Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Trào ngược dạ dày là một bệnh lý tương đối phổ biến trong xã hội ngày nay. Những triệu chứng bệnh tiêu biểu nhất phải kể đến là gây ho, đau ngực và khó thở. Vậy tại sao trào ngược dạ dày gây ho và đâu là hướng khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả. Hãy cùng  Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

Vì sao mắc bệnh trào ngược dạ dày?

Trào ngược dạ dày được biết đến là một bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Bệnh xảy ra khi thức ăn từ dạ dày trở lại thực quản, gây ra cảm giác đầy hơi, nôn mửa, khó tiêu, đau bụng và ho nhiều.

Trào ngược dạ dày là một bệnh lý có liên quan đến đường tiêu hóa
Trào ngược dạ dày là một bệnh lý có liên quan đến đường tiêu hóa

Nguyên nhân chính căn bệnh này là do dạ dày người bệnh yếu, bị tắc nghẽn ở các bộ phận hô hấp hoặc do cơ quan tiêu hóa hoạt động kém, gây áp lực lớn lên dạ dày. Hoặc do ảnh hưởng từ một số bệnh lý như ung thư dạ dày, bệnh đường tiêu hóa,… Bên cạnh những nguyên nhân trên, bệnh cũng có thể xuất phát do một số yếu tố chủ quan khác bao gồm thói quen ăn uống không tốt hoặc do căng thẳng tâm lý.

Tại sao bị ho khi trào ngược dạ dày?

Khi bị trào ngược dạ dày, dịch vị và axit trong dạ dày tràn ngược lên thực quản, gây kích thích cơ trơn trong thành thực quản. Lúc này, cơ trơn sẽ thực hiện việc co rút và làm tăng tiết nước bọt hoặc dịch tiết trong đường hô hấp, dẫn đến ho kéo dài (ho mạn tính). Trường hợp này xảy ra nhiều vào ban đêm khi ngủ.

Mặc dù theo thống kê, ho mạn tính không phải là một triệu chứng đặc trưng của bệnh trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, số lượng người bệnh bị ho lại chiếm đến 25%-40%. Có nhiều giả thiết được đặt ra, ho kéo dài có thể còn gây tác động ngược, làm bệnh trào ngược dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, ngay khi thấy xuất hiện triệu chứng ho kéo dài không dứt, bạn nên tới các cơ sở y tế để tiến hành nội soi dạ dày, chẩn đoán xác định có bị trào ngược dạ dày hay không. Đồng thời thực hiện nội soi tai mũi họng để đánh giá tình trạng và nguyên nhân tổn thương.

Ho là triệu chứng xuất hiện trên 25%-40% người mắc bệnh trào ngược dạ dày
Ho là triệu chứng xuất hiện trên 25%-40% người mắc bệnh trào ngược dạ dày

Khắc phục triệu chứng ho khi trào ngược dạ dày

Để khắc phục triệu chứng ho khi trào ngược dạ dày, bạn nên áp dụng những cách sau:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, nên bổ sung những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, không sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều đường và nhiều chất béo, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
  • Sử dụng thuốc Tây để giảm ho, đây là cách nhanh nhất để chấm dứt triệu chứng này. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.
  • Cố gắng hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm, vì những loại thuốc này có thể gây tổn thương tới niêm mạc dạ dày và dễ làm triệu chứng ho trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nếu triệu chứng vẫn còn tiếp diễn, hãy tham khảo ý kiến trực tiếp từ bác sĩ để được tư vấn và có hướng điều trị hiệu quả hơn.

Biện pháp phòng tránh trào ngược dạ dày gây ho

Bệnh trào ngược dạ dày có thể được phòng ngừa hiệu quả nếu bạn duy trì được một thói quen sinh hoạt đảm bảo. Những bệnh nhân thường xuyên bị bệnh trào ngược dạ dày gây ho nên thực hiện theo những lưu ý sau:

  • Thay đổi thói quen ăn uống: Bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chất béo và đồ uống có cồn. Ngoài ra, tăng cường sử dụng rau củ, trái cây tươi và các loại thực phẩm giàu chất xơ để giảm thiểu các triệu chứng trào ngược dạ dày. Thời gian dùng bữa và cách ăn uống cũng phải được chú ý. Người bệnh nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, thay vì ăn nhiều trong cùng một bữa khiến gây áp lực cho dạ dày. Khi ăn thì cố gắng ăn chậm và nhai thật kỹ để giúp tiêu hóa tốt hơn.
  • Tập luyện thể thao thường xuyên: Thể thao giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện chức năng tiêu hóa và loại bỏ stress. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có tình trạng trào ngược dạ dày. Bạn nên giữ chỉ số BMI của cơ thể ở trạng thái tốt nhất để làm giảm được lượng axit có ở trong dạ dày đẩy ngược lên thực quản. Bên cạnh đó, bạn cần tránh tập thể dục ngay sau khi ăn để tránh vận động mạnh ảnh hưởng đến nội tạng.
  • Sinh hoạt điều độ: Quản lý công việc và cuộc sống hợp lý, không nên để cơ thể căng thẳng kéo dài. Bởi áp lực là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên ngủ đúng giờ, đúng giấc, khi ngủ nên kê cao đầu giường để làm giảm lượng axit vào thực quản.
Cần có thực đơn phong phú cho người bệnh trào ngược dạ dày
Cần có thực đơn phong phú cho người bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày gây ho là một dấu hiệu phổ biến của bệnh. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì có nhiều cách để hạn chế triệu chứng này. Bạn nên chú ý đến việc ăn uống, tập luyện thể thao và hạn chế áp lực tâm lý. Nếu triệu chứng ho vẫn tiếp diễn, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Array

Chia sẻ

Triệu chứng
Bác sĩ Lê Phương thăm khám cho chị Hồng

Nữ nhân viên văn phòng chia sẻ kinh nghiệm giúp CHẤM DỨT trào ngược, nóng...

Chị Hồng (35 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội) từng có khoảng thời gian 5 năm chịu đựng ...
Trào Ngược Độ A Có Nguy Hiểm Không, Điều Trị Như Thế Nào?

Trào Ngược Độ A Có Nguy Hiểm Không, Điều Trị Như Thế Nào?

Trào ngược độ A là căn bệnh dạ dày phổ biến, xảy ra do chịu tác động xấu từ môi...
Trào Ngược Dạ Dày Nghẹn Cổ Họng: Nguyên Nhân Và Cách Cải Thiện

Trào Ngược Dạ Dày Nghẹn Cổ Họng: Nguyên Nhân Và Cách Cải Thiện

Trào ngược dạ dày là bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa phổ biến ở tất cả đối tượng,...
Sơ Can Bình Vị Tán Chữa Trào Ngược Dạ Dày - KHÔNG LO TÁI PHÁT

Sơ Can Bình Vị Tán Chữa Trào Ngược Dạ Dày – KHÔNG LO TÁI PHÁT...

Trào ngược dạ dày hiện là bệnh lý rất thường gặp ở nhiều độ tuổi, đối tượng khác nhau. Nếu...
Trẻ 7 Tuổi Bị Trào Ngược Dạ Dày: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Cách Xử Lý

Trẻ 7 Tuổi Bị Trào Ngược Dạ Dày: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Cách Xử...

Tình trạng trào ngược dạ dày là một hiện tượng rối loạn tiêu hoá phổ biến ở trẻ sơ sinh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top