Chữa Đau Xương Khớp Bằng Gạo Nếp Cẩm
Chắc hẳn nhiều người đã từng nghe đến phương pháp sử dụng gạo nếp cẩm trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Liệu cách sử dụng này có mang lại những hiệu quả như mong muốn. Hãy cùng tìm hiểu ngay về cách chữa đau xương khớp bằng gạo nếp cẩm ngay sau đây.
Chữa đau xương khớp bằng gạo nếp cẩm có hiệu quả không?
Không phải là một nguyên liệu xa lạ, ai cũng đã từng biết đến các món ăn từ gạo nếp cẩm với những hương vị vô cùng đặc trưng. Nhắc đến nếp cẩm, Đông y học cổ truyền thường nhắc đến tính ấm giúp bồi bổ khí huyết, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu của loại nguyên liệu này.
Nhớ đặc tính đó, gạo nếp cẩm được y học cổ truyền sử dụng trong các bài thuốc điều trị các vấn đề liên quan đến thoái hóa khớp, viêm đau xương khớp; đau dạ dày tá tràng; các vấn đề về tiêu hóa;…
Về phía y học hiện đại, những nghiên cứu về thành phần gạo nếp cẩm cũng đã tìm ra những thành phần như: chất béo, chất xơ, protein, selen,… Về cơ bản, đây là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho sụn khớp, gân cốt phát triển.
Tuy không tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây viêm đau xương khớp nhưng các dưỡng chất có trong gạo nếp cẩm giúp phục hồi các tế bào hư tổn, hỗ trợ hình thành các mô sụn mới. Nhờ đó mà gạo nếp cẩm đặc biệt được tin dùng với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý về xương khớp.
Sử dụng gạo nếp cẩm chữa viêm đau khớp như thế nào?
Như đã biết, có rất nhiều cách để chế biến gạo nếp cẩm. Tuy nhiên, liệu có phải phương thức nào cũng mang lại hiệu quả cho bệnh nhân xương khớp. Bạn đọc có thể tham khảo một vài phương pháp điều trị sau đây.
Xôi nếp cẩm đậu xanh cốt dừa
Món xôi nếp cẩm được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay. Với màu sắc đẹp mắt, hương vị lạ lại mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe người dùng, đây là một món ăn vô cùng đáng thử.
Hướng dẫn thực hiện món xôi nếp cẩm:
- Chuẩn bị gạo nếp cẩm 1kg, gạo nếp thường 0.5 kg vo sạch và đem ngâm với nước ấm qua đêm.
- Lá dứa tươi rửa sạch, vớt ra để ráo.
- Sau khi ngâm xong gạo, vớt ra trộn đều với một chút muối trắng, cho vào nồi đồ lên.
- Khi xôi gần chín, tiến hành xới đều lên 1 – 2 lần là được.
- Với phần đậu xanh cốt dừa, sử dụng đậu xanh đã cà vỏ. Cho đậu vào nồi với nước ngang mặt đậu, nấu như nấu cơm. Lưu ý nên để lửa nhỏ và canh nồi để tránh bị cháy.
- Khi đậu chín, để nguội đến mức hơi ấm thì cho vào máy xay sinh tố và xay thật nhuyễn.
- Trộn đậu đã xay với nước cốt dừa, thêm lá dứa thái nhỏ, cho lên chảo nóng đảo đều đến khi sôi. Thêm muối hoặc đường tùy khẩu vị.
- Khi ăn nên ăn lúc nóng, cho nước cốt dừa đậu xanh lên trên xôi ăn kèm.
Xem thêm:
Sữa chua nếp cẩm
Một món ăn vừa tốt cho sức khỏe, vừa thanh nhiệt mùa hè lại cực kỳ được yêu thích bởi cả trẻ nhỏ và người lớn. Món sữa chua nếp cẩm này rất dễ thực hiện, các mẹ cũng có thể tự làm tại nhà cho con yêu của mình.
Cách thực hiện món sữa chua nếp cẩm:
- Chuẩn bị sữa đặc, sữa tươi không đường, 1 hộp sữa chua, gạo nếp cẩm, lá dứa, nước cốt dừa.
- Cho 1 lít sữa tươi không đường và nửa lon sữa đặc nấu sôi trên lửa nhỏ, để nguội.
- Khi sữa hơi ấm cho 1 hộp sữa chua vào và khuấy đều tay. Chiết sữa chua ra các hũ nhỏ và ủ trong nồi cơm điện.
- Khi ủ cho nước ngập ⅔ hũ sữa chua và bật chế độ làm ấm. Ủ trong vòng khoảng 20 phút là được. Sau đó để sữa chua nghỉ 2 giờ đồng hồ rồi tiếp tục ủ thêm 1 lần nữa, lặp lại 3 lần là được.
- Sau khi ủ hoàn tất cho sữa chua vào bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
- Thực hiện phần nếp cẩm ăn kèm: Tiến hành nấu cơm nếp cẩm như nấu cơm bình thường và để nguội.
- Giã men rượu thành bột, chia làm 2 phần, trộn với cơm nếp cẩm khi còn ấm.
- Dùng 1 hũ thủy tinh để đựng cơm ủ men theo công thức 1 lớp cơm, 1 lớp men (sử dụng nửa số men còn lại).
- Ủ cơm lên men trong vòng 3 ngày là có thể ăn được, dùng ăn kèm với sữa chua.
Chữa đau xương khớp bằng gạo nếp cẩm nấu sữa
Tương tự nhiều loại hạt khác, gạo nếp cẩm cũng có thể sử dụng để nấu sữa và sử dụng hàng ngày.
Cách thực hiện món sữa gạo nếp cẩm:
- Chuẩn bị gạo nếp cẩm và sữa tươi không đường (hoặc có đường tùy khẩu vị).
- Đem gạo nếp cẩm ngâm qua đêm, sáng hôm sau vớt ráo và cho vào máy xay xay nhuyễn cùng một ít nước.
- Cho hỗn hợp đã xay lên bếp đun với lửa nhỏ, chú ý khuấy đều tay cho đến khi sữa hơi đặc lại.
- Cho thêm sữa tươi vào, khuấy tan đều là được.
- Để sữa nguội và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Lưu ý khi chữa đau xương khớp bằng gạo nếp cẩm
Tuy là thực phẩm lành tính nhưng việc tăng cường gạo nếp cẩm trong chế độ dinh dưỡng cũng cần phải tuân thủ nguyên tắc và các chú ý như:
- Không quá kỳ vọng vào kết quả vì gạo nếp cẩm sẽ phát huy công dụng khi sử dụng đều đặn trong một thời gian dài. Đây chỉ là phương pháp hỗ trợ, không thể có hiệu quả nhanh như dùng thuốc.
- Người bị nóng trong người nên hạn chế sử dụng cơm rượu nếp cẩm, rượu nếp cẩm, các món có nếp cẩm lên men.
- Gạo nếp cẩm có thể nấu rượu như bình thường nhưng rượu không dùng cho người bệnh dạ dày, người gặp các vấn đề về viêm da, mụn hoặc trẻ nhỏ.
- Không nên dùng quá nhiều gạo nếp cẩm mà phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng hài hòa, đủ chất.
- Tăng cường vận động để giúp gân cốt dẻo dai, xương khớp khỏe mạnh, hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Mặc dù phương pháp chữa đau xương khớp bằng gạo nếp được nhiều người bệnh lựa chọn và tin tưởng vì độ an toàn hiệu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế cho biết, nó chỉ là 1 phương pháp dân gian được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác và chưa có kiểm nghiệm rõ ràng. Hơn hết, nó chỉ đúng với một số trường hợp khi bệnh đang trong giai đoạn đầu, với trường hợp nặng hơn sẽ cần đến tư vấn, thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Thông tin hữu ích:
Array
Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu hiệu quả nhất là một trong những vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế từ công lập đến tư nhân đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây khám phá top 7 địa chỉ uy tín, chất lượng hiện nay nhé! Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu Hà Nội? Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm đau tại...
Xem chi tiếtViêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn và có khả năng tái phát. Bệnh lý này có hết hay không phụ thuộc vào thể trạng cũng như yếu tố di truyền của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thông tin này. Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? Viêm khớp phản ứng là bệnh viêm khớp thứ phát, xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn ở những vị trí...
Xem chi tiếtĐau khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân suy giảm hoặc mất khả năng vận động hoàn toàn. Một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm là đau khớp có nên tập thể dục không. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về luyện tập thể dục cho người bị đau xương khớp ở trên. Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Đau khớp là tình trạng sụn khớp ở vị trí...
Xem chi tiếtĐau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...
Xem chi tiếtViệc mắc bệnh lý về xương khớp khiến nhiều người e ngại, cân nhắc khi thực hiện các hoạt động thể thao. Cũng chính bởi điều này khiến viêm khớp gối có nên đi bộ không trở thành một trong những thắc mắc của nhiều người. Vậy, đáp án của vấn đề này là gì và có cách đi bộ phù hợp cho người mắc viêm khớp gối hay không? [caption id="attachment_5431" align="aligncenter" width="768"] Viêm khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người[/caption] Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Khi mắc bệnh...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!