Top 4+ nhóm thuốc trị tiểu buốt phổ biến và lưu ý khi dùng
Các loại thuốc trị tiểu buốt được chỉ định trong điều trị nội khoa khi tình trạng ở mức độ nhẹ. Cơ chế chung của những nhóm thuốc này là kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây đái buốt, giúp người bệnh tiểu tiện bình thường. Căn cứ vào các kết quả xét nghiệm, cơ địa của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho phù hợp.
Thuốc trị tiểu buốt được chỉ định khi nào?
Tiểu buốt là tình trạng bệnh nhân cảm thấy đau buốt như có kim châm ở niệu đạo mỗi lần đi tiểu. Nếu hiện tượng này kéo dài có thể gây ra các viêm nhiễm ở đường tiết niệu do sự xâm nhập của vi khuẩn.
Nếu tiểu buốt do tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh hoặc do quan hệ tình dục, chế độ ăn uống thì sẽ hết sau vài ngày và không cần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu chứng tiểu buốt do viêm nhiễm ở niệu đạo hoặc bệnh lý nào đó liên quan đến đường tiết niệu gây nên thì cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán.
Thông qua thăm khám lâm sàng và một số xét nghiệm, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân tiểu buốt. Nếu do bệnh lý, các loại thuốc trị tiểu buốt sẽ được chỉ định.
4 + nhóm thuốc trị tiểu buốt hiệu quả
Tiểu buốt uống thuốc gì là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Thực tế, chỉ cần gõ từ khóa “đái buốt uống gì” vào thanh tìm kiếm Google, chỉ sau vài giây sẽ có hàng ngàn kết quả trả về với nhiều bài viết cung cấp thông tin, thậm chí là các nội dung quảng cáo về thực phẩm chức năng.
Thực tế, trong điều trị tiểu buốt, các bác sĩ sẽ sử dụng 4 nhóm thuốc gồm: Thuốc kháng sinh, thuốc giãn cơ trơn, thuốc giảm đau và thuốc ức chế thần kinh/chống trầm cảm.
Nhóm thuốc kháng sinh trị tiểu buốt
Các loại thuốc kháng sinh trị tiểu buốt có tác dụng chống viêm nhiễm. Nhóm thuốc này được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị đái buốt do đường tiết niệu bị nhiễm nấm, vi khuẩn đang có dấu hiệu phát triển lan rộng. Dưới đây là một số loại thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị chứng đái buốt:
Trimethoprim
Trimethoprim là thuốc kháng sinh thường được chỉ định cho các bệnh nhân bị đái buốt do nhiễm trùng bàng quang. Với tác dụng chính là ức chế hoạt động của enzym dihydrofolate – reductase trong vi khuẩn, trimethoprim giúp loại bỏ nhanh chóng các yếu tố gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Công dụng: Là thuốc trị tiểu buốt giúp ức chế hoạt động của enzym dihydrofolate – reductase trong các vi khuẩn. Đồng thời, thuốc cũng có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiết niệu như E.Coli, Enterobacter, Proteus,…
- Cách dùng: Với trimethoprim dạng viên nén uống 2 lần/ngày, mỗi lần 100mg duy trì trong 10 ngày.
- Chống chỉ định: Các bệnh nhân bị thiếu máu, suy gan, suy thận, người bị mẫn cảm với các thành phần của trimethoprim không được sử dụng.
- Tác dụng phụ: Buồn nôn, phát ban, chán ăn, tiêu chảy. Một số tác dụng phụ hiếm gặp là vàng da, dịch mật ứ trệ, trầm cảm…
Sulfamethoxazole
Sulfamethoxazole cũng là một trong những thuốc trị tiểu buốt thường được chỉ định nhằm kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Sulfamethoxazole được dùng trong các trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Công dụng: Ức chế hoạt động của các vi khuẩn cũng như nấm gây bệnh, giúp người bệnh tiểu tiện bình thường, không còn cảm giác đau buốt.
- Cách dùng: Người lớn sử dụng với liều lượng 480 – 960mg/lần, trẻ em dùng 48mg/kg/ngày.
- Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ đang mang thai, những người có lượng hồng cầu thấp, bệnh nhân bị suy thận, suy gan mức độ nặng. Những đối tượng bị dị ứng với một trong các thành phần của thuốc.
- Tác dụng phụ: Nôn và buồn nôn, phát ban, suy thận, viêm thận,…
Fosfomycin
Nếu còn đang thắc mắc: “Tiểu buốt uống kháng sinh gì?” thì fosfomycin là câu trả lời. Fosfomycin là thuốc kháng sinh thường được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt… Riêng đối với bệnh nhiễm trùng thận không khuyến khích sử dụng Fosfomycin.
- Công dụng: Kháng viêm, kháng khuẩn, loại bỏ các nguyên nhân gây tiểu buốt.
- Cách dùng: Tiêm vào tĩnh mạch với liều lượng 4g mỗi 6-8 giờ ở người lớn và trẻ em là 200-400 mg/kg/ngày.
- Chống chỉ định: Người bị suy thận, viêm bể thận, áp xe quanh thận, đối tượng mẫn cảm với một trong các thành phần của fosfomycin không được sử dụng.
- Tác dụng phụ: Tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn, tê, môi, đau đầu,…
Nitrofurantoin
Nitrofurantoin là thuốc kháng khuẩn đường tiết niệu, giúp tiêu diệt các chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu như: E.Coli, Enterococcus, Klebsiella,…
- Công dụng: Kháng khuẩn, chống lại các vi khuẩn gây viêm nhiễm khiến bệnh nhân bị tiểu buốt. Đây đồng thời cũng là thuốc trị tiểu rắt hiệu quả, thường được bác sĩ chỉ định.
- Cách dùng: Đối với nitrofurantoin dạng viên, người lớn dùng 50-100mg/lần, khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc tối thiểu 6 giờ. Còn ở trẻ em, liều lượng khuyến cáo là 5 – 7 mg/kg/24 giờ, chia 4 lần.
- Chống chỉ định: Bệnh nhân bị thiểu niệu, trẻ dưới 2 tháng tuổi, những người dị ứng với một trong các thành phần của nitrofurantoin.
- Tác dụng phụ: Miệng khô, tiêu chảy, nổi mề đay, chóng mặt, nhức đầu. Một số bệnh nhân còn bị xơ phổi, rụng tóc, giảm tiểu cầu.
Quinolon
Là nhóm thuốc kháng sinh điều trị tiểu buốt có tác dụng ức chế sự tổng hợp ADN của vi khuẩn. Các chủng vi khuẩn mà quinolon tác động bao gồm: E.Coli, Neisseria, Salmonella, Enterococci,…
- Công dụng: Ức chế hoạt động của các vi khuẩn ở đường tiết niệu, trả lại trạng thái bình thường cho nước tiểu, giải quyết hiện tượng tiểu buốt.
- Cách dùng: Thường dùng theo đường uống, liều dùng được chỉ định tùy thuộc vào từng loại chế phẩm quinolon cũng như tình trạng viêm nhiễm. Ví dụ: acid nalidixic dùng 2g/ngày chia thành 2 lần; Norfloxacin (Noroxin) uống 800mg/ngày, chia thành 2 lần.
- Chống chỉ định: Không dùng cho bệnh nhân bị dị ứng với một trong các biệt dược có trong quinolon.
- Tác dụng phụ: Có thể gây tiêu chảy, dị ứng ngoài da, chóng mặt, đau lưng…
MỜI BẠN ĐỌC THAM KHẢO:
Cyclin
Nhiều người khi nhận thấy những bất thường về tiểu tiện, nhiều người lo lắng đặt ra câu hỏi: “Đái buốt uống gì”. Thực tế, có khá nhiều loại thuốc kháng sinh được chỉ định, cyclin là một trong số đó.
- Công dụng: Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
- Cách dùng: Chỉ được dùng theo đơn của thầy thuốc, liều lượng cụ thể theo chỉ định.
- Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, những người bị suy thận, suy gan và trẻ em không được dùng.
- Tác dụng phụ: Tiêu chảy, đau bụng, nôn và buồn nôn.
Macrolid (Erythromycin)
Cũng là một trong những loại thuốc trị tiểu buốt nhưng nhóm kháng sinh macrolid ít khi được chỉ định. Y học thường sử dụng macrolid trong các trường hợp bị nhiễm khuẩn.
- Công dụng: Tiêu viêm, hỗ trợ loại bỏ các vi khuẩn gây ra tình trạng tiểu buốt tiểu rắt ở phụ nữ, nam giới và nhiều đối tượng khác.
- Cách dùng: Sử dụng theo đường uống hoặc đường tĩnh mạch, liều lượng cụ thể được chỉ định tùy theo cơ địa, mức độ đái buốt ở bệnh nhân.
- Chống chỉ định: Những bệnh nhân bị mẫn cảm với macrolid, người bị suy thận và gan ở mức độ nặng, phụ nữ đang trong thai kỳ.
- Tác dụng phụ: Đau bụng, buồn nôn, mẩn ngứa, trầm trọng hơn là ứ dịch mật.
Lưu ý: Việc tiểu buốt uống thuốc kháng sinh gì, liều lượng như thế nào và trong thời gian bao lâu còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân. Nếu viêm nhiễm nhẹ chỉ cần dùng thuốc kháng sinh trị tiểu buốt 1 tuần, nhưng nếu viêm nhiễm nặng thời gian dùng thuốc có thể lên đến 6 tháng.
Nhóm thuốc giãn cơ trơn
Một loại thuốc trị tiểu buốt thường được bác sĩ chỉ định là nhóm có tác dụng làm giãn cơ trơn. Điều này giúp các cơ giãn ra, chống co thắt, loại bỏ các cơn đau. Có nhiều thuốc có tác dụng làm giãn cơ trơn, nhưng thông dụng nhất là Nospa.
Nospa giúp giảm các cơn đau thận khi người bệnh mắc bệnh về thận, viêm bàng quang, đường tiết niệu sinh dục,… Tuy nhiên, thuốc chỉ được dùng trong một số trường hợp, những bệnh nhân mắc bệnh lý nền liên quan đến gan, tim mạch thì không được sử dụng.
- Công dụng: Giảm các cơn đau gây co thắt do các bệnh lý như viêm bể thận, sỏi thận, viêm bàng quang, đường niệu quản – sinh dục đau khi tiểu tiện.
- Cách dùng: Nospa dạng viên: Đối với người lớn có thể dùng 3-6 viên/ngày, mỗi lần 1-2 viên; Trẻ em lớn hơn 6 tuổi liều dùng giảm còn 2-5 viên/ngày, mỗi lần chỉ uống 1 viên; Riêng trẻ từ 1-6 tuổi chỉ dùng 2-3 viên/ngày, mỗi lần không dùng quá ½-1 viên. Còn ở dạng tiêm, liều dùng sẽ được bác sĩ tính toán và chỉ định cho từng bệnh nhân.
- Chống chỉ định: Bệnh nhân dị ứng với drotaverine, người bị suy thận, suy gan mức độ nặng, nữ giới đang cho con bú.
- Tác dụng phụ: Chóng mặt, buồn nôn, tụt huyết áp.
Các loại thuốc giảm đau
Bên cạnh thuốc kháng sinh, thuốc giãn cơ trơn, người bị tiểu buốt cũng có thể được kê thêm một số thuốc giảm đau. Phổ biến nhất là paracetamol.
Loại thuốc này được chỉ định khi bệnh nhân bị tiểu buốt kèm đau bụng dưới, các cơn đau dữ dội vùng lưng gây mệt mỏi và khó chịu. Khi sử dụng, tình trạng đau đớn nhanh chóng được cải thiện, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tiểu buốt cũng được cải thiện rõ rệt nhưng không có tác dụng điều trị viêm.
- Công dụng: Giảm đau, hạ sốt, được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân gặp phải các cơn đau từ nhẹ đến vừa.
- Cách dùng: Dùng theo đường uống với liều lượng 325 – 650mg sau mỗi 6h (nếu cần thiết). Không dùng để giảm đau quá 10 ngày, không tự ý tăng liều lượng để tránh làm tăng men gan.
- Chống chỉ định: Không dùng cho người bị dị ứng với acetaminophen và paracetamol.
- Tác dụng phụ: Có thể gây buồn nôn, nôn, nổi ban nhưng rất ít khi xảy ra.
Thuốc trầm cảm, ức chế thần kinh
Nhóm thuốc này được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị tiểu buốt, tiểu không tự chủ do thần kinh bị ức chế. Thông thường, các bệnh nhân bị tiểu buốt do bệnh về bàng quang và có liên quan đến những rối loạn của dây thần kinh sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc có tác dụng chống trầm cảm, ức chế thần kinh.
Hai loại thuốc trị tiểu buốt thuộc nhóm ức chế thần kinh gồm darifenacin và duloxetine. Cơ chế chung của hai loại thuốc này là tác động vào hệ thần kinh trung ương, từ đó phát đi những tín hiệu chính xác cho sự co bóp của bàng quang, cải thiện tình trạng tiểu buốt cho bệnh nhân.
Darifenacin
Là thuốc được sử dụng trong trị chứng tiểu không tự chủ kèm tiểu buốt, tiểu rắt. Do có tác dụng điều chỉnh sự co bóp của bàng quang nên một số tài liệu cũng xếp darifenacin vào danh sách thuốc hỗ trợ chống co thắt.
- Công dụng: Hỗ trợ điều trị chứng tiểu không tự chủ, tiểu buốt do bệnh lý ở bàng quang.
- Cách dùng: Uống 7.5mg/ngày, sau 2 tuần có thể tăng lên 15mg.
- Chống chỉ định: Không dùng darifenacin cho bệnh nhân bị dị ứng với các thành phần của thuốc, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống.
- Tác dụng phụ: Miệng khô, táo bón, chóng mặt, mắt mờ.
Duloxetine
Duloxetin là thuốc trong nhóm hỗ trợ điều trị rối loạn tinh thần, trầm cảm. Ngoài tác dụng giảm lo âu, căng thẳng, duloxetine còn giúp cải thiện cơn đau do bệnh lý về đường tiết niệu, trong đó có chứng tiểu buốt.
- Công dụng: Giảm căng thẳng lo âu, loại bỏ cơn đau do bệnh lý về xương khớp, đường tiết niệu.
- Cách dùng: Dùng theo đường uống mỗi ngày 2 lần, 20mg/ngày.
- Chống chỉ định: Không dùng cho người bị suy tim, thận và gan tổn thương. Với tình trạng tiểu buốt ở phụ nữ mang thai tuyệt đối KHÔNG tự ý mua và dùng thuốc, tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.
- Tác dụng phụ: Khó thở, phát ban, phù mặt.
Lưu ý: Nhóm thuốc này chỉ có tác dụng ức chế tạm thời. Các triệu chứng của bệnh có thể tái phát sau khi ngừng thuốc.
Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc trị tiểu buốt
Để đảm bảo sức khỏe, nâng cao hiệu quả của các loại thuốc trị tiểu buốt, người bệnh nên chú ý một số điểm sau:
- Luôn sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc mua và dùng tại nhà khi chưa được hướng dẫn.
- Trong quá trình dùng thuốc nên có chế độ ăn uống khoa học, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể tăng cường đào thải độc tố, giảm gánh nặng cho hệ tiết niệu.
- Cần báo ngay với bác sĩ nếu phát hiện những bất thường trong quá trình dùng thuốc.
Thuốc trị tiểu buốt có tác dụng làm giảm triệu chứng, giúp bệnh nhân tiểu tiện dễ dàng, bớt mệt mỏi. Tuy nhiên, đôi khi thuốc chỉ phát huy hiệu quả tạm thời với các trường hợp tiểu buốt do ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt… Do vậy, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để nhanh chóng điều trị triệt để tình trạng này.
ArrayNỘI DUNG HỮU ÍCH:
“Tiểu buốt khám ở đâu uy tín?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm và thắc mắc. Dưới đây là top bệnh viện khám và điều trị bệnh hiệu quả tại ba thành phố lớn trên cả nước. Người bệnh có thể lựa chọn và tới thăm khám khi có những triệu chứng bất thường. Địa chỉ khám tiểu buốt tại Hà Nội Là trung tâm của cả nước, các bệnh viện tại khu vực Hà Nội luôn đón bệnh nhân tại các khu vực lân cận tới khám và điều trị bệnh. Vậy, tiểu buốt khám ở...
Xem chi tiếtTiểu rắt không chỉ là hiện tượng sinh lý thường gặp mà còn là dấu hiệu cảnh báo sớm việc có thai ở nữ giới. Bên cạnh đó, ở một số trường hợp triệu chứng này còn biểu thị cơ thể đang gặp phải một số bệnh lý. Vậy, tiểu rắt có phải mang thai không và hướng xử lý thế nào? Để có được câu trả lời chính xác cho thắc mắc này, bạn đọc đừng bỏ qua bài viết dưới đây. [caption id="attachment_7940" align="aligncenter" width="768"] Giải đáp chính xác: “Tiểu rắt có phải mang thai không?”[/caption] Đi tiểu...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!