Top 6+ thuốc trị tiểu rắt được đánh giá cao nhất thị trường
Thuốc trị tiểu rắt Tây y thường là lựa chọn của người bệnh bởi tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên những loại thuốc này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không sử dụng đúng cách, đúng chỉ dẫn. Mặt khác, trên thị trường nội địa hiện nay, các loại dược phẩm này rất đa dạng về chủng loại, gây không ít khó khăn cho việc chọn mua của người tiêu dùng.
Gợi ý 6+ loại thuốc trị tiểu rắt tốt nhất
Tiểu rắt là hiện tượng không kiểm soát được bàng quang, dẫn đến tần suất đi tiểu gia tăng, kèm theo đó có thể là tình trạng tiểu són ra ngoài hoặc tiểu không hết. Nước tiểu đóng vai trò đào thải axit uric, độc tố và chất thải bên trong cơ thể ra ngoài. Chính vì vậy, nếu người bệnh gặp phải chứng tiểu rắt kéo dài, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hại cho sức khỏe.
Một trong những cách điều trị phổ biến nhất hiện nay là dùng thuốc Tây y. Lý do là vì thuốc Tây y mang lại hiệu quả nhanh chóng cũng như tiện lợi trong sử dụng và đặt mua. Dưới đây là một số loại thuốc trị tiểu rắt thường được bác sĩ chỉ định.
1. Các loại thuốc ức chế cholinergic
Thuốc ức chế cholinergic là một loại thuốc ngăn chặn hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh, có tên gọi là acetylcholin. Nhờ vào đó, bàng quang hạn chế bị co thắt và kích thích, loại bỏ nhanh chóng các triệu chứng tiểu rắt.
Thuốc ức chế cholinergic thường được sản xuất dưới một số tên thương hiệu như oxybutynin, solifenacin, trospium, tolterodine,… Các loại thuốc này thường được bào chế dưới dạng viên nang cứng hoặc viên con nhộng.
Cách sử dụng: Cách sử dụng thuốc trị tiểu rắt nhóm cholinergic như sau:
- Thuốc ức chế cholinergic được dùng qua đường miệng.
- Mỗi lần 1 viên, chia thành hai lần uống mỗi ngày. Người bệnh không nên dùng quá 20mg/ngày.
- Thời gian sử dụng có thể lên đến 12 tuần, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân.
Chống chỉ định: Thuốc ức chế cholinergic không thích hợp sử dụng với các trường hợp sau:
- Người bị sa sút trí tuệ, suy giảm khả năng nhận thức hoặc hay mê sảng.
- Người dị ứng với các thành phần hóa học có trong thuốc.
- Người cao tuổi, phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc đang cho con bú.
- Người có tiền sử bệnh lý gồm: Phì đại lành tính tuyến tiền liệt, tăng nhãn áp, suy nhược cơ bắp, tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc đường ruột, alzheimer.
Tác dụng không mong muốn: Người bệnh nên thận trọng trong khi sử dụng thuốc ức chế cholinergic vì chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Thường gặp: Miệng khô, rêu lưỡi trắng, táo bón
- Hiếm gặp: Ợ hơi, ợ chua, da mẩn ngứa, bí tiểu, tim đập nhanh, mờ mắt, suy giảm trí nhớ.
2. Thuốc trị tiểu rắt Mirabegron
Mirabegron là thuốc điều trị cần được kê đơn, thường được điều chế dưới dạng viên nén. Thuốc có tác dụng làm giãn cơ bàng quang, tăng thể tích chứa nước tiểu trong đó.
Bên cạnh đó, mirabegron cũng giúp cải thiện tình trạng tiểu són, tiểu nhiều lần và làm rỗng bàng quang triệt để hơn. Mirabegron là chỉ định của không ít bác sĩ khi được hỏi “Tiểu rắt uống thuốc gì?”
Thành phần chính trong mirabegron là hoạt chất mirabegron cũng như một số các tá dược khác như: Oxit sắt, cellulose, polyethylene glycol, hydroxytoluene, polyethylene oxide,…
Cách sử dụng: Thuốc mirabegron được sử dụng như sau:
- Mirabegron dùng trực tiếp với nước, không nhai nát hoặc nghiền nhỏ viên thuốc.
- Thuốc được dùng với liều lượng 25mg/lần/ngày. Nếu bệnh nhân dung nạp tốt, liều dùng có thể tăng lên 50mg/lần/ngày, tùy theo nhận định của bác sĩ.
- Thời gian sử dụng kéo dài khoảng 8 tuần để loại bỏ triệt để chứng tiểu buốt tiểu rắt.
Chống chỉ định: Thuốc trị tiểu rắt mirabegron không được khuyến khích sử dụng với các trường hợp:
- Người mẫn cảm với các thành phần dược tính trong mirabegron.
- Người đang có kế hoạch mang thai hoặc đang trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.
- Người có tiền sử bệnh lý như: Tắc nghẽn đường tiết niệu, tắc nghẽn bàng quang, huyết áp cao, suy gan, suy thận nặng.
- Người đang sử dụng các thuốc chống đông máu như warfarin, desipramine,…
Tác dụng không mong muốn: Người bệnh khi sử dụng mirabegron cần chú ý nếu gặp phải các triệu chứng sau đây:
- Thường gặp: Buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, chóng mắt, đau lưng, khô miệng và đau đầu.
- Hiếm gặp: Sưng phù mặt, môi và lưỡi, phát ban, không thể đi tiểu, cao huyết áp.
3. Thuốc trị tiểu rắt Onabotulinumtoxin tuýp A
Trong trường hợp người bệnh không thấy cải thiện từ việc dùng thuốc uống, các bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc onabotulinumtoxin tuýp A, hay còn được biết đến với tên gọi botox. Loại thuốc này được dùng để ngăn chặn hoạt động của acetylcholin, từ đó giúp kiểm soát được hoạt động của bàng quang.
Thành phần chính của botox gồm hoạt chất clostridium botulinum tuýp A, natri clorua và albumin.
Cách sử dụng: Cách sử dụng thuốc trị tiểu rắt onabotulinumtoxin tuýp A như sau:
- Onabotulinumtoxin tuýp A được tiêm trực tiếp vào cơ bàng quang. Các mũi tiêm botox cần cách nhau ít nhất là 3 tháng.
- Liều lượng sử dụng thường dao động trong khoảng 6 unit đến 8 unit/kg cân nặng/liều.
- Tác dụng của thuốc khá chậm, mất khoảng 2 đến 6 tuần để cải thiện các triệu chứng.
Chống chỉ định: Thuốc tiêm onabotulinumtoxin tuýp A không thích hợp sử dụng với các đối tượng sau:
- Trẻ nhỏ chưa đủ 12 tuổi, phụ nữ trong thời gian thời kỳ và đang nuôi con bằng sữa mẹ.
- Người bị dị ứng với hoạt chất botulinum.
- Người đang mắc các bệnh như: Nhiễm trùng bàng quang, xơ cứng teo cơ một bên, nhược cơ và rối loạn hệ hô hấp.
Tác dụng không mong muốn: Do onabotulinumtoxin tuýp A là thuốc tiêm sử dụng botulinum nên người bệnh cần thận trọng nếu có các biểu hiện bất thường sau đây:
- Thường gặp: Yếu cơ ở khu vực tiêm thuốc, khó nuốt, đau cứng cơ, mờ mắt, khô miệng, khô mắt, nhức đầu, tăng tiết mồ hôi nách, bầm tím.
- Hiếm gặp: Yếu cơ ở vùng không tiêm thuốc, khó thở, mất kiểm soát bàng quang, giảm thị lực, tức ngực và phù nề.
Nếu gặp phải các triệu chứng hiếm gặp nói trên, bệnh nhân cần lập tức tìm kiếm trợ giúp y tế vì botox có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng.
ĐỌC NGAY BÀI VIẾT:
4. Thuốc chữa chứng tiểu rắt Estrogen
Nhiều người thường thắc mắc không biết “Phụ nữ bị tiểu rắt nên uống gì?”, câu trả lời chính là estrogen. Estrogen là một trong các loại thuốc trị tiểu rắt phổ biến ở nữ giới, nhất là với các trường hợp mãn kinh, cơ thể ít sản sinh nội tiết tố hơn.
Sự sụt giảm hormone estrogen có thể khiến các mô nâng đỡ bàng quang và niệu đạo suy yếu, dẫn đến mất kiểm soát bàng quang và chứng đái rắt, tiểu són, tiểu nhiều lần. Đôi khi Estrogen cũng được bác sĩ sử dụng làm thuốc trị chứng tiểu buốt. Loại thuốc này thường bào chế dưới dạng thuốc bôi tại chỗ dạng kem, gel lỏng hoặc dạng xịt.
Cách sử dụng: Thuốc bôi tại chỗ estrogen được sử dụng theo cách sau:
- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục bằng nước ấm, dùng khăn bông lâu khô.
- Bôi một lớp thuốc mỏng lên âm đạo, dùng estrogen mỗi lần một ngày và nên cố định thời điểm sử dụng.
- Thời gian dùng thuốc tùy thuộc vào hướng dẫn từ bác sĩ điều trị.
Chống chỉ định: Người bệnh tiểu rắt không nên dùng estrogen trong các trường hợp sau:
- Bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc bôi tại chỗ estrogen.
- Đang trong quá trình sử dụng thuốc chống nấm hoặc thuốc điều trị bệnh tuyến giáp.
- Có tiền sử ung thư vú hoặc ung thư tử cung.
- Không dùng estrogen với nam giới và trẻ em dưới 18 tuổi.
Tác dụng không mong muốn: Thuốc estrogen có thêm đem lại một số các tác dụng phụ sau đây:
- Thường gặp: Đau đầu, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, ợ hơi), khó ngủ, đau mỏi thắt lưng, sạm da và rụng tóc.
- Hiếm gặp: Vàng da, mắt lồi, đau dạ dày, đau khớp, vận động khó khăn, phát ban, khó thở và sưng tấy vùng mặt.
5. Thuốc trị tiểu rắt Duloxetine
Duloxetine là một chất ức chế có khả năng tái hấp thu norepinephrine và serotonin. Thuốc thường được dùng để thư giãn cơ niệu đạo cũng như cải thiện tình trạng mất kiểm soát bàng quang gây tiểu rắt. Duloxetine cũng là lựa chọn của nhiều bác sĩ khi được hỏi “Bị tiểu rắt uống thuốc gì?”.
Duloxetine được bào chế dưới dạng viên nang, với thành phần chính gồm có: Hoạt chất duloxetine hydrochloride, FD&C Blue No.2, hypromellose, hydroxypropyl methylcellulose acetate succinate, gelatin, oxit sắt,..
Cách sử dụng: Thuốc trị tiểu rắt duloxetine có cách dùng như sau:
- Duloxetine dùng một lần một ngày với liều lượng từ 30mg đến 60mg, tùy theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Thuốc nên dùng với nước lọc, không nghiền hoặc cắt vỡ thuốc khi uống.
- Thời gian dùng thuốc kéo dài tối đa 2 tuần.
Chống chỉ định: Thuốc duloxetine không được khuyến nghị ở những đối tượng sau đây:
- Người bị dị ứng với hoạt chất duloxetine có trong thành phần thuốc.
- Người đang trong quá trình sử dụng thuốc ức chế monoamine oxidase, ví dụ như tranylcypromine, rasagiline,.. hoặc thuốc chống trầm cảm.
- Người có tiền sử: Cao huyết áp, bệnh gan hoặc thận, co giật, động kinh, tăng nhãn áp, rối loạn lưỡng cực và nghiện rượu.
Tác dụng không mong muốn: Thuốc duloxetine có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn sau:
- Thường gặp: Khô miệng, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, táo bón, tăng tiết dịch mồ hôi, chán ăn, mệt mỏi kéo dài.
- Hiếm gặp: Thị lực giảm sút, sưng mắt, đỏ mắt, dễ bị bầm tím, dễ bị kích động, đau bụng dữ dội, lú lẫn, nôn mửa, phát ban đỏ trên da.
6. Thuốc trị đái rắt Imipramine
Imipramine là thuốc chống trầm cảm ba vòng thường được sử dụng trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến mất kiểm soát bàng quang, tiểu rắt, cải thiện hiệu quả các dấu hiệu tiểu buốt. Thuốc có tác dụng làm giãn cơ bàng quang, giảm co thắt ở cơ trơn, từ đó cải thiện các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân.
Imipramine được bào chế dưới dạng viên nang, có thành phần gồm: Canxi photphat, polyethylene glycol, natri docusat, hợp chất xenlulo, titan dioxit,.. Thuốc thích hợp dùng với cả bệnh nhi bị chứng tiểu đêm nhiều lần.
Cách sử dụng: Thuốc trị tiểu rắt imipramine được sử dụng như sau:
- Thuốc được dùng trực tiếp bằng nước lọc, có thể chia làm 2 đến 3 lần uống trong ngày.
- Với người trưởng thành, liều lượng imipramine duy trì trong khoảng 75 đến 150mg/ ngày.
- Với trẻ vị thành niên và người cao tuổi, liều dùng không nên vượt quá 100mg/ngày, thường là 30mg đến 40mg/ngày.
- Với trẻ em trên 6 tuổi, liều dùng là 25mg/ngày.
Chống chỉ định: Imipramine không nên sử dụng với những đối tượng sau:
- Người bị dị ứng nghiêm trọng với các loại thuốc chống trầm cảm.
- Trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc đang cho con bú.
- Người đang trong quá trình điều trị bằng chất ức chế monoamine oxidase hoặc các thuốc trầm cảm SSRI.
- Người có tiền sử bệnh lý bao gồm: Tim mạch, đột quỵ, động kinh, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, tăng nhãn áp, bệnh thận, bệnh gan và bệnh cường giáp.
Tác dụng không mong muốn: Trong khi dùng imipramine, người bệnh cần thận trọng nếu gặp phải một số tác dụng phụ sau đây:
- Thường gặp: Tăng huyết áp, khô miệng, buồn nôn, nôn mửa, ngứa ngáy khó chịu, mệt mỏi và sưng vú.
- Hiếm gặp: Bầm tím hoặc chảy máu bất thường, tầm nhìn bị thu hẹp, sưng mắt, quáng gà, đau tức ngực, khó thở, sốt, đau họng, co giật và vàng da.
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị tiểu rắt
Bên cạnh chủ đề “Tiểu rắt uống gì hết?” được quan tâm, người bệnh cũng cần chú ý một số các vấn đề trong quá trình sử dụng thuốc trị tiểu rắt sau đây:
- Không tự ý dùng thuốc: Nhiều người cho rằng tiểu rắt là chứng bệnh nhẹ và có thể sử dụng thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, thực tế thì quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Việc tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định từ bác sĩ sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng hoặc gặp phải các tác dụng phụ nguy hại đến sức khỏe.
- Uống thuốc với nước lọc: Đối với các loại thuốc dạng viên, nước lọc là lựa chọn tốt nhất để sử dụng cùng với thuốc. Nước lọc giúp hoạt chất trong thuốc không bị phân rã hoặc ảnh hưởng cũng như đạt hiệu quả tối đa khi sử dụng thuốc. Bệnh nhân không nên dùng thuốc với nước ngọt, nước ép trái cây, trà hoặc cà phê.
- Lựa chọn cơ sở tiêm thuốc uy tín: Biện pháp tiêm botox hiện nay khá phổ biến và có thể được thực hiện bởi các cơ sở y tế tư nhân. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tối đa đối với sức khỏe, người bệnh chỉ nên tiêm botox ở bệnh viện lớn và được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao.
Các loại thuốc trị tiểu rắt có thể giúp người bệnh cải thiện triệu chứng một cách nhanh chóng và hiệu quả, tuy nhiên chúng cũng tồn tại không ít rủi ro. Chính vì vậy, lời khuyên tốt nhất là bạn nên đi khám tại các bệnh viện uy tín để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và được kê đơn thuốc điều trị thích hợp nhất.
ArrayBÀI VIẾT LIÊN QUAN:
“Tiểu buốt khám ở đâu uy tín?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm và thắc mắc. Dưới đây là top bệnh viện khám và điều trị bệnh hiệu quả tại ba thành phố lớn trên cả nước. Người bệnh có thể lựa chọn và tới thăm khám khi có những triệu chứng bất thường. Địa chỉ khám tiểu buốt tại Hà Nội Là trung tâm của cả nước, các bệnh viện tại khu vực Hà Nội luôn đón bệnh nhân tại các khu vực lân cận tới khám và điều trị bệnh. Vậy, tiểu buốt khám ở...
Xem chi tiếtTiểu rắt không chỉ là hiện tượng sinh lý thường gặp mà còn là dấu hiệu cảnh báo sớm việc có thai ở nữ giới. Bên cạnh đó, ở một số trường hợp triệu chứng này còn biểu thị cơ thể đang gặp phải một số bệnh lý. Vậy, tiểu rắt có phải mang thai không và hướng xử lý thế nào? Để có được câu trả lời chính xác cho thắc mắc này, bạn đọc đừng bỏ qua bài viết dưới đây. [caption id="attachment_7940" align="aligncenter" width="768"] Giải đáp chính xác: “Tiểu rắt có phải mang thai không?”[/caption] Đi tiểu...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!