp dụng cho trường hợp sốt nhẹ dưới 38 độ C. Khi kiên trì thực hiện mỗi ngày, các giải pháp này sẽ cải thiện cảm giác khó chịu cho bệnh nhân với hiệu quả cao.

  • Chườm khăn mát: Giải pháp này sẽ giúp giảm nhiệt hiệu quả trong thời gian ngắn. Bạn nên sử dụng khăn có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 1 – 2 độ C để đắp vào các vị trí có nhiệt độ cao như trán, bẹn. Song song với việc chườm khăn, các bạn có thể sử dụng khăn để lau toàn thân, tập trung vào nách, bẹn, lòng bàn chân, bàn tay, lưng,… của người bệnh.
  • Uống nhiều nước: Khi bị sốt, người bệnh cần uống nhiều nước hơn so với thông thường do cơ thể đã mất đi một lượng nước khá lớn. Đồng thời, uống nước còn giúp giảm nhiệt độ trong cơ thể, tăng bài tiết nước tiểu và mồ hôi để góp phần làm tăng quá trình thải nhiệt. Người bệnh có thể sử dụng nước lọc kết hợp với nước ép trái cây đều được. Nếu sốt cao, bệnh nhân cần sử dụng các nước bù điện giải chuyên dụng như oresol.
  • Sử dụng lá tía tô: Các bạn hãy sử dụng một nắm lá tía tô, giã nát rồi thêm nước và lọc bỏ bã. Sau đó, uống nước này sẽ có khả năng giải nhiệt, tiêu độc, sát khuẩn, giảm viêm để từ đây giúp hạ sốt hiệu quả. Bên cạnh tác dụng hạ nhiệt, loại lá này còn giúp giảm đau, tiêu viêm nên cách chữa viêm họng bằng lá tía tô cũng đem lại hiệu quả tích cực.
  • Lá nhọ nồi: Bạn có thể sử dụng một nắm lá nhọ nồi rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi thêm nước và đun sôi khoảng 5 phút. Sau đó, bạn hãy chắt lấy nước uống sẽ có tác dụng bù nước, giải nhiệt để hạ sốt nhanh chóng.
Lá nhọ nồi giúp hạ sốt nhanh
Lá nhọ nồi giúp hạ sốt nhanh

Các mẹo điều trị bệnh tại nhà được lưu truyền trong dân gian thường có cách thực hiện vô cùng đơn giản nên bất cứ ai cũng có thể dễ dàng áp dụng. Tuy nhiên, nếu đã thử những mẹo trên nhưng tình trạng sốt vẫn không cải thiện, thậm chí sốt ngày càng tăng. Lúc này, các bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Một số lưu ý cần nhớ khi bị sốt viêm họng

Sau khi biết được tại sao viêm họng lại sốt cũng như những biện pháp hỗ trợ điều trị sốt viêm họng hiệu quả, người bệnh cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Nên nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh, thoáng mát nhưng không có gió lùa. Hạn chế đông người vây quanh để tránh gây ngột ngạt cho người bệnh.
  • Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể bằng cách đo nhiệt độ từ 1 đến 2 tiếng/lần để ứng phó kịp thời khi có dấu hiệu sốt cao.
  • Người bệnh không nên mặc nhiều quần áo, chỉ nên sử dụng trang phục mỏng, thoáng mát, không đắp chăn.
  • Bù nước theo đúng hướng dẫn, riêng trẻ em còn bú thì cần tích cực cho trẻ bú nhiều hơn sẽ giúp giảm sốt hiệu quả. Trẻ sốt viêm họng kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào mức độ bệnh, nếu trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, bỏ bú cha mẹ cần đưa con đi thăm khám, tránh biến chứng nguy hiểm.
  • Cho người bệnh ăn các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như súp, cháo,… tránh sử dụng đồ ăn cứng, đồ ăn dễ gây tổn thương vùng họng.

Bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin cơ bản giúp các bạn giải đáp thắc mắc tại sao viêm họng lại sốt cũng như gợi ý phương pháp hạ sốt hiệu quả trong thời gian ngắn. Khi đã áp dụng các biện pháp hạ sốt, từ mẹo dân gian cho đến Tây y, Đông y nhưng dấu hiệu sốt vẫn không suy giảm, lúc này người bệnh cần được thăm khám tại các cơ sở y tế để tránh biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

- Được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú

- PGĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện

- Hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh viêm họng

Triệu chứng của bạn?

NỘI DUNG HỮU ÍCH:

Array
Câu hỏi thường gặp
Viêm Họng Hạt Gây Hôi Miệng

Viêm họng hạt là bệnh thường gặp nhưng khó trị dứt điểm, tái phát nhiều lần và đặc biệt là dễ gây hôi miệng. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu nguyên nhân viêm họng hạt gây hôi miệng cũng như giải pháp đánh bay mùi hôi hiệu quả trong thời gian ngắn. Chuyên gia lý giải viêm họng hạt có gây hôi miệng không? Tại sao? Viêm họng hạt là một thể bệnh viêm họng mãn tính, khó điều trị dứt điểm và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Đặc trưng của bệnh là viêm...

Xem chi tiết
Đau Họng Uống Gì

Đau họng là vấn đề không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn khi giao tiếp mà còn mang đến nhiều bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Việc tìm hiểu đau họng uống gì, ăn gì là điều cần thiết, giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát được tình trạng đau rát cổ họng trong thời gian ngắn. Đau họng uống gì tốt nhất? Với người mắc viêm họng, đau họng, chế độ ăn uống vốn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc ưu tiên sử dụng một số loại thực phẩm nhất định,...

Xem chi tiết
Viêm Họng Mãn Tính Có Nguy Hiểm Không

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không và cách chữa trị dứt điểm như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia Tai - Mũi - Họng, nếu không điều trị đúng cách bệnh có thể biến chứng thành ung thư vòm họng, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Bệnh viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Nhiều bệnh nhân lo lắng “viêm họng mãn tính có nguy hiểm không?” và làm thế nào để chữa trị dứt điểm, an toàn. Thực tế, bệnh viêm họng mãn tính sẽ không gây...

Xem chi tiết
Uống Nước Đá Có Gây Viêm Họng Không

Uống nước đá có gây viêm họng không là thắc mắc, câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi theo quan điểm của đa số mọi người, uống nước đá lạnh là nguyên nhân bị viêm họng. Nhiều người cũng cho rằng khi bị viêm họng mà uống nước đá, đồ ăn lạnh sẽ làm bệnh nghiêm trọng hơn, bệnh sẽ dai dẳng lâu khỏi. Uống nước đá có gây viêm họng không? Nước đá lạnh là thức uống giải nhiệt ngày hè nóng nực phổ biến của nhiều người. Tuy nhiên, đa số mọi người lại cho rằng chính...

Xem chi tiết
Viêm Họng Hạt Có Nguy Hiểm Không

Viêm họng hạt là bệnh liên quan đến đường hô hấp có thể xuất hiện ở bất cứ ai, trong mọi lứa tuổi. Khi mắc bệnh, liệu rằng viêm họng hạt có nguy hiểm không là nỗi băn khoăn, lo lắng của mọi bệnh nhân. Bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc liên quan đến căn bệnh này. Khi mắc bệnh viêm họng hạt có nguy hiểm không? Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mãn tính, xuất hiện khi niêm mạc họng bị tổn...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Bài thuốc Thanh Hầu bổ phế thang đặc trị viêm họng mãn tính, viêm họng hạt

Thanh Hầu Bổ Phế Thang Chữa Viêm Họng DỨT ĐIỂM, Ngừa Tái Phát

Thanh Hầu bổ phế thang là bài thuốc kế thừa tinh hoa YHCT Thái y viện triều Nguyễn suốt 150...
Con gái anh Thanh sau khi khỏi bệnh ngày càng hoạt bát, đáng yêu

Bí Quyết KHỎI HẲN Viêm Họng Mủ Bằng Bài Thuốc Thảo Dược

Hành trình hơn 6 năm tìm cách chữa khỏi căn bệnh viêm họng mủ cho đứa con gái 10 tuổi...
Bài thuốc Thanh Hầu bổ phế thang chi phí bao nhiêu? Bao lâu thì khỏi?

Thanh hầu bổ phế thang chữa viêm họng, viêm amidan, ho bao lâu thì khỏi?...

Thanh Hầu bổ phế thang là bài thuốc nam phục dựng từ tinh hoa 150 năm YHCT triều Nguyễn. Với...
Thanh hầu bổ phế thang điều trị bệnh gì? Dùng như thế nào? Ai nên sử dụng?

Thanh Hầu Bổ Phế Thang Điều Trị Bệnh Gì? Dùng Cho Đối Tượng Nào?

Thanh hầu bổ phế thang là bài thuốc nghiên cứu đặc trị các bệnh viêm đường hô hấp phổ biến...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top