Tìm Hiểu Chứng Tiểu Rắt Ở Trẻ Em – Các Phương Pháp Chữa Bệnh Hiệu Quả

Tiểu rắt ở trẻ em là bệnh lý thường gặp, đặc biệt với trẻ ở độ tuổi 5 đến 9. Không chỉ là bệnh lý thông thường, đây còn có thể là triệu chứng của một số chứng bệnh: Viêm bàng quang, viêm âm đạo, viêm niệu đạo. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị. 

Tiểu rắt ở trẻ nhỏ là bệnh gì?

Tiểu rắt ở trẻ em là hiện tượng bé luôn trong tình trạng buồn tiểu và đi tiểu rất nhiều lần. Tuy nhiên, lượng nước tiểu mỗi lần lại rất ít, có màu vàng đục và thường có cảm giác đau nhức.

Tiểu rắt ở trẻ em là triệu chứng bé luôn trong tình trạng buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần
Tiểu rắt ở trẻ em là triệu chứng bé luôn trong tình trạng buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần

Thông thường, trẻ sẽ đi tiểu 4 – 8 lần mỗi ngày. Trong trường hợp bé tiểu nhiều hơn 8 lần/ ngày, đây có thể là triệu chứng của bệnh tiểu rắt. Theo một nghiên cứu của Mỹ, có tới 15% trẻ em gặp phải chứng bệnh này.

Nguyên nhân tiểu rắt ở trẻ em là gì?

Nhiều bố mẹ cho rằng trẻ uống nhiều nước, nhiều sữa nên gặp tình trạng tiểu rắt. Tuy nhiên, tiểu rắt ở trẻ đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể chia thành hai nguyên nhân chính là: Sinh lý và bệnh lý.

Nguyên nhân sinh lý

Thói quen ăn uống và sinh hoạt của trẻ là nguyên nhân dẫn tới chứng tiểu rắt ở trẻ em, cụ thể như:

  • Trẻ uống nhiều sữa và nước: Việc trẻ uống nhiều sữa, nước, ăn nhiều cháo có thể gây ra bệnh lý này, đặc biệt trẻ sẽ tiểu rất nhiều vào ban đêm.
  • Chế độ dinh dưỡng: Trẻ sử dụng nhiều thực phẩm cay nóng, ít vitamin và chất xơ cũng có thể dẫn tới bệnh lý này.
  • Sợ hãi: Tâm lý sợ hãi cũng là nguyên nhân gây bệnh phổ biến.
  • Sử dụng nhiều thực phẩm lợi tiểu: Nước ngô, nước mía, nước dừa, nước đường… là nhóm thức uống trẻ thích sử dụng. Tuy nhiên đây cũng là nhóm thực phẩm lợi tiểu, khiến trẻ bị tiểu rắt. Thêm vào đó, nếu bé dùng quá nhiều đồ ngọt cũng khiến thận tăng cường hoạt động đào thải lượng đường dư thừa và kích thích đi tiểu.
  • Nóng trong người: Một trong những triệu chứng của nóng trong người là chứng tiểu rắt.
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Trẻ thường không chú trọng việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đây là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này ở trẻ

Nguyên nhân bệnh lý

Đái dắt ở trẻ nhỏ còn có thể là dấu hiệu của một số chứng bệnh khác, cụ thể như sau:

  • Bệnh lý về đường tiết niệu: Không chỉ là bệnh lý có thể xảy ra ở người lớn, trẻ nhỏ cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh. Vi khuẩn E.coli khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm tổn thương tiết niệu và gây nên triệu chứng tiểu rắt ở trẻ em.
  • Bệnh lý về bàng quang: Bệnh lý bàng quang của trẻ có thể do vi khuẩn E.coli, Adenovirus xâm nhập hoặc do bộ phận sinh dục có khiếm khuyết. Khi mắc bệnh lý này, trẻ thường có các triệu chứng: Tiểu rắt, tiểu nhiều lần, đau buốt khi tiểu, nước tiểu có máu hoặc mủ.
  • Suy thận: Các bệnh lý về thận cũng là nguyên nhân dẫn tới triệu chứng tiểu rắt. Trẻ mắc suy thận có thể do bẩm sinh hoặc do đường dẫn niệu và cầu thận bị viêm nhiễm, tổn thương.
  • Hẹp bao quy đầu ở bé trai: Tình trạng hẹp bao quy đầu ở bé trai sẽ dẫn tới tình trạng tiểu rắt, khó tiểu. Khi mắc bệnh lý này, trẻ đi tiểu sẽ khó khăn, nước tiểu bị rỉ.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH:

Các triệu chứng thường gặp

Trẻ em tiểu rắt thường có những triệu chứng, biểu hiện như sau:

  • Trẻ luôn muốn đi tiểu nhưng tiểu không hết. Thông thường trẻ sẽ không thể tự kiểm soát lượng nước tiểu thải ra mỗi lần đi tiểu.
  • Khi tiểu trẻ có cảm giác đau buốt, nước tiểu xuất hiện máu đông thành từng cục nhỏ, chuyển từ màu đỏ sang hồng nhạt.
  • Trẻ có cảm giác bị đau bụng dưới, bàng quang căng tức, khó chịu. Khi mắc bệnh lý này, bé có biểu hiện chán ăn, cơ thể mệt mỏi và uể oải.
  • Với một số trường hợp, bé sẽ bị sốt cao khi tiểu rắt, tiểu nhiều về đêm và cân nặng giảm sút nhanh.

Chứng tiểu rắt ở trẻ có nguy hiểm không?

Nếu do nguyên nhân sinh lý, tình trạng này không quá nguy hiểm. Tuy nhiên chúng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của trẻ. Ngoài ra, nếu đây là triệu chứng của một số bệnh lý về tiết niệu, bàng quang, thận… chúng có thể gây nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh tiểu rắt ở trẻ ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày
Bệnh tiểu rắt ở trẻ ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày

Bởi vậy, bố mẹ cần phải quan sát kỹ về các triệu chứng của trẻ để có phương pháp điều trị kịp thời, đúng đắn. Từ đó, hạn chế được những rủi ro do bệnh lý này gây nên.

Chẩn đoán bệnh tiểu rắt ở trẻ em như thế nào?

Trước khi tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp và đúng đắn nhất, bố mẹ phải cho trẻ tới thăm khám và chẩn đoán bệnh tại các cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm sau đây để chẩn đoán bệnh lý:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Việc thực hiện xét nghiệm nước tiểu giúp tìm ra những thành phần và vi khuẩn có trong nước tiểu.
  • Áp lực đồ bàng quang: Với một vài trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện áp lực đồ bàng quang để tìm kiếm nguyên nhân chính gây bệnh.
  • Nội soi bàng quang: Việc nội soi bàng quang giúp bác sĩ có thể nhìn kỹ được bên trong niệu đạo và bàng quang để đưa ra chẩn đoán chính xác.
  • Siêu âm: Siêu âm giúp mô phỏng, hiện trị về cấu trúc và chức năng của bàng quang cùng các bộ phận trong đường niệu đạo, từ đó tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Tìm hiểu cách trị tiểu dắt ở trẻ em hiệu quả, an toàn

Khi điều trị bệnh ở trẻ em, bố mẹ cần phải rất lưu ý về phương pháp điều trị. Bởi lẽ có những bài thuốc chỉ có thể áp dụng cho người lớn và trẻ em không phải đối tượng phù hợp. Dưới đây là ba phương pháp điều trị bệnh tiểu rắt ở trẻ em được nhiều người áp dụng gồm phương pháp dân gian, phương pháp Tây y và phương pháp Đông y.

Phương pháp dân gian điều trị tiểu rắt ở trẻ em

Có thể nói, điều trị bằng phương pháp dân gian rất phù hợp với đối tượng trẻ em bởi chúng hoàn toàn lành tính. Tuy nhiên, phương pháp này thường được áp dụng với những bé mới phát bệnh hoặc thể trạng bệnh không quá nặng.

  • Rau mồng tơi: Không chỉ là thực phẩm xuất hiện trong bữa cơm hàng ngày, sử dụng rau mồng tơi còn có tác dụng điều trị tiểu rắt ở trẻ em. Phụ huynh chỉ cần sử dụng một nắm mồng tơi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng sau đó đun sôi và cho bé sử dụng. Ngoài ra có thể chế biến mồng tơi thành các món canh cho bé dùng hàng ngày.
  • Nước rau má: Rau má có tính mát và được sử dụng làm thức uống giúp thanh nhiệt. Bên cạnh đó, đây còn là vị thuốc hỗ trợ điều trị chứng tiểu rắt. Phụ huynh chỉ cần sử dụng một nắm rau má, xay lấy nước cốt rồi cho trẻ sử dụng hàng ngày.
  • Bột sắn dây: Bố mẹ dùng bột sắn dây, hòa tan với nước và cho trẻ uống thường xuyên. Đây không chỉ là thức uống giúp thanh nhiệt mà còn có tác dụng trị chứng tiểu rắt ở trẻ.

Phương pháp Tây y

Thông thường, bố mẹ lựa chọn phương pháp Tây y để điều trị chứng tiểu rắt cho trẻ. Tùy thuộc vào thể trạng bệnh, các bác sĩ sẽ có những đơn thuốc phù hợp với bệnh nhân:

  • Trẻ mắc bệnh viêm đường tiết niệu hoặc viêm bàng quang sẽ sử dụng nhóm thuốc kháng sinh, kháng viêm. Nhóm thuốc này ngăn chặn sự phát triển và lây lan của vi khuẩn sang cơ quan khác.
  • Với bé trai bị hẹp bao quy đầu, trẻ buộc phải phẫu  thuật để chứng tiểu rắt chấm dứt.
  • Sử dụng nhóm thuốc Alpha -1 để tuyến tiền liệt có thể hoạt động trơn tru và quá trình bài tiết nước tiểu cũng diễn ra dễ dàng hơn.
  • Với một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê thêm những loại thuốc có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương để kích thích sự thư giãn ở bàng quang.

Trẻ em bị tiểu rắt nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị chứng tiểu rắt ở trẻ. Vậy, trẻ nên ăn gì và kiêng gì khi mắc bệnh lý này?

  • Trẻ em phải uống đủ lượng nước mỗi ngày và không sử dụng nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng tiểu đêm và khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ.
  • Bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin và chất xơ trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.
  • Không cho trẻ dùng thực phẩm nhiều dầu mỡ và cay nóng, nhóm thực phẩm ăn nhanh, đồ ngọt, đồ uống có gas.

Những lưu ý giúp phòng tránh tiểu rắt ở trẻ em

Để phòng tránh chứng tiểu rắt ở trẻ, các phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Bố mẹ phải vệ sinh thân thể và vùng kín cho trẻ, luôn giữ vùng kín thật khô ráo.
  • Rèn cho trẻ thói quen vệ sinh vùng kín sau khi đi tiểu.
  • Tạo thói quen cho trẻ vệ sinh đúng giờ.
  • Lựa chọn cho trẻ trang phục rộng rãi, thoải mái và có sự co giãn.

Trên đây là những thông tin về chứng tiểu rắt ở trẻ em. Dù không quá nguy hiểm nhưng nếu lâu dài, bệnh lý này sẽ ảnh hưởng tới lớn sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống của trẻ. Bởi vậy, ngay từ khi có triệu chứng, phụ huynh cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế thăm khám, kiểm tra và có phương pháp điều trị kịp thời, đúng đắn nhất.

CLICK ĐỌC NGAY:

Array
Câu hỏi thường gặp
Tiểu Buốt Khám Ở Đâu

“Tiểu buốt khám ở đâu uy tín?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm và thắc mắc. Dưới đây là top bệnh viện khám và điều trị bệnh hiệu quả tại ba thành phố lớn trên cả nước. Người bệnh có thể lựa chọn và tới thăm khám khi có những triệu chứng bất thường. Địa chỉ khám tiểu buốt tại Hà Nội Là trung tâm của cả nước, các bệnh viện tại khu vực Hà Nội luôn đón bệnh nhân tại các khu vực lân cận tới khám và điều trị bệnh. Vậy, tiểu buốt khám ở...

Xem chi tiết
Đi Tiểu Rắt Có Phải Mang Thai

Tiểu rắt không chỉ là hiện tượng sinh lý thường gặp mà còn là dấu hiệu cảnh báo sớm việc có thai ở nữ giới. Bên cạnh đó, ở một số trường hợp triệu chứng này còn biểu thị cơ thể đang gặp phải một số bệnh lý. Vậy, tiểu rắt có phải mang thai không và hướng xử lý thế nào? Để có được câu trả lời chính xác cho thắc mắc này, bạn đọc đừng bỏ qua bài viết dưới đây. [caption id="attachment_7940" align="aligncenter" width="768"] Giải đáp chính xác: “Tiểu rắt có phải mang thai không?”[/caption] Đi tiểu...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top