Viêm Đa Khớp

Viêm đa khớp – Một trong những bệnh lý phổ biến liên quan đến xương khớp tại Việt Nam. Nó là tình trạng viêm nhiễm gây ảnh hưởng đến nhiều khớp (hơn 4 khớp) xảy ra do hiện tượng viêm ở màng hoạt dịch, gây đau, sưng tấy, cứng khớp, khó cử động. Bệnh lý này thường trở nặng khi trời vào đông.

Viêm đa khớp gây đau đớn cho người mắc bệnh
Viêm đa khớp gây đau đớn cho người mắc bệnh

Bệnh viêm đa khớp là gì?

Theo tài liệu chuyên khoa, viêm đa khớp là bệnh do viêm khớp tạo nên gây ảnh hưởng đến nhiều khớp, khiến cho các khớp bị sưng, đau, tấy, đỏ. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như biến dạng khớp, ung thư xương… Viêm đa khớp thường ở vị trí là các khớp ngón tay và các khớp ngón chân, cổ tay, cổ chân.

Đa số bệnh viêm đa khớp chỉ xuất hiện ở người có tuổi trung niên, người cao tuổi. Người trẻ tuổi mắc phải căn bệnh này chiếm tỉ lệ khá ít. Dưới đây là các đối tượng thường mắc viêm đa khớp.

  • Người cao tuổi: Mặc dù hiện nay bệnh có xu hướng trẻ hóa nhưng đối tượng dễ mắc phải chủ yếu là người cao tuổi.
  • Yếu tố tiền sử bệnh lý: Người có tiền sử mắc bệnh hoặc các bệnh lý xương khớp.
  • Nữ giới: Nữ giới có tỉ lệ mắc viêm đa khớp nhiều hơn.
  • Lối sống chưa khoa học: Những người có thói quen sống không lành mạnh, chế độ ăn uống không đảm bảo hoặc thường xuyên ăn những đồ ăn nhanh, dầu mỡ…

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đa khớp là gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm đa khớp, trong đó có cả nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài. Theo các chuyên gia, căn nguyên dẫn đến bệnh lý gây viêm đa khớp bao gồm:

  • Thoái hóa khớp: Qua vận động các sụn khớp bị bào mòn trở nên mỏng và sần sùi, giảm độ trơn khi vận động… mức độ thoái hóa càng cao thì biến chứng dẫn đến bệnh viêm đa khớp càng cao.
  • Viêm khớp đối xứng: Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp Juvenile, do phản ứng thuốc hay bệnh Lupus.
  • Viêm khớp không đối xứng: Thông thường xảy ra đối với bệnh Gout, bệnh viêm khớp do vảy nến, viêm khớp phản ứng (phản ứng của cơ thể với các loại vi khuẩn).
  • Nhiễm trùng virus: Có thể kể đến một số loại như Parvovirus, viêm gan, quai bị, virus Ross River, HIV…
  • Một số bệnh lý chuyển hóa: Suy gan, suy thận…
  • Do các bệnh nhiễm trùng: Bệnh lao, bệnh Lyme, bệnh Whipple, bệnh Well.
  • Bệnh viêm mạch máu: Viêm mạch (hệ miễn dịch tấn công làm tổn thương các mạch máu) hay do viêm khớp tế bào (cản trở lưu thông máu trong động mạch).

Ngoài nguyên nhân về bệnh lý, một số yếu tố khác cũng có thể gây ra tình trạng viêm khớp này là:

  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Như hút thuốc, sử dụng rượu bia, chất kích thích quá nhiều… Việc này có thể tác động xấu đến cơ thể.
  • Tuổi tác: Tuổi càng cao thì các khớp xương càng trở nên lão hóa, khớp tiết ít hoặc thậm chí không còn khả năng tiết ra dịch khớp, dễ dẫn tới tình trạng khớp khô lâu ngày trở thành viêm đa khớp.
  • Giới tính: Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể tuy nhiên theo số liệu thống kê thì tỷ lệ mắc viêm đa khớp ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới.
  • Di truyền: Gen cũng là một yếu tố quyết định đến khả năng mắc bệnh này. Nếu ông bà, cha mẹ bị mắc bệnh này thì tỉ lệ con khả năng cao cũng sẽ gặp phải.

Biểu hiện của bệnh viêm đa khớp

Để xác định mình có đang bị viêm đa khớp không bạn hãy chú ý đến những biểu hiện sau. Nếu biểu hiện trùng khớp trên 50% thì chứng tỏ bạn đã mắc phải bệnh lý này.

Giai đoạn khởi phát

Trong giai đoạn này, bệnh nhân thường có biểu hiện như sau:

  • Bắt đầu là đau từ khớp nhỏ ngoại biên như khớp đốt giữa các ngón tay, cổ tay, bàn tay.
  • Tê bì các ngón tay, các đầu chi.
  • Có thể kèm theo biểu hiện sốt nhẹ, người mệt mỏi.

Chú ý: Giai đoạn này thường diễn ra trong vài tuần sau đó chuyển sang giai đoạn toàn phát (mãn tính).

Giai đoạn toàn phát

Ở giai đoạn này người bệnh sẽ cảm nhận được những triệu chứng rõ ràng như:

  • Bắt đầu đau các khớp, cổ tay, bàn tay, ngón tay, cổ chân và ngón chân rồi dần dần lan ra các khớp khác.
  • Các khớp đau có tính chất đối xứng.
  • Vào buổi sáng có tình trạng cứng khớp, khó cử động, phải xoa bóp khoảng tầm 10-15 phút mới cử động được. Tình trạng này có thể kéo dài lên đến hơn 1 giờ đồng hồ.
  • Dưới da trên xương bệnh nhân có thể xuất hiện các hạt hoặc có thể ở vị trí gần khớp khuỷu tay, trên xương chày, quanh khớp cổ tay.
Giai đoạn phát triển bệnh viêm đa khớp
Giai đoạn phát triển bệnh viêm đa khớp

Viêm đa khớp nếu không chữa trị sẽ như thế nào?

Viêm đa khớp nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể phát triển dẫn đến các biến chứng khó lường, lây sang cả những vị trí khác trên cơ thể.

Một số biến chứng của bệnh thường gặp là:

  • Dính khớp, teo cơ, thậm chí có thể tàn phế.
  • Gây nên tình trạng co quắp vùng khớp, gây biến dạng tay hoặc chân những bị trí bị viêm sưng.
  • Gây nên tình trạng loãng xương.
  • Lan ra ảnh hưởng tới hệ thần kinh, mắt, da, tim mạch, phổi. Theo thống kê, có tới 30% người mắc bệnh viêm đa khớp mắc phải các vấn đề tim mạch như suy tim, xơ vữa động mạch…
  • Không chỉ thế bệnh này còn có thể gây khó khăn trong thụ thai. Theo nghiên cứu mới nhất hiện nay, có tới 25% phụ nữ bị viêm đa khớp gặp khó khăn trong vấn đề này.
  • Nhiều trường hợp bệnh đã quá nặng không thể chữa khỏi dẫn đến tình trạng chán nản, lo âu dần dần bị trầm cảm.
Biến chứng nguy hại không thể lường trước của bệnh
Biến chứng nguy hại không thể lường trước của bệnh

Cách chữa viêm đa khớp hiệu quả

Nếu không may mắc phải bệnh viêm đa khớp các bạn nên điều trị sớm để tránh xảy ra những biến chứng thương tiếc. Dưới đây là một vài phương pháp chữa viêm đa khớp phổ biến hiện nay:

Chữa viêm đa khớp bằng phương thuốc dân gian

Nếu đang trong giai đoạn đầu của bệnh viêm đa khớp, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian. Đây là những bài thuốc vừa đơn giản vừa dễ làm, lại giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức xương khớp. Dưới đây là một số gợi ý:

Rễ cây xấu hổ tẩm rượu

Bài thuốc này có tác dụng giúp giảm tê bì chân tay, giảm đau xương khớp rât hiệu quả điều này đã được ông cha ta kiểm nghiệm từ rất lâu.

  • Nguyên liệu: Rễ cây xấu hổ, rượu.
  • Cách làm: Rễ cây xấu hổ cắt về đem rang khô sau đó ngâm với rượu 35-45 độ. Khi dùng cho rễ cây vào ấm sắc cùng 600ml nước lọc. Để lửa cho tới khi còn lại khoảng 300ml nước thì tắt bếp. Ngày uống 3 lần, uống liên tục trong vòng một tuần sẽ thấy hiệu quả.

Lá lốt

Nước lá lốt có công dụng chống viêm và kháng khuẩn vô cũng tốt, vì vậy lá lốt có thể nói là “khắc tinh” đối với bệnh này.

  • Nguyên liệu: 5-10g lá lốt.
  • Cách làm: Lấy 5 – 10g lá lốt đã phơi khô hoặc 15-30g lá lốt tươi, rửa sạch đem sắc cùng 2 bát nước. Để lửa tới khi còn lại nửa bát thì tắt bếp. Uống nước sau khi ăn tối và đã để nguội. Dùng liên tục trong 10 ngày để đạt được hiệu quả cao nhất.

Đắp ngải cứu

Dân gian đánh giá cao bài thuốc chữa đau xương khớp bằng ngải cứu. Bởi các kinh nghiệm đúc kết lại cho rằng, trong ngải cứu có chứa loại tinh dầu có khả năng kháng khuẩn cao. Không chỉ vậy, chúng còn giúp điều hòa lưu thông khí huyết vậy nên thường được các thầy thuốc dùng trong việc điều trị bệnh xương khớp.

  • Nguyên liệu: Gừng, ngải cứu, hành.
  • Cách làm: Dùng ngải cứu, gừng và hành, giã nát rồi cho vào chảo rang nóng. Lấy khăn bọc hỗn hợp này lại rồi đắp hỗn hợp này lên vùng khớp sưng đau, đắp liên tục trong vòng 1 tuần các khớp sẽ bớt đau và sưng đi trông thấy. Nên áp dụng vào buổi tối để các khớp được thư giãn.
Giảm đau xương khớp bằng phương pháp dân gian
Giảm đau xương khớp bằng phương pháp dân gian

Điều trị viêm đa khớp bằng Tây y

Phương pháp này thường được các bác sĩ chỉ định với hiệu quả được đánh giá cao. Hiện Tây y đang áp dụng 3 phương pháp điều trị viêm đa khớp chính là dùng thuốc, trị liệu và phẫu thuật.

Điều trị viêm đa khớp bằng thuốc tân dược

Để điều trị theo Tây y, các bác sĩ thông thường tập trung vào việc làm giảm triệu chứng và cải thiện chức năng các khớp. Một số loại thuốc mà các bác sĩ thường kê đơn cho bệnh nhân:

  • Thuốc giảm đau: Acetaminophen, hydrocodone, paracetamol, nặng hơn nữa là morphin.
  • Thuốc kích thích: Một số kem và thuốc mỡ có chứa tinh dầu bạc hà, các dạng xịt có chứa thành phần làm nóng.
  • Kháng viêm không steroid (NSAIDs): Aspirin, ibuprofen, naproxen.
  • Thuốc ức chế miễn dịch (DMARDs): Ethotrexate, hydroxychloroquine, hệ thống miễn dịch sẽ bị làm chậm hoặc ngừng tấn công khớp.
  • Thực phẩm chức năng: Có tác dụng bổ sung canxi, dịch khớp, khoáng chất có lợi cho xương.

Lưu ý: Đây chỉ là thông tin tham khảo, các bạn không nên tự ý mua thuốc để sử dụng mà cần phải được kê thuốc và uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Điều trị bệnh viêm đa khớp bằng thuốc tây
Điều trị bệnh viêm đa khớp bằng thuốc tây

Vật lý trị liệu

Là phương pháp giúp cải thiện phục hồi khả năng vận động các khớp. Vật lý trị liệu thường được áp dụng cho trường hợp bị đau sưng tấy nặng cần hạn chế vận động để ngăn chặn tình trạng viêm phát triển.

Phẫu thuật

Phương pháp này giúp phục hồi chức năng xương khớp một cách nhanh chóng thông qua các cơ chế sau:

  • Loại bỏ màng hoạt dịch bị sưng tấy, ở các vị trí như cổ tay, bàn tay và ngón tay.
  • Loại bỏ khớp đã bị hư hỏng thay vào đó là khớp titan nhân tạo.
  • Hợp nhất khớp: Loại bỏ hai đầu xương trong ổ khớp và kết nối với nhau cho đến khi hai đầu xương lành lại như một khối rắn chắc. Trường hợp này áp dụng đối với một số các khớp nhỏ như cổ tay, mắt cá chân và ngón tay.

Tuy nhiên phương pháp này khá tốn kém và kèm theo những rủi ro cao không thể lường trước. Do đó nếu bệnh thật nặng mới cân nhắc đến việc phẫu thuật.

Phẫu thuật thay thế khớp xương
Phẫu thuật thay thế khớp xương

Bệnh viêm đa khớp nên ăn gì và kiêng gì?

Để tăng hiệu quả điều trị bệnh viêm đa khớp, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp và khoa học. Dưới đây là danh sách thực phẩm nên ăn và nên kiêng:

  • Thực phẩm nên tăng cường: Nên bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, đậu nành, thực phẩm giàu canxi và omega 3, các loại nấm, trà xanh…
  • Thực phẩm nên hạn chế: Người bệnh nên hạn chế ăn đồ ngọt, các loại thịt đỏ, đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, chứa cồn và chất kích thích như soda, cafe, rượu, bia, thuốc lá…
Thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm đa khớp
Thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm đa khớp

Cách phòng ngừa bệnh viêm đa khớp

Phòng bệnh bao giờ cũng dễ hơn chữa bệnh, tuy nhiên ít ai có thể ý thức được được điều này. Việc chủ động phòng bệnh viêm đa khớp từ sớm có thể giúp giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh hoặc ít nhất là khiến bệnh đến muộn hơn. Nếu đang trong giai đoạn đầu của bệnh, các biện pháp phòng tránh cũng là cách để tăng khả năng phục hồi xương khớp.

Cách ngăn ngừa bệnh viêm đa khớp hiệu quả
Cách ngăn ngừa bệnh viêm đa khớp hiệu quả

Dưới đây là 3 gợi ý giúp phòng tránh bệnh viêm đa khớp hiệu quả:

  • Thường xuyên tập luyện nâng cao sức khỏe, đặc biệt là người trung tuổi và cao tuổi nên tập một số động tác giúp xương khớp dẻo dai hơn.
    Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho hệ xương khớp.
  • Giữ ẩm cơ thể, sử dụng thảo dược giúp phòng ngừa, cải thiện cơn đau khớp như ngải cứu, dây đau xương, bồ hóng…
  • Thường xuyên đến kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở uy tín hoặc tư vấn sức khỏe từ chuyên gia.
  • Khi vận động mạnh tốt nhất nên mang đồ bảo hộ để tránh những tổn thương không đáng có.
  • Tránh những thói quen xấu như bẻ ngón tay, ngón chân, mang vác các vật nặng phải chú ý đến tư thế.

Viêm đa khớp là bệnh đòi hỏi quá trình điều trị lâu dài, chính vì thế bệnh nhân cần hết sức kiên nhẫn làm theo chỉ định của chuyên gia và bác sĩ. Tránh trường hợp điều trị nửa vời vì sẽ không cho kết quả mong muốn. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần kết hợp thêm chế độ luyện tập và chế độ ăn uống khoa học để tăng khả năng phục hồi xương khớp.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH:

Array

Câu hỏi thường gặp
Bệnh Viêm Đa Khớp Có Nguy Hiểm Không

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không là một trong những vấn đề sức khỏe nhận được rất nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây. Tình trạng này thường gây ra hiện tượng sưng tấy và đau nhức tại các khớp xương. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ các biến chứng, thậm chí là tàn tật. [caption id="attachment_5636" align="aligncenter" width="768"] Tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của bệnh viêm đa khớp[/caption] Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Viêm đa khớp bệnh học tên...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top