Đau Khớp Ngón Chân

Đau khớp ngón chân có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tuy nhiên lại có không ít người chủ quan coi thường khi gặp phải tình trạng này. Cơn đau dai dẳng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến sinh hoạt của bệnh nhân gặp không ít cản trở. Nếu bạn đang quan tâm đến chủ đề này thì đừng bỏ qua những thông tin tổng hợp trong bài viết sau đây!

Đau khớp ngón chân là bệnh gì?

Đau khớp ngón tay chân không phải là tình trạng hiếm gặp, thông thường nguyên nhân thường xuất phát từ các chấn thương trong thể thao hoặc trong sinh hoạt, lao động thường ngày. Tuy nhiên, nếu cảm giác khó chịu này đeo bám người bệnh nhiều ngày không dứt thì rất có thể đó là triệu chứng của một số bệnh lý dưới đây:

  • Thoái hóa khớp: Đau khớp ngón chân cái bên phải hoặc bất kỳ ngón chân nào khác có thể là do chứng thoái hóa khớp. Bệnh này xảy ra khi lớp sụn đệm ở khớp ngón chân bị hao mòn và các đốt xương cọ xát vào nhau. Người bệnh cảm thấy đau nhức, thậm chí là hạn chế trong cử động.
  • Gout: Việc đau nhức kèm theo sưng tấy ở khớp ngón chân cũng có khả năng liên quan đến bệnh gout. Khi axit uric tích tụ quá nhiều trong máu hoặc không được đào thải hết qua lọc thận, nó có thể kết tinh thành cặn tại khớp ngón chân và gây nên cảm giác khó chịu cho người bệnh.
  • Viêm bao hoạt dịch: Trong khớp ngón chân đều tồn tại một bao hoạt dịch giúp cử động của bộ phận này linh hoạt hơn. Tuy nhiên, nếu bao hoạt dịch bị viêm, phần khớp ngón chân cũng dễ dàng bị ảnh hưởng theo. Hậu quả thấy rõ nhất là những cơn đau nhức dai dẳng kèm theo hiện tượng sưng tấy ở các khớp.
  • Viêm khớp dạng thấp: Đau khớp ngón chân trỏ hoặc các ngón chân khác cũng có thể là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp. Hiện nay, nguyên nhân chính của viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được xác định, bệnh được cho là có liên quan đến cơ chế tự miễn xảy ra bên trong hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Tình trạng đau nhức khớp ngón chân có thể do viêm bao hoạt dịch gây ra
Tình trạng đau nhức khớp ngón chân có thể do viêm bao hoạt dịch gây ra

Triệu chứng đau khớp ngón chân

Người bệnh có thể gặp phải một số các triệu chứng sau đây:

  • Đau nhức: Cảm giác đau nhức khớp ngón chân kéo dài khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đặc biệt trong những trường hợp có liên quan đến vấn đề sức khỏe xương khớp. Cơn đau có thể xảy ra đột ngột hoặc âm ỉ rồi trở nên nhói buốt.
  • Sưng tấy, sưng đỏ hoặc bầm tím ở khớp ngón chân: Bên cạnh triệu chứng đau khớp ngón chân giữa hoặc các ngón khác, rất nhiều người cũng bị sưng khớp ngón chân. Tình trạng này thường khiến hoạt động của bệnh nhân bị cản trở ít nhiều.
  • Cứng khớp: Với những trường hợp viêm bao hoạt dịch hoặc viêm khớp, dấu hiệu cứng khớp thường hay xảy ra. Người bệnh cảm thấy khó khăn khi co duỗi ngón chân hoặc những tiếng lục khục ở khớp ngón chân khi đi lại.

Bị đau khớp ngón chân có nguy hiểm không?

Không chỉ những vấn đề liên quan đến nguyên nhân hay triệu chứng, nhiều người bệnh cũng thắc mắc không biết tình trạng đau khớp ngón chân cái bên trái hay bất kì ngón chân nào khác liệu có nguy hiểm hay không. Theo các bác sĩ, điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. 

Nếu cơn đau bắt nguồn từ chấn thương phần mềm hay tác động vật lý, người bệnh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, với trường hợp liên quan đến bệnh lý thì cần dành thời gian đi khám để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bởi vì nếu kéo dài quá lâu, người bệnh rất dễ gặp phải các biến chứng như:

  • Biến dạng khớp: Các bệnh về khớp xương có khả năng gây ra những biến dạng ở khớp. Người bệnh lúc này sẽ khó có thể hoạt động đi lại như bình thường, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ phải phẫu thuật thay khớp.
  • Đau mãn tính: Đau nhức khớp ngón chân cái và các ngón chân khác nếu kéo dài có thể trở thành dạng bệnh mãn tính. Cảm giác khó chịu dai dẳng xảy ra cả ngày lẫn đêm, khiến cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân đảo lộn, sức khỏe tổng thể cũng vì vậy mà sa sút đáng kể.
Nếu không điều trị sớm người bệnh có thể bị biến dạng khớp ngón chân
Nếu không điều trị sớm người bệnh có thể bị biến dạng khớp ngón chân

Các phương pháp chẩn đoán

Chẩn đoán đau khớp ngón chân thường bắt đầu từ việc khám sơ bộ các triệu chứng thể hiện bên ngoài. Các bác sĩ cũng có thể hỏi bệnh nhân một số vấn đề liên quan đến tình trạng đau nhức kéo dài. Sau đó, họ yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm hình ảnh: Các loại kiểm tra hình ảnh thường được sử dụng là MRI cộng hưởng từ, chụp X-quang, chụp CT,… Kết quả từ những xét nghiệm này giúp xác định chính xác tổn thương khớp ngón chân mà bệnh nhân gặp phải cũng như mức độ tiến triển hiện tại của bệnh lý.
  • Xét nghiệm máu: Nếu nghi ngờ tình trạng đau nhức ngón tay chân có liên quan đến hệ miễn dịch hay bệnh gout, các bác sĩ sẽ yêu cầu cả xét nghiệm máu. Thông qua kết quả phân tích hàm lượng thành phần trong máu, họ đưa ra kết luận và có phương án điều trị thích hợp. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Top 11 bài tập chữa viêm khớp cùng chậu hiệu quả tốt nhất hiện nay

Điều trị đau sưng khớp ngón chân

Điều trị đau khớp ngón chân phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như nguyên nhân, triệu chứng hay mức độ nghiêm trọng. Thông thường thì tình trạng này có thể được giải quyết thông qua các biện pháp sau đây:

Biện pháp điều trị tại nhà

Người bệnh nên áp dụng các biện pháp tại nhà trong trường hợp đau nhức ở mức độ vừa và nhẹ vì chúng có thể hỗ trợ làm giảm cảm giác khó chịu. 

1. Sử dụng trầu không và muối trắng

Hai vị thuốc này đều có khả năng chống viêm và giảm đau nhức nhanh chóng. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp cải thiện lưu thông máu đến các khớp ngón chân.

Trầu không cùng muối trắng có thể giúp giảm đau và tăng cường lưu thông máu
Trầu không cùng muối trắng có thể giúp giảm đau và tăng cường lưu thông máu

Thành phần: 20g lá trầu không, 5g muối trắng.

Cách thực hiện:

  • Dùng lá trầu không đun lấy nước, sau đó pha thêm muối trắng vào.
  • Ngâm chân trong nước thuốc từ 15 đến 20 phút mỗi ngày.

2. Sử dụng lá ngải cứu

Y học cổ truyền cho rằng lá ngải cứu có đặc tính chống viêm rất mạnh mẽ. Nhờ vào đó mà bài thuốc dân gian này có thể hỗ trợ hiệu quả với các trường hợp đau khớp ngón chân cái khi đá bóng hoặc những bệnh nhân bị đau do chấn thương lao động.

Thành phần: 30g lá ngải cứu, ½ cốc giấm trắng.

Cách thực hiện:

  • Lá ngải cứu dùng giã nhuyễn và trộn cùng với giấm trắng.
  • Làm nóng hỗn hợp này rồi đắp lên khớp ngón chân sưng đau là được.

3. Sử dụng cây tầm ma

Đối với những bệnh nhân sưng đau khớp ngón chân cái hoặc các ngón chân khác có liên quan đến gout, cây tầm ma có thể là biện pháp hữu ích. Trong cây tầm ma có chứa một lượng lớn các hoạt chất chống viêm, giúp cải thiện hiệu quả tình trạng đau nhức do viêm đa khớp, thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch,…

Cây tầm ma hỗ trợ hiệu quả với người đau khớp ngón chân do bệnh gout
Cây tầm ma hỗ trợ hiệu quả với người đau khớp ngón chân do bệnh gout

Thành phần: 5 đến 10g tầm ma khô, 200ml nước nóng.

Cách thực hiện:

  • Cho tầm ma khô vào một chiếc ấm sứ, thêm nước nóng rồi ủ trà trong khoảng 10 phút.
  • Người bệnh dùng trà tầm ma thay nước uống trong ngày.

Điều trị đau khớp ngón chân bằng Tây y

Nếu nguyên nhân đau nhức xuất phát từ bệnh lý, người bệnh nên nhờ cậy đến sự giúp đỡ của các loại thuốc Tây y. Dưới đây là một số thuốc tân dược điều trị tình trạng đau ở khớp ngón chân hiệu quả:

  • Các thuốc chống viêm và giảm đau: Đa phần các trường hợp đau khớp ngón chân do viêm khớp đều có thể sử dụng các thuốc chống viêm và giảm đau như acetaminophen, ibuprofen,… Những loại thuốc này giúp tác động đến hormone gây viêm, từ đó làm giảm tình trạng sưng đau khó chịu.
  • Các loại thuốc steroids: Nếu các loại thuốc giảm đau liều nhẹ không phát huy tác dụng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc steroids. Đây là một loại thuốc chống viêm có tác dụng mạnh mẽ và cần được dùng theo đơn kê. Ví dụ: Codeine, prednisone,…
  • Các loại thuốc ức chế axit nitric: Với những bệnh nhân sưng đau đốt ngón chân cái hoặc các ngón khác do gout, bên cạnh thuốc giảm đau thì nên dùng thêm thuốc ức chế axit nitric. Loại thuốc này thông dụng nhất là colchine, có tác dụng cải thiện các triệu chứng sưng tấy hiệu quả nhanh chóng.
Các thuốc chống viêm và giảm đau giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu
Các thuốc chống viêm và giảm đau giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu

Người bệnh cũng có thể sử dụng thêm các biện pháp vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để tăng khả năng hồi phục. Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện phẫu thuật nội soi, thay khớp nhân tạo,… để loại bỏ hoàn toàn thương tổn ở khu vực này.

Khớp ngón chân bị đau nên làm gì?

Người bệnh bị đau khớp ngón chân có thể thực hiện thêm một số biện pháp hỗ trợ bên cạnh việc dùng thuốc như sau:

  • Ngâm chân hàng ngày: Việc ngâm chân trong nước ấm có thể giúp cải thiện phần nào những triệu chứng khó chịu như đau nhức và sưng tấy. Người bệnh có thể thêm vào một chút muối epsom để gia tăng hiệu quả sử dụng cũng như kích thích lưu thông máu đến khu vực bàn chân tốt hơn.
  • Sử dụng phương pháp chườm nóng/lạnh: Với các cơn đau đột ngột như đau ở khớp ngón chân cái, người bệnh có thể thử áp dụng biện pháp chườm nóng/lạnh. Dưới tác động của nhiệt lượng, các khớp ngón chân đang căng cứng vì đau nhức có thể được thư giãn và thả lỏng nhiều hơn, nhất là nếu người bệnh bị đau do chấn thương ngoài.
  • Massage cho bàn chân: Một biện pháp giảm đau tại chỗ mà người bệnh có thể áp dụng thường xuyên là massage. Người bệnh xoa bóp nhẹ nhàng bắt đầu từ gan bàn chân rồi đến các ngón chân đang đau nhức. Thông qua tác động của ngoại lực, cảm giác khó chịu sẽ cải thiện đáng kể và lưu thông máu cũng trở nên tốt hơn.
  • Thực hiện các bài tập trị liệu tại nhà: Người bệnh không nên quá hạn chế vận động của ngón chân mà có thể áp dụng một số các bài tập căng giãn cho khớp ngón chân. Những bài tập này thường giúp giảm chuột rút, tăng cường sự linh hoạt cho ngón chân và giảm thiểu cảm giác đau nhức khó chịu.
  • Có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống điều độ: Người bệnh nên tăng cường nghỉ ngơi, không để khớp ngón chân phải hoạt động quá nhiều. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân bổ sung thêm vào thực đơn một số thực phẩm chống viêm tốt như thịt cá, các loại quả mọng, rau xanh đậm, dầu oliu,…
Người bệnh có thể ngâm chân trong nước ấm
Người bệnh có thể ngâm chân trong nước ấm

Cách phòng tránh hiệu quả

Để phòng tránh hiệu quả tình trạng đau khớp ngón chân, mọi người nên chú ý đến một số vấn đề dưới đây:

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Khớp ngón chân là khớp chịu nhiều áp lực nhất trên cơ thể, vì vậy mà việc cân nặng mất kiểm soát có thể gây ảnh hưởng lớn đến chúng, khiến chúng dễ bị thoái hóa hơn. Các chuyên gia khuyến khích mọi người duy trì thể trọng hợp lý và khỏe mạnh bằng cách tăng cường luyện tập thể thao và có chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây.
  • Lựa chọn giày dép phù hợp: Mỗi ngày, khớp ngón chân đều chịu ảnh hưởng từ các hoạt động đi lại. Chính vì thế mà việc lựa chọn giày dép phù hợp cần được đặc biệt quan tâm. Nếu đi giày quá chật ở phần mũi chân, tổn thương khớp rất dễ xảy ra. Về lâu dài, điều này cũng khiến nguy cơ thoái hóa khớp gia tăng đáng kể.
  • Sử dụng thiết bị bảo hộ khi chơi thể thao hay lao động: Để phòng tránh nguy cơ chấn thương khớp ngón chân trong khi chơi thể thao hay lao động, mọi người nên chú ý đến việc sử dụng các thiết bị bảo hộ. Ví dụ như đi giày thể thao có phần mũi cứng trong khi chơi đá bóng, đi ủng mũi thép trong công trường,….
  • Lưu tâm đến các thực phẩm thu nạp hàng ngày: Đau sưng khớp ngón chân có thể do gout gây ra, vì vậy mà chế độ ăn uống cũng là vấn đề cần lưu tâm. Mọi người nên hạn chế tiêu thụ các loại chất béo, thịt đỏ, nội tạng động vật cũng như các thức uống có cồn như bia rượu.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc liên quan đến tình trạng đau khớp ngón chân. Để bảo vệ sức khỏe bản thân, tốt nhất là bạn nên đi khám ngay khi xuất hiện các dấu hiệu tổn thương đầu tiên. Bên cạnh đó, đừng quên xây dựng một lối sống lành mạnh bằng việc tăng cường rau quả trong bữa ăn và luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Array

Chia sẻ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top