Tiểu Rắt Đau Bụng Dưới
Tiểu rắt đau bụng dưới là hiện tượng thường gặp, khiến nhiều người có tâm lý chủ quan, xem nhẹ. Tuy nhiên, việc xuất hiện song song hai triệu chứng này lại có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Để làm rõ hơn về vấn đề này và có hướng xử lý tốt khi mắc bệnh, bạn đọc đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
Tiểu rắt đau bụng dưới là gì?
Tiểu rắt đau bụng dưới là hiện tượng người bệnh đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu mỗi lần ít kèm theo cảm giác đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội phần bụng dưới. Trình trạng này có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, đến từ vấn để sinh lý hoặc là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm.
Theo đó, một số vấn đề sinh lý khách quan được cho là nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu rắt, tiểu không kiểm soát kèm đau bụng dưới là:
- Vệ sinh vùng kín không đảm bảo làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan bài tiết.
- Do quan hệ tình dục thô bạo, sử dụng các loại thuốc kích dục, gel bôi trơn không đảm bảo làm tổn hại cơ quan sinh dục.
- Sử dụng nhóm thực phẩm lợi tiểu, ví dụ như trà, cafe…
- Tác dụng phụ từ một số loại thuốc điều trị phù thận, huyết áp…
- Do thai nhi phát triển đè lên bàng quang ở phụ nữ đang mang thai.
- Vận động, chơi thể thao quá mức làm ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan bài tiết trong cơ thể.
Ngoài những nguyên nhân trên, tiểu rắt kèm đau bụng dưới còn đến từ một số bệnh lý khác liên quan đến thận, trực tràng hoặc các bộ phận sinh dục. Trường hợp này tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng tiêu cực khó lường, người mắc cần theo dõi kỹ các biến đổi bất thường trên cơ thể nhằm phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị phù hợp.
Tiểu rắt đau bụng dưới là bệnh gì?
Như đã đề cập, tiểu rắt và đau bụng dưới xảy ra song song có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Để bạn đọc có cái nhìn rõ hơn cũng như xác định chính xác mức độ nghiêm trọng của vấn đề này, dưới đây là một số bệnh lý là nguyên nhân chính làm khởi phát tình trạng tiểu rắt đau bụng dưới.
Tiểu rắt đau bụng dưới là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng
1. Viêm bàng quang
Viêm bàng quang đến từ việc xâm nhập, tấn công của vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu không được phát hiện, điều trị sớm, bệnh lý này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Một số triệu chứng điển hình của viêm bàng quang là tiểu rắt, tiểu có mủ, nước tiểu có màu lạ và mùi tanh, đau bụng dưới âm ỉ…
2. Viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo khởi phát do sự tấn công của vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm. Nếu không được điều trị sớm, tình trạng viêm nhiễm sẽ lan rộng sang các bộ phận khác và đe dọa chức năng của cơ quan sinh sản. Một số triệu chứng của viêm niệu đạo thường gặp là tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, đau bụng dưới.
3. Sỏi đường tiết niệu
Sỏi đường tiết niệu hình thành do sự lắng đọng của các nguyên tố canxi, muối tại bàng quang và thận. Khi kích thước sỏi dần to lên sẽ chèn ép, làm tổn thương thận và bàng quang. Từ đó, người bệnh xuất hiện các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu ra máu, tiểu buốt, đau bụng dưới, mệt mỏi…
4. Hẹp niệu đạo
Hẹp niệu đạo cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu rắt và đau bụng dưới, thường xảy ra khi cơ thể bị chấn thương hoặc viêm nhiễm. Ngoài triệu chứng này, người bệnh có thể xuất hiện một số dấu hiệu khác như tiểu buốt, nước tiểu có mùi hôi, chán ăn, mệt mỏi…
5. Viêm đường tiết niệu
Vi khuẩn E.Coli được cho là nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu. Cụ thể, các vi khuẩn này sẽ xâm nhập, trú ngụ trong cơ thể và đường tiết niệu sau đó à phát triển quá mức gây viêm nhiễm. Các triệu chứng thường gặp của viêm đường tiết niệu là tiểu ra máu, tiểu buốt, đau bụng dưới, sốt cao…
6. Nhóm bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Quan hệ tình dục không lành mạnh có thể làm lây nhiễm các bệnh đường tình dục như bệnh lậu, bệnh chlamydia… Những bệnh này khiến vùng kín đau rát nhất là khi quan hệ. Đi kèm với đó, người bệnh còn xuất hiện tình trạng vùng kín chảy dịch lỏng, có mùi hôi, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu mủ, đau bụng dưới…
7. Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung khởi phát do sự phát triển quá mức của các tế bào trong dạ con từ đó hình thành khối u ác tính. Đây là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn tính mạng của chị em phụ nữ. Một số dấu hiệu giúp nhận biết sớm bệnh lý này là âm đạo chảy máu bất thường, khí hư ra nhiều, rối loạn tiểu tiện, tiểu rắt, đau bụng dưới…
Dấu hiệu nhận biết tiểu rắt đau bụng dưới
Hiểu rõ triệu chứng giúp người mắc nhận biết sớm nhận biết bệnh, loại bỏ tình trạng bỏ qua thời điểm vàng chữa trị. Theo đó, một số dấu hiệu điển hình giúp phát hiện tiểu rắt kèm đau bụng dưới là:
- Rối loạn tiểu tiện, thường xuyên cảm thấy buồn tiểu ngay cả khi vừa đi tiểu.
- Lượng nước tiểu mỗi lần ít, một số trường hợp nước tiểu đổi màu lạ và có mùi khó chịu.
- Xuất hiện cảm giác đau, buốt khi tiểu, nước tiểu lẫn máu hoặc mủ.
- Bị đau bụng dưới, các cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội.
- Ở một số trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn…
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Tiểu rắt đau bụng dưới có nguy hiểm không?
Trước tiên, tiểu rắt kèm đau bụng dưới ảnh hưởng lớn đến trạng thái tâm lý của người bệnh, khiến họ luôn ở trong trạng thái lo lắng, bất an, mất tập trung. Điều này tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống cũng như hiệu quả làm việc. Lâu dần, chúng còn là nguyên nhân làm suy giảm sức khỏe và rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể.
Nghiêm trọng hơn, với trường hợp khởi phát do bệnh lý, việc không sớm tiến hành điều trị có thể khiến người mắc đối mặt với một loạt các hậu quả khó lường, cụ thể là:
- Viêm đường tiết niệu có thể dẫn đến tắc vòi trứng, ngăn cản quá trình xuất tinh ở nam giới làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lý.
- Tăng tỷ lệ mắc viêm thận, viêm bể thận cấp hoặc mãn tính.
- Tiềm ẩn nguy cơ bị suy thận, nhiễm trùng máu, đe dọa an toàn tính mạng.
- Suy giảm chức năng sinh sản ở cả nam và nữ giới, tiềm ẩn nguy cơ bị vô sinh, hiếm muộn.
- Nữ giới đang mang thai bị tiểu rắt đau bụng dưới dễ bị sinh non hoặc thậm chí sảy thai.
Cách chẩn đoán chính xác nguyên nhân
Từ những phân tích trên, có thể nhận thấy rõ tính phức tạp và nguy hiểm khi xuất hiện đồng thời hai triệu chứng tiểu rắt và đau bụng dưới. Trong trường hợp này, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác về nguyên nhân cũng như mức độ bệnh tình từ đó có hướng điều trị hiệu quả.
Với tiểu rắt kèm đau bụng dưới, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh tiến hành:
- Chẩn đoán lâm sàng: Người bệnh tiến hành khai báo trung thực mọi thông tin liên quan đến bệnh tình, tiền sử bệnh lý dựa trên hướng dẫn của bác sĩ, y tá.
- Xét nghiệm nước tiểu: Nhằm xác định nước tiểu có lẫn máu hay chứa các khoáng vật, cặn canxi là nguyên nhân hình thành sỏi hay không.
- Chẩn đoán hình ảnh: Được thực hiện thông qua chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, siêu âm… nhằm phát hiện chính xác vị trí, mức độ tổn thương và nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị tiểu rắt đau bụng dưới hiệu quả
Điều trị tiểu rắt đau bụng dưới càng sớm là điều cần thiết giúp loại bỏ nguy cơ bệnh diễn biến xấu, hình thành các biến chứng khó lường. Thêm vào đó, điều này cũng giúp rút ngắn thời gian điều trị và tăng khả năng phục hồi hoàn toàn các tổn thương. Theo đó, một số phương pháp điều trị tiểu rắt đau bụng dưới được sử dụng phổ biến hiện nay là.
Trị bệnh đơn giản, an toàn bằng các bài thuốc dân gian tại nhà
Hiệu quả mà các bài thuốc dân gian mang lại được ông bà ta đánh giá cao, kết hợp với tính an toàn, tiết kiệm, phương pháp này hiện vẫn được rất nhiều người ưu tiên sử dụng. Đặc biệt, trị bệnh tại nhà còn đảm bảo tính kín đáo, tiện lợi, phù hợp với điều kiện của đại bộ phận người bệnh.
Các bài thuốc dân gian trị tiểu rắt ra đau bụng dưới có thể tham khảo là:
- Sử dụng giá đỗ: Chuẩn bị 500g giá đỗ rửa sạch rồi cho vào nồi luộc cùng 50g đường trắng. Nước luộc được chia thành nhiều phần và uống luôn trong ngày.
- Sử dụng rau mồng tơi: Chuẩn bị 200g rau mồng tơi rửa sạch sau đó cho vào nồi luộc lên, ăn cả nước và rau để phát huy công dụng trị bệnh tối đa.
- Sử dụng rau sam: Chuẩn bị 200g rau sam rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất. Tiếp theo, cho rau sam vào giã nát, lọc lấy nước cốt và uống ngay sau đó.
Lưu ý, phương pháp trị bệnh dân gian có dược lực thấp, chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, mới khởi phát. Để đảm bảo hiệu quả chữa trị, người bệnh chỉ nên sử dụng phương pháp này như một cách thức hỗ trợ điều trị, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Trị tiểu rắt kèm đau bụng dưới bằng Tây y
Tây y hướng tới trị bệnh nhanh chóng thông qua làm dịu triệu chứng. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá dựa trên kết quả chẩn đoán để đưa ra hướng điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa.
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa là việc sử dụng thuốc giúp kiểm soát bệnh trong thời gian ngắn. Phương pháp này có ưu điểm tiện lợi, dễ sử dụng, phù hợp với quỹ thời gian hạn chế của nhiều người. Một số loại thuốc Tây được sử dụng trong phác đồ điều trị tiểu rắt đau bụng dưới là:
- Thuốc kháng sinh nhóm Quinolon, Cephalosporin thế hệ mới giúp ức chế quá trình hoạt động của vi khuẩn, giảm đau nhức và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
- Thuốc cầm máu, ví dụ như Tranexamic acid (dạng uống hoặc tiêm), Goserelin, Flutamide… giúp ngăn cản tình trạng mất máu theo đường nước tiểu.
- Nhóm thuốc giảm đau, ví dụ Paracetamol, Diclofenac, Nospa… giúp làm dịu tình trạng đau nhức bụng dưới, tiểu buốt.
- Các loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng giúp tăng hiệu quả làm sạch, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
Lưu ý, việc sử dụng loại thuốc nào với liều lượng bao nhiêu còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây tiểu rắt và cơn đau bụng. Đồng thời, các loại thuốc Tây trị tiểu rắt đau bụng dưới có khả năng phát sinh tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Vì vậy, người bệnh tránh tuyệt đối tình trạng tự mua và dùng thuốc, lạm dụng thuốc vừa không đem lại hiệu quả chữa trị mà còn tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện các hậu quả khó lường.
Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa được sử dụng trong trường hợp bệnh nặng, tình trạng viêm nhiễm lan rộng hoặc sỏi có hiện tượng xâm lấn các bộ phận khác. Điều trị ngoại khoa thông qua các thủ thuật y tế tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh và tăng khả năng phục hồi tổn thương. Tuy nhiên phương pháp này tiềm ẩn một số rủi ro nhất định, chỉ nên thực hiện tại các cơ sở uy tín, có độ ngũ bác sĩ chuyên môn cao.
Bị tiểu rắt đau bụng dưới nên làm gì?
Chế độ chăm sóc sinh hoạt là yếu tố thúc đẩy hoạt động điều trị, tăng khả hồi phục và ngăn ngừa tình trạng tái phát bệnh. Vì vậy, bị tiểu rắt đau bụng dưới nên làm gì luôn là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Để giải đáp vấn đề này, bài viết xin chia sẻ một số thông tin dưới đây.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố được nhắc đến đầu tiên vì nó được xem là nền tảng cơ sở giúp người bệnh có đủ sức khỏe, củng cố hệ miễn dịch để chống lại bệnh tật. Với tiểu rắt kèm đau bụng dưới, người bệnh cần:
- Xây dựng chế độ ăn khoa học với đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Uống đủ nước mỗi ngày, có thể sử dụng linh hoạt nước lọc và nước hoa quả nhằm lợi tiểu, tăng khả năng bài tiết.
- Không sử dụng thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, nhiều gia vị, đồ dưa muối… làm kích thích tình trạng viêm nhiễm.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… là nguyên nhân khiến thuốc mất tác dụng.
Thói quen sinh hoạt
Nối tiếp chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt cũng là vấn đề nhiều người bệnh cần đặc biệt quan tâm. Bởi, một thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ đem lại nhiều tác động tích cực đến quá trình hồi phục bệnh. Cụ thể, người mắc tiểu rắt đau bụng dưới nên chú ý:
- Vệ sinh cơ thể đặc biệt là vùng kín sạch sẽ, chú ý cần vệ sinh từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ vùng hậu môn xâm nhập lên gây bệnh viêm đường tiết niệu, viêm nhiễm phụ khoa…
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí, ưu tiên các loại vải mềm, vải cotton thấm hút mồ hôi tốt.
- Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Tiến hành tái khám theo chỉ định của bác sĩ nhằm xác định mức độ hồi phục theo từng giai đoạn để có hướng điều chỉnh phù hợp.
Hướng dẫn phòng ngừa tiểu rắt đau bụng dưới
Tiểu rắt đau bụng dưới là nguyên nhân làm xuất hiện một loạt các biến chứng nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa an toàn tính mạng. Đề tránh những tác động tiêu cực này, việc chủ động trong phòng ngừa bệnh là bệnh hết sức cần thiết. Một số cách phòng tránh tình trạng nói trên được đánh giá đem lại hiệu quả cao là:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày nhất là bộ phận sinh dục nhằm loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
- Quan hệ tình dục lành mạnh với 1 bạn tình duy nhất và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi cần thiết.
- Uống đủ nước mỗi ngày (2 – 2,5 lít/ngày) giúp lợi tiểu và ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi thận.
- Có lối sống, chế độ dinh dưỡng khoa học giúp tăng cường sức khỏe toàn diện.
- Tiến hành kiểm tra, thăm khám ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường nhằm phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị phù hợp.
Tiểu rắt đau bụng dưới biểu thị cơ thể đang trong trạng thái bất thường, cần được tiến hành thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt. Hy vọng những thông tin được nêu ở trên sẽ giúp ích cho bạn đọc trong hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bản thân.
ArrayXEM THÊM: Top 13 bài thuốc Nam chữa tiểu buốt hiệu quả ngay tại nhà
“Tiểu buốt khám ở đâu uy tín?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm và thắc mắc. Dưới đây là top bệnh viện khám và điều trị bệnh hiệu quả tại ba thành phố lớn trên cả nước. Người bệnh có thể lựa chọn và tới thăm khám khi có những triệu chứng bất thường. Địa chỉ khám tiểu buốt tại Hà Nội Là trung tâm của cả nước, các bệnh viện tại khu vực Hà Nội luôn đón bệnh nhân tại các khu vực lân cận tới khám và điều trị bệnh. Vậy, tiểu buốt khám ở...
Xem chi tiếtTiểu rắt không chỉ là hiện tượng sinh lý thường gặp mà còn là dấu hiệu cảnh báo sớm việc có thai ở nữ giới. Bên cạnh đó, ở một số trường hợp triệu chứng này còn biểu thị cơ thể đang gặp phải một số bệnh lý. Vậy, tiểu rắt có phải mang thai không và hướng xử lý thế nào? Để có được câu trả lời chính xác cho thắc mắc này, bạn đọc đừng bỏ qua bài viết dưới đây. [caption id="attachment_7940" align="aligncenter" width="768"] Giải đáp chính xác: “Tiểu rắt có phải mang thai không?”[/caption] Đi tiểu...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!