Top 12 cách trị phong ngứa tại nhà người bệnh không nên bỏ qua
Cách trị phong ngứa tại nhà bằng các thảo dược tự nhiên cho hiệu quả khá tốt trong trường hợp bệnh mới khởi phát. Bên cạnh đó, nhờ ưu điểm mức độ an toàn cao, phù hợp với nhiều đối tượng và chi phí thấp, phương pháp này được rất nhiều người bệnh quan tâm và áp dụng.
Hướng dẫn chi tiết 12 cách trị phong ngứa tại nhà hiệu quả nhất
Phong ngứa hay còn gọi là mề đay là bệnh lý da liễu có dấu hiệu đặc trưng gồm nổi mẩn đỏ, gây ngứa ngáy da. Tuy không trực tiếp đe dọa tính mạng nhưng tình trạng này gây ra không ít phiền toái và khó chịu với người bệnh.
Ở giai đoạn đầu, khi các triệu chứng của bệnh mới xuất hiện, người bệnh có thể áp dụng ngay 12 cách trị phong ngứa tại nhà cực kỳ đơn giản sau:
Trị phong ngứa bằng nha đam
Cách trị phong ngứa tại nhà hiệu quả người bệnh không nên bỏ qua đó là sử dụng nha đam. Các hoạt chất trong gel nha đam không chỉ có tính sát khuẩn cao mà còn giải độc, tiêu sưng, làm mềm da và thúc đẩy những tổn thương hồi phục nhanh chóng.
- Nguyên liệu: 1 nhánh nha đam.
- Cách thực hiện: Người bệnh loại bỏ toàn bộ lớp vỏ màu xanh rồi rửa sạch nhiều lần, chỉ giữ lại phần thịt trắng và đắp trực tiếp lên da. Sau khoảng 15 – 20 phút, khi các hoạt chất trong gel nha đam đã thẩm thấu vào da thì làm sạch bằng nước.
Cách chữa phong ngứa tại nhà bằng lá khế
Theo Đông y, lá khế là thảo dược có vị chát, giúp thanh nhiệt, giảm viêm và loại bỏ độc tố trong cơ thể. Y học hiện đại đã chỉ ra rằng, các khoáng chất, chất oxy hóa và vitamin có công dụng sát trùng hiệu quả, từ đó giảm mẩn đỏ và ngứa ngáy do bệnh phong ngứa gây ra.
- Nguyên liệu: 1 nắm lá khế, muối hạt.
- Cách thực hiện: Lá khế sau khi hái về đem rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn. Người bệnh sao lá khế trên chảo nóng đến khi kéo lại thì cùng túi chườm hoặc khăn sạch gói lại, chờ nguội bớt rồi chườm nhẹ nhàng lên những vùng da đang bị phong ngứa.
Cách trị phong ngứa tại nhà từ lá trà xanh
Lá trà xanh thường được dùng để điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có phong ngứa. Hoạt chất flavonoid, tanin cùng các acid amin khác có trong trà xanh giúp chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng rất tốt. Thêm vào đó, hoạt chất EGCG còn có tác dụng chống oxy hóa cao, từ đó bảo vệ tốt làn da và thúc đẩy tổn thương nhanh lành.
- Nguyên liệu: 1 nắm trà xanh, muối hạt.
- Cách thực hiện: Tương tự bài thuốc khác, người bệnh cần rửa sạch lá trà xanh bằng nước muối pha loãng. Sau đó, lá trà xanh đem đun cùng 3 lít nước, để sôi khoảng 5 phút thì đem pha cùng nước lạnh dùng để tắm.
Lá trầu không
Một trong những cách trị phong ngứa người bệnh không nên bỏ qua đó là dùng lá trầu không. Thảo dược này có công dụng khử khuẩn, chống viêm loét, thúc đẩy quá trình phục hồi tế bào da bị tổn thương nhanh chóng.
- Nguyên liệu: 5 – 7 lá trầu không, muối hạt.
- Cách thực hiện: Người bệnh rửa sạch lá trầu không với nước muối pha loãng, rồi giã hoặc vò nát và đem đun nước tắm để điều trị bệnh phong ngứa.
Cách điều trị phong ngứa bằng lá bạc hà
Lá bạc hà trị phong ngứa hiệu quả bởi tính sát khuẩn và thanh nhiệt tốt. Các triệu chứng ngoài da như nổi mẩn, bong tróc, khô da, ngứa ngáy sẽ thuyên giảm nhanh chóng sau khi tắm nước lá bạc hà hoặc đắp trực tiếp lên da.
- Nguyên liệu: Lá bạc hà, muối hạt.
- Cách thực hiện: Người bệnh rửa sạch lá bạc hà bằng nước muối rồi giã nát và đắp lên vùng da bị phong ngứa trong 5 – 10 phút thì rửa lại với nước. Một cách khác đơn giản hơn, người bệnh đun nước lá bạc hà hoặc nhỏ vài giọt tinh vào nước để tắm mỗi ngày.
Cách trị phong ngứa tại nhà bằng kinh giới
Cách trị phong ngứa tại nhà bằng lá kinh giới được khá nhiều người bệnh áp dụng bởi hiệu quả tốt, dễ thực hiện. Trong Đông y, kinh giới có vị cay, tính ấm, giúp tán hàn, cầm máu và chống dị ứng rất tốt.
- Nguyên liệu: Kinh giới, bèo cái (bỏ rễ), của ráy dại (gọt vỏ, thái mỏng), thổ phục linh,lá ba chục.
- Cách thực hiện: Rửa sạch kinh giới, thổ phục linh, lá ba chục, còn bèo cái bỏ rễ, của ráy dại đem gọt vỏ và thái mỏng rồi đun sôi cùng nước để xông hơi vùng da bị phong ngứa, khi nguội dùng để tắm.
Chườm lá hẹ – Cách chữa trị bệnh phong ngứa rất tốt
Nghiên cứu chỉ ra rằng, lá hẹ tác dụng kháng viêm, giải độc, phục hồi tổn thương da do các bệnh lý da liễu hiệu quả. Do vậy, cách trị phong ngứa tại nhà bằng lá hẹ được rất nhiều người tin tưởng áp dụng.
- Nguyên liệu: 1 nắm lá hẹ, muối hạt.
- Cách thực hiện: Cách đầu tiên, người bệnh đem giã nát lá hẹ đã rửa sạch cùng một chút muối hạt rồi đem chườm trực tiếp lên da bị phong ngứa. Hoặc người bệnh có thể đun nước từ lá hẹ để ngâm rửa hoặc tắm.
Lá tía tô
Theo Đông y, tía tô có vị cay, tính ấm giúp giải uất, tán phong hàn hiệu quả. Nghiên cứu Tây y cho biết, các hoạt chất trong thảo dược này có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm và làm lành các vết tổn thương da.
- Nguyên liệu: Lá tía tô, một chút muối hạt.
- Cách thực hiện: Người bệnh rửa sạch lá tía tô bằng cách ngâm trong nước muối loãng rồi đem thái nhỏ, thêm chút muối trắng, giã nát hoặc xay nhuyễn. Sau khi đắp lá tía tô lên da khoảng 20 phút thì chỉ cần rửa sạch da với nước.
Uống tà hoa cúc – Cách trị phong ngứa tại nhà nên thực hiện
Các bác sĩ cho biết, trà hoa cúc có công dụng thanh nhiệt, giải độc và làm mát gan hiệu quả. Bên cạnh đó, trà hoa cúc còn giúp ngủ ngon, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi. Do vậy, khi bị các bệnh da liễu, trong đó có phong ngứa, người bệnh có thể uống trà hoa cúc mỗi ngày để điều trị.
- Nguyên liệu: Gói trà hoa cúc.
- Cách thực hiện: Người bệnh hãm trà hoa cúc uống mỗi ngày để điều trị phong ngứa.
Bột yến mạch
Cách trị bệnh mẩn ngứa tại nhà bằng bột yến mạch cho tác dụng tốt, lại an toàn đối với sức khỏe. Nó giúp giảm nhanh cơn ngứa, thúc đẩy lưu thông máu và làm mát da.
- Nguyên liệu: Bột yến mạch khoảng 50g.
- Cách thực hiện: Người bệnh hòa bột yến mạch với nước ấm, sau đó ngâm vùng da bị phong ngứa trong 15 – 20 phút, cuối cùng tắm lại bằng nước sạch.
Sử dụng thảo dược tự nhiên – Cách trị bệnh phong ngứa hiệu quả
Người bệnh có thể điều trị bệnh phong ngứa bằng cách kết hợp một số thảo dược tự nhiên. Bài thuốc này có tác dụng đào thải độc tố, thanh nhiệt, tăng cường chức năng gan thận, đồng thời bồi bổ cơ thể khỏe mạnh.
- Bài thuốc 1: Người bệnh sắc nước uống từ các vị thuốc gồm thục địa (12g), dây kim ngân, nhọ nồi (mỗi loại 10g).
- Bài thuốc 2: Thực hiện tương tự bài thuốc 1, thay các nguyên liệu bằng kim ngân hoa, vỏ núc nác (mỗi loại 12g) và lá đơn đỏ (6g).
Cách trị phong ngứa tại nhà bằng chườm nóng hoặc chườm lạnh
Phương pháp chườm nóng được áp dụng trong trường hợp nguyên nhân gây ra phong ngứa là do phong hàn, còn chườm lạnh với bệnh thể phong nhiệt. Người bệnh sử dụng khăn sạch, mềm ngâm trong nước ấm hoặc lạnh rồi chườm trực tiếp lên da trong khoảng 30 – 45 phút.
Lưu ý quan trọng cần nhớ khi thực hiện chữa phong ngứa tại nhà
Cách trị phong ngứa tại nhà có nhiều ưu điểm như hiệu quả khá tốt, an toàn cao, phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất:
- Trước tiên, người bệnh cần xác định nguyên nhân gây phong ngứa để lựa chọn cách điều trị phù hợp nhất.
- Hiệu quả của các cách trị phong ngứa tại nhà còn chậm và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng da, cách thực hiện, cơ địa từng người.
- Người bệnh không nên kết hợp nhiều bài thuốc trị phong ngứa một lúc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Người bệnh thực hiện đúng theo hướng dẫn, chú ý theo dõi quá trình phục hồi, nếu có bất cứ triệu chứng lạ nào thì cần gặp bác sĩ để kiểm tra.
- Chú ý lựa chọn nguyên liệu không chứa chất hóa học, thuốc trừ sâu, nên ngâm rửa bằng nước muối pha loãng trước khi thực hiện.
- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, nên ăn thực phẩm chứa vitamin, omega 3, tỏi, nghệ tươi, trà xanh,… Bên cạnh đó, người bị phong ngứa cần tránh hải sản, đồ cay nóng, chất đạm, chất kích thích,…
- Trong quá trình điều trị, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng gồm phấn hoa, lông động vật, hóa chất, mỹ phẩm,…
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh, tuyệt đối không gãi mạnh và chà xát khiến da bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Tập thể dục, chơi thể thao, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường đề kháng và sức khỏe.
- Mẹo dân gian thường chỉ có tác dụng giảm triệu chứng chứ không điều trị dứt điểm, đối với trường hợp nặng, người bệnh nên gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể nhất.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!