Tiểu Rắt
Tiểu rắt không phải là hiện tượng hiếm gặp, nhiều người thường chủ quan xem nhẹ cho rằng đó chỉ là biểu hiện bình thường, sẽ tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.
Tiểu rắt là gì?
Tiểu rắt không phải là một bệnh lý cụ thể mà là triệu chứng được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến tiết niệu. Thuật ngữ này thường được dùng để mô tả tình trạng bàng quang bị mất kiểm soát, dẫn đến việc số lần người bệnh đi tiểu gia tăng một cách bất thường. Đôi khi, bệnh nhân cũng không thể kiểm soát dòng nước tiểu, khiến nước tiểu dây vào quần trong.
Tình trạng này có thể xảy ra ở tất cả mọi người, không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Nhiều người thường không để tâm khi gặp phải chứng tiểu rắt, tiểu nhiều lần, thế nhưng đây rất có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Tiểu rắt là bệnh gì?
Các bệnh lý gây tiểu rắt thường gặp có thể kể đến là:
Đường tiết niệu bị nhiễm trùng
Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng đi tiểu quá nhiều. Nhiễm trùng thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào các bộ phận của hệ tiết niệu như bàng quang, thận hoặc niệu đạo. Người bệnh cũng có thể bị tiểu buốt hoặc căng cứng bụng dưới khi bị nhiễm trùng.
Viêm nhiễm bộ phận sinh dục
Giống như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm nhiễm âm đạo/dương vật cũng là bệnh lý dễ gây ra chứng tiểu rắt, tiểu són. Tình trạng này thường có nguyên nhân do vi khuẩn và nấm men như candida, lậu, giang mai,.. Bên cạnh chứng đi tiểu nhiều lần, người bệnh cũng có thể bị đau rát ở vùng kín, dịch tiết kèm mủ, đau khi quan hệ,…
Bàng quang hoạt động quá mức (OAB)
Tình trạng này xảy ra phổ biến ở người cao tuổi hơn. Đây là hiện tượng bàng quang rối loạn chức năng làm rỗng, nghĩa là nó không chứa được nước tiểu trong thời gian dài mà phải đào thải ngay lập tức. Hậu quả là người bệnh thường xuyên bị tiểu rắt, tiểu nhiều lần.
Viêm bàng quang xen kẽ
Đây là bệnh lý xảy ra khi các mô cơ trong và ngoài bàng quang bị viêm và trở nên sưng tấy. Tình trạng này thường thấy ở phụ nữ nhiều hơn, khiến người bệnh bị tiểu rắt, tiểu không hết cũng như cảm thấy vùng chậu bị căng cứng và khó chịu.
Sỏi thận và sỏi bàng quang
Sỏi thận, sỏi bàng quang hình thành khi các khoáng chất trong nước tiểu liên kết lại với nhau. Sự tích tụ tinh thể này khiến chức năng lọc và đào thải của thận cũng như bàng quang giảm sút. Tần suất đi tiểu bất thường là một trong các dấu hiệu đặc trưng của sỏi thận, sỏi bàng quang.
Cơ sàn chậu suy yếu
Cơ sàn chậu đảm nhận nhiệm vụ kiểm soát nhiều bộ phận của hệ tiết niệu như thận, bàng quang và niệu đạo. Cơ sàn chậu nếu bị suy yếu do chấn thương ngoài hoặc lão hóa có thể dẫn đến hiện tượng đi tiểu mất kiểm soát ở người bệnh.
Tiểu đường tuýp 1, 2
Tần suất tiểu tiện gia tăng bất thường cũng như lượng nước tiểu nhiều là những dấu hiệu đặc trưng của tiểu đường tuýp 1, 2. Nguyên nhân là vì nồng độ đường trong máu bị dư thừa, khiến cơ thể phải nhanh chóng đào thải chúng ra ngoài thông qua đường tiết niệu để đảm bảo cân bằng.
Các yếu tố khác
Bên cạnh một số bệnh lý, chứng tiểu rắt cũng có thể là do một số yếu tố khác như: Uống quá nhiều nước, lạm dụng rượu bia, thuốc thông tiểu, mang thai, lo lắng hoặc căng thẳng tâm lý,…
Các triệu chứng kèm theo tiểu rắt
Người bị tiểu rắt có thể phải đi tiểu nhiều hơn 7 lần/ngày. Nếu bệnh nhân thường xuyên tiểu tiện vào ban đêm, rất có thể đây là dấu hiệu của tiểu đường (đái tháo đường). Bên cạnh triệu chứng tiểu rắt, bệnh nhân còn có thể gặp phải tình trạng:
- Cảm giác đau đớn, khó chịu ở vùng bụng dưới khi đi tiểu. Đôi khi, người bệnh cũng có thể cảm thấy đau nhức vùng thắt lưng hoặc vùng mạn hông.
- Nước tiểu sẫm màu, đục, có thể sủi bọt tăm hoặc có lẫn máu.
- Dòng nước tiểu chảy ra không mạnh, lượng nước tiểu không nhiều và có mùi khai khó chịu.
- Mất kiểm soát bàng quang, thường xuyên cảm thấy buồn tiểu tiện, thậm chí tiểu són ra quần.
- Cảm thấy khát nước, khô miệng hoặc sốt hay ớn lạnh.
Bị tiểu rắt phải làm sao?
Tùy thuốc vào nguyên nhân gây ra mà các biện pháp điều trị tiểu rắt cũng có sự khác biệt. Dưới đây là một số các cách khắc phục chứng tiểu rắt, tiểu nhiều lần phổ biến nhất:
Mẹo dân gian trị tiểu nhiều lần
Các bài thuốc dân gian chủ yếu sử dụng thảo mộc, thảo dược sẵn có, dễ kiếm cũng như không tốn nhiều thời gian chuẩn bị. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhược điểm là tác dụng chậm và chỉ phù hợp với những bệnh nhân ở mức độ nhẹ.
Bài thuốc từ cây rau đắng và đậu đỏ
Bài thuốc này thích hợp sử dụng với các trường hợp tiểu rắt do đường huyết cao. Cây rau đắng theo y học cổ truyền có vị đắng, tính lạnh, giúp lợi tiểu, sát trùng và cải thiện hiệu quả triệu chứng tiểu buốt, tiểu nhiều lần về đêm,.. Trong khi đó, đậu đỏ vị ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, giải độc và giải nhiệt.
Nguyên liệu: 40g đậu đỏ, 100g rau đắng.
Cách thực hiện:
- Rau đắng và đậu đỏ đem rửa sạch, riêng rau đắng dùng tay vò nát.
- Cho cả hai nguyên liệu và nồi, thêm nước xâm xấp mặt rồi đun sôi.
- Chắt lấy nước thuốc, dùng uống trong ngày.
Bài thuốc từ chuối hột
Với những bệnh nhân bị chứng tiểu rắt do sỏi thận, sỏi bàng quang, bài thuốc từ chuối hột là một lựa chọn đáng thử. Chuối hột có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, điều hòa khí huyết, tiêu trừ độc tố tích tụ và cải thiện tình trạng khô miệng. Đặc biệt, bài thuốc từ chuối hột là cách trị tiểu rắt tại nhà đơn giản, ai cũng có thể tham khảo thực hiện.
Nguyên liệu: 3 đến 5 quả chuối hột còn xanh.
Cách thực hiện:
- Chuối sau khi rửa sạch thì dùng dao thái thành từng lát mỏng.
- Cho chuối vào chảo rang khô rồi dùng cối đá nghiền thành bột mịn.
- Mỗi lần người bệnh dùng 1 thìa cà phê bột chuối hột với nước ấm, thực hiện đều đặn ba bữa một ngày.
XEM THÊM:
Bài thuốc từ củ sắn dây
Củ sắn dây không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc do nóng gan mà còn có khả năng cải thiện hiệu quả tình trạng tiểu nhiều lần. Bài thuốc củ sắn dây thích hợp dùng với cả trẻ em và người cao tuổi.
Nguyên liệu: 1 của sắn dây.
Cách thực hiện:
- Củ sắn dây rửa sạch, để ráo nước, dùng dao cạo lấy phần vỏ bên ngoài của củ sắn.
- Phần vỏ củ sắn dây có thể đem phơi nắng hoặc sấy khô rồi tán thành bột mịn.
- Người bệnh mỗi lần dùng 1 thìa cà phê bột vỏ sắn với 100ml nước ấm, đều đặn 1 lần/ngày.
Tây y điều trị chứng tiểu rắt
Việc sử dụng loại thuốc Tây y nào còn phụ thuộc vào nguyên nhân bệnh lý mà người bệnh gặp phải. Các bác sĩ sau khi chẩn đoán sẽ tiến hành kê đơn, thông thường gồm các dược phẩm như sau:
- Các loại thuốc kháng sinh: Tiểu nhiều lần thường do vấn đề viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc bộ phận sinh dục gây ra. Trong những trường hợp này, sử dụng kháng sinh điều trị là rất cần thiết. Kháng sinh sẽ ức chế sự phát triển của vi sinh vật và đào thải chúng ra ngoài. Ví dụ: Amoxicillin, ceftazidime, vancomycin,… là những loại thuốc trị tiểu rắt thường được chỉ định.
- Các thuốc giảm đau liều nhẹ: Tình trạng tiểu rắt có thể đi kèm với cảm giác đau buốt niệu đạo hoặc đau âm ỉ vùng bụng dưới. Vì thế các bác sĩ khuyến nghị bệnh nhân sử dụng thêm thuốc chống viêm không chứa steroids. Những loại thuốc này sẽ ức chế cơ thể sản xuất hormone gây viêm, một số loại thuốc phổ biến: Ibuprofen, naproxen, paracetamol,..
- Các loại thuốc kháng cholinergic: Nếu bàng quang của người bệnh đang trong tình trạng mất kiểm soát và liên tục làm rỗng, thuốc kháng cholinergic thường được sử dụng. Thuốc có tác dụng giảm co thắt các mô cơ bàng quang cũng như cơ vùng chậu. Ví dụ: Amitriptyline, clomipramine, clozapine,…
Bị tiểu rắt nên ăn gì? Kiêng ăn gì?
Bên cạnh các loại thuốc điều trị, người bệnh cũng cần để ý đến chế độ dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ. Điều này có thể giúp cải thiện tối đa các triệu chứng khó chịu cũng như thúc đẩy, tăng cường hệ miễn dịch cho bệnh nhân.
Dưới đây là nhóm các thực phẩm người bệnh nên ăn và nên kiêng:
- Các loại thực phẩm cần bổ sung: Thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao (ngũ cốc, trái bơ, rau xanh đậm,..), các loại trái cây giàu vitamin C (dâu tây, việt quất, anh đào, lựu đỏ,..), các loại súp như súp gà, súp nấm,..
- Các loại thực phẩm nên kiêng dùng: Đồ uống chứa ga (coke, soda, nước ngọt,..), đồ uống nhiều caffeine (cà phê, trà xanh), rượu bia, chocolate, thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường và gia vị cay nóng, ngũ cốc tinh chế,…
Biện pháp phòng tránh hiệu quả
Để phòng tránh chứng tiểu rắt, bạn cần chú ý một số các điều dưới đây:
- Hạn chế uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ: Rất nhiều trường hợp tiểu nhiều lần về đêm do trước khi đi ngủ uống quá nhiều nước. Việc này khiến bàng quang phải hoạt động liên tục dù cơ thể đang ở trạng thái nghỉ ngơi, về lâu dài không tốt cho sức khỏe. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo không nên uống nhiều nước trước khi lên giường đi ngủ.
- Hạn chế sử dụng các loại nước ngọt và đồ uống chứa caffeine: Đây đều là các loại thức uống có chức năng lợi tiểu, nghĩa là việc tiêu thụ chúng sẽ khiến bạn đi tiểu tiện nhiều lần hơn. Không những vậy, lượng đường hóa học có trong những loại đồ uống này cũng gây ảnh hưởng xấu đến đường huyết.
- Tập luyện các bài tập cho cơ sàn chậu: Các bài tập kegel rất được khuyến khích, bởi chúng có thể giúp cơ sàn chậu khỏe mạnh hơn, phòng tránh tình trạng tiểu rắt hiệu quả. Các bác sĩ khuyên mỗi người nên luyện tập bài tập kegel ít nhất 15 phút mỗi ngày.
Chứng tiểu rắt có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Hãy đến thăm khám tại bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu bất thường về tiểu tiện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, đừng quên xây dựng lối sống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng và tích cực luyện tập thể dục thể thao.
ArrayTHAM KHẢO NGAY:
“Tiểu buốt khám ở đâu uy tín?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm và thắc mắc. Dưới đây là top bệnh viện khám và điều trị bệnh hiệu quả tại ba thành phố lớn trên cả nước. Người bệnh có thể lựa chọn và tới thăm khám khi có những triệu chứng bất thường. Địa chỉ khám tiểu buốt tại Hà Nội Là trung tâm của cả nước, các bệnh viện tại khu vực Hà Nội luôn đón bệnh nhân tại các khu vực lân cận tới khám và điều trị bệnh. Vậy, tiểu buốt khám ở...
Xem chi tiếtTiểu rắt không chỉ là hiện tượng sinh lý thường gặp mà còn là dấu hiệu cảnh báo sớm việc có thai ở nữ giới. Bên cạnh đó, ở một số trường hợp triệu chứng này còn biểu thị cơ thể đang gặp phải một số bệnh lý. Vậy, tiểu rắt có phải mang thai không và hướng xử lý thế nào? Để có được câu trả lời chính xác cho thắc mắc này, bạn đọc đừng bỏ qua bài viết dưới đây. [caption id="attachment_7940" align="aligncenter" width="768"] Giải đáp chính xác: “Tiểu rắt có phải mang thai không?”[/caption] Đi tiểu...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!