Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân là bệnh gì? Cách xử lý an toàn, hiệu quả

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân là hiện tượng khá phổ biến. Tình trạng này ngoài việc khiến thai phụ cảm thấy khó chịu, bứt rứt còn gây ra tâm lý lo lắng. Nếu đang quan tâm về vấn đề này, chị em đừng bỏ qua những thông tin hữu ích sẽ được đề cập ngay sau đây.

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân là bệnh gì?

Có rất nhiều chị em trong thời gian thai kỳ gặp phải hiện tượng nổi mẩn ngứa ở chân. Việc nắm rõ triệu chứng, nguyên nhân sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn, bảo đảm an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Các triệu chứng điển hình

Hiện tượng bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào, nhưng phổ biến nhất là 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Các chuyên gia cho biết, khi cơ thể mẫn cảm với các tác nhân gây dị ứng sẽ kích thích giải phóng histamin. Hoạt chất này làm tăng tính thấm thành mao mạch ở dưới da, từ đó gây khô rát và ngứa ngáy.

Các triệu chứng điển hình bao gồm những mảng sần đỏ, hồng như phát ban, kèm theo cảm giác ngứa ngáy châm chích và nóng rát da rất khó chịu. Thông thường, hiện tượng này xuất hiện ở chân đầu tiên rồi lan rộng ra vùng mông, mặt,…

Trên chân xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mẹ bầu cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu
Trên chân xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mẹ bầu cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu

Nghiêm trọng hơn, bà bầu có thể gặp phải các triệu chứng như sưng phù mí mắt, môi hoặc lưỡi,… Việc này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tâm lý trong quá trình mang thai.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân

Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân gây ra hiện tượng bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân bao gồm:

  • Sự thay đổi nội tiết tố: Trong thời gian thai kỳ, lượng hormone estrogen, progesterone,… tăng đột biến khiến cơ thể không kịp thích ứng, làm cho da bị khô và nổi mẩn ngứa.
  • Cấu trúc mô của da thay đổi: Thai nhi phát triển, mẹ bầu tăng cân làm do vùng mô da ở bụng, mông, đùi,… bị giãn ra, khiến da trở nên mỏng và căng hơn. Khi đó, bà bầu dễ bị nổi mẩn đỏ và ngứa khắp người khi gặp phải tác nhân gây kích ứng.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Trong quá trình mang thai, người mẹ thường chú ý bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có thể gây ra tình trạng thiếu hoặc thừa nhóm dinh dưỡng nào đó khiến da bị nổi mẩn ngứa ở chân.
  • Sức đề kháng suy giảm: Khi mang thai, sức đề kháng trong cơ thể bị suy giảm mạnh, đây là điều kiện thuận lợi để các tác nhân bên ngoài tấn công gây kích ứng da.
  • Lo lắng và căng thẳng: Tâm lý lo lắng và căng thẳng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, khiến hệ miền dịch suy giảm rất dễ mắc các bệnh ngoài da, trong đó có nổi mề đay khi mang thai.
  • Bổ sung dược phẩm không phù hợp: Bà bầu bổ sung nhiều canxi, sắt, vitamin trong thời gian thai kỳ kích ứng lên hệ miễn dịch.
  • Viêm nang lông ở chân: Tình trạng này thường xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ, trên da xuất hiện mẩn ngứa và mụn nước kèm theo mủ ở lỗ nang lông.
  • Viêm da bọng nước: Đây là hiện tượng rất phổ biến ở tuần thứ 20 – 21 của thai kỳ. Ban đầu, trên da xuất hiện các nốt mẩn ngứa ở vùng rốn đùi, sau đó nhanh chóng lan ra bộ phần khác trên cơ thể gây khó chịu, mất ăn mất ngủ.
Sự thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân hàng đầu khiến bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân
Sự thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân hàng đầu khiến bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân

Tình trạng này có nguy hiểm không? Khi nào nên thăm khám bác sĩ?

Tình trạng bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân khá phổ biến, có khoảng 80% chị em sẽ gặp phải vấn đề này trong suốt quá trình mang thai. Thực tế ghi nhận, các triệu chứng ngoài da sẽ biến mất sau vài ngày mà không cần can thiệp y tế.

Tuy nhiên, đây là thời gian nhạy cảm, tình trạng này sẽ khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Nếu nổi mẩn ngứa kéo dài dai dẳng, ngày càng nghiêm trọng có thể khiến thai yếu, nguy cơ sinh non hoặc gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho bào thai.

Do vậy, mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan mà cần theo dõi kỹ lưỡng ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Hãy nhanh chóng gặp bác sĩ khi gặp phải biểu hiện bất thường như tổn thương da trên diện rộng, nổi mụn nước li ti, khó thở, đau họng, mất sức, nhiễm trùng da,…để được kiểm tra chi tiết.

Các cách điều trị khi bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân tốt nhất

Mẹ bầu luôn lo lắng và căng thẳng khi bị nổi mẩn ngứa ở chân. Việc điều trị kịp thời và đúng cách sẽ giúp kiểm soát nhanh chóng tình trạng ngày, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Một số mẹo dân gian đơn giản, an toàn

Khi xuất hiện tình trạng nổi mẩn ngứa ở vùng chân, mẹ bầu có thể áp dụng ngay một số mẹo dân gian từ các thảo dược tự nhiên. Các cách này thực hiện khá đơn giản, giúp cải thiện các triệu chứng mẩn ngứa an toàn, với mức chi phí cực rẻ.

Mẹ bầu có thể tham khảo một số cách chữa nổi mẩn ngứa ở chân khi mang thai dưới đây:

  • Nha đam: Trong gel nha đam chứa các chất chống oxy hóa, giúp giảm ngứa, cấp ẩm, làm dịu da và tăng cường đề kháng bảo vệ da. Người bệnh cạo lấy phần gel trắng, thoa lên vùng da bị mẩn ngứa và massage nhẹ nhàng rồi dùng nước mát rửa sạch sau khoảng 15 phút.
  • Giấm táo: Hàm lượng acid citric trong giấm táo có công dụng sát trùng, giảm ngứa, làm dịu da, ngăn ngừa nhiễm trùng khi bị nổi mẩn đỏ rất hiệu quả. Người bệnh trộn 1ml giấm táo với 10ml nước lọc, sau đó dùng 1 miếng bông y tế thấm vào dung dịch này và thoa lên vùng da bị nổi mẩn.
  • Uống trà thảo mộc: Mẹ bầu uống các loại trà thảo mộc như atiso, chè vằng, trà hoa cúc,…rất tốt cho cơ thể, có tác dụng thải độc và thanh lọc cơ thể rất tốt từ đó hỗ trợ cải thiện triệu chứng nổi mẩn ngứa. Thêm vào đó, các loại trà thảo mộc còn còn công dụng an thần và thư giãn.
Trà hoa cúc tốt cho mẹ bầu, giúp giảm tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân
Trà hoa cúc tốt cho mẹ bầu, giúp giảm tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân

Các mẹo dân gian cho hiệu quả khá tốt khi bệnh còn nhẹ, lại rất an toàn với mẹ bầu. Tuy nhiên, sau khi thực hiện nhưng tình trạng nổi mẩn ở chân không được cải thiện mà có xu hướng nghiêm trọng hơn, mẹ bầu nên gặp bác sĩ để được khám và điều trị.

Phương pháp Tây y

Khi bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra. Sau khi đã xác định được nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc phù hợp. Ưu điểm của thuốc Tây y trị mẩn ngứa đó là giúp làm giảm triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng, đơn giản, dễ sử dụng.

Thông thường, các loại thuốc bôi sẽ được chỉ định nhiều hơn so với thuốc uống bởi ít ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mẹ bầu cần chú ý thực hiện theo đúng đơn thuốc của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Việc tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi liều lượng không những ảnh hưởng đến hiệu quả mà còn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.

Gợi ý cho mẹ bầu địa chỉ khám mề đay mẩn ngứa uy tín

Bà bầu bị nổi mề đay mẩn ngứa ở chân có thể tham khảo danh sách 6 địa chỉ khám, chữa bệnh uy tín nhất hiện nay được đề cập sau đây:

  • Bệnh viện da liễu Trung Ương: Đây là bệnh viện hàng đầu cả nước, chuyên giải quyết các vấn đề về da liễu được người bệnh tin tưởng lựa chọn. Địa chỉ tại 15A Phương Mai – Hà Nội. SĐT: 04. 3576 4627
  • Bệnh viện Da liễu Hà Nội: Khi bị nổi mẩn ngứa ở chân, mẹ bầu có thể đến khám và điều trị tại đây. Các bác sĩ có chuyên môn cao, cùng hệ thống thiết bị hiện đại, đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất. Địa chỉ tại 79B Nguyễn Khuyến – Hà Nội. SĐT: 0967 691 616.
  • Bệnh viện Bạch Mai: Bệnh viện nổi tiếng miền Bắc, được người bệnh đánh giá rất cao về chất lượng thăm khám và hiệu quả điều trị. Đội ngũ bác sĩ giỏi, thiết bị đầy đủ, phương pháp hiện đại là 3 yếu tố nổi bật nhất. Địa chỉ tại 78 Giải Phóng, Hà Nội, SĐT: 094 876 76 76.

Chăm sóc, phòng ngừa tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân khi mang thai

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân có thể chủ động phòng ngừa tình trạng này bằng cách thay đổi một số thói quen sinh hoạt, ăn uống. Cụ thể như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ toàn cơ thể, đặc biệt là vùng chân 2 lần/ngày.
  • Nhiệt độ nước tắm phù hợp, không nên tắm quá lâu và nhiều lần trong ngày.
  • Mặc đồ thoáng mát, có chất liệu mềm mịn để tránh tác động làm xước da.
  • Nên dùng các tinh dầu từ tự nhiên như dầu dừa, oliu, hướng dương, hạnh nhân,… để dưỡng ẩm.
  • Thoa kem chống nắng đầy đủ, chú ý che chắn mỗi khi ra ngoài.
  • Uống nhiều nước, cân bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp để tránh thiếu hoặc thừa chất. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng, cay nóng, nhiều dầu mỡ,… hay các chất kích thích.
  • Tham khảo chuyên gia da liễu về các sản phẩm làm sạch và chăm sóc da phù hợp dành cho mẹ bầu.
  • Mẹ bầu nên tập các động tác thể dục nhẹ nhàng ngay tại nhà để khí huyết lưu thông, tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó cần ăn ngủ, sinh hoạt điều độ, không nên quá căng thẳng.

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng có thể gây ra một số ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Hy vọng qua bài viết  trên, mẹ bầu đã nắm vững các kiến thức cơ bản về tình trạng này và chủ động phòng ngừa để bảo vệ tốt sức khỏe.

Chia sẻ

Chia sẻ
Bỏ qua
Top