Tiểu Ra Máu
Tiểu ra máu là sự bất thường của nước tiểu về màu sắc, trong nước tiểu có thể lẫn máu tươi hoặc các sợi máu nhỏ. Đôi khi tình trạng này sẽ tự biến mất sau vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài nếu là biểu hiện của bệnh lý. Thống kê y tế cho thấy, có tới 95% số người bị tiểu máu đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Tiểu ra máu là gì? Phân loại bệnh
Tiểu ra máu hay còn gọi là đái máu là tình trạng nước tiểu lẫn máu màu đỏ lơ, đôi khi đỏ thẫm. Bên cạnh sự bất thường về màu sắc nước tiểu, nhiều người còn bị tiểu rắt ra máu, cảm thấy buốt mỗi khi đi tiểu tiện. Mệt mỏi kéo dài, lo âu, cuộc sống sinh hoạt bị xáo trộn chính là những gì mà bệnh nhân tiểu ra máu gặp phải.
Theo các chuyên gia về tiết niệu, thông qua màu sắc nước tiểu có thể phần nào đánh giá tình trạng sức khỏe của một người. Do vậy, nước tiểu được coi là tấm gương phản ánh trung thực các vấn đề sức khỏe, bệnh lý (nếu có) của mỗi bệnh nhân.
Tình trạng tiểu ra máu được chia thành 2 hình thức cơ bản là vi thể và đại thể. Mỗi hình thức lại có những đặc điểm riêng biệt:
- Tiểu máu đại thể: Khi quan sát bằng mắt thường, nước tiểu có màu đỏ thẫm. Nếu tiểu máu đại thể ở mức độ nhẹ, nước tiểu chỉ kèm theo một vài sợi máu nhỏ. Khi tình trạng nặng hơn nước tiểu có thể lẫn các cục máu, thậm chí nước tiểu còn trở nên đặc sánh, có màu nâu đậm với rất nhiều lắng cặn.
- Tiểu máu vi thể: Quan sát bằng mắt không thể nhận thấy những dấu hiệu bất thường của nước tiểu, nhưng kết quả xét nghiệm lại cho thấy có hơn 10.000 hồng cầu/ml nước tiểu. Do vậy, tiểu máu vi thể chỉ được phát hiện khi tiến hành các xét nghiệm nước tiểu.
Nguyên nhân tiểu ra máu
Khi không may bị tiểu ra máu, không ít người tỏ ra lo lắng, luôn muốn tìm hiểu xem tiểu ra máu là bị gì, nguyên nhân do đâu. Theo các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu, tình trạng tiểu máu có thể do các nguyên nhân sau:
Do thực phẩm chứa chất tạo màu
Những món ăn chứa chất phụ gia, chất tạo màu công nghiệp hoặc một số loại rau củ có màu như củ dền, rau dền, quả mâm xôi, dâu tằm,… cũng có thể khiến nước tiểu có màu sắc bất thường. Tình trạng này khiến nhiều người cho rằng mình đang bị tiểu ra máu.
Tuy nhiên, dù khiến nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ lơ nhưng những bất thường mà nhóm các thực phẩm kể trên mang đến lại được đánh giá là vô hại. Bởi nước tiểu có thể quay lại trạng thái bình thường sau khoảng 1-2 ngày khi cơ thể không nạp vào các loại đồ ăn chứa chất tạo màu.
Do quan hệ quá mạnh bạo
Việc làm “chuyện ấy” quá thô bạo, tần suất dày đặc cũng có thể là nguyên nhân khiến nước tiểu lẫn máu. Bởi hoạt động tình dục mạnh bạo làm cho niệu đạo tổn thương, gây chảy máu.
Ở nữ giới, máu có thể xuất hiện ở âm đạo. Còn ở nam giới, máu thường lẫn trong tinh dịch và được đẩy ra ngoài mỗi lần tiểu tiện. Đây hoàn toàn không phải là triệu chứng của bệnh lý liên quan đến tiểu ra máu.
Do chu kỳ kinh nguyệt
Ở mỗi lần “đèn đỏ”, máu kinh sẽ trào ra và đọng lại ở âm đạo. Khi nước tiểu chảy từ niệu đạo mang theo máu kinh khiến nước tiểu có màu đỏ, nhiều người cho rằng đây là hiện tượng tiểu ra máu tươi.
Tuy nhiên, đây lại là trạng thái hoàn toàn bình thường và có thể kết thúc ngay sau khi hết kinh. Do vậy, nếu thấy nước tiểu có lẫn máu trong kỳ kinh thì chị em hoàn toàn không cần lo lắng.
Do các loại thuốc kháng sinh
Bên cạnh các nguyên nhân trên, thuốc kháng sinh cũng có thể là yếu tố gây nên tình trạng tiểu máu. Các loại thuốc có thể khiến nước tiểu có lẫn máu, mang màu sắc bất thường là:
- Thuốc chống đông máu: Tác dụng của các loại thuốc này là ngừa huyết khối nhưng lại có thể làm nước tiểu có màu đỏ thẫm hoặc lẫn các sợi máu đỏ tươi.
- Thuốc chống viêm: Khi sử dụng những loại thuốc giúp kháng viêm, không chứa steroid trong thời gian dài có thể làm chức năng thận suy giảm. Tuy các loại thuốc này có thể khiến nước tiểu lẫn máu nhưng không phải là biểu hiện của bệnh lý, khi bệnh nhân ngừng thuốc, màu sắc nước tiểu sẽ trở lại bình thường.
Do bệnh lý
Nếu tiểu ra máu không liên quan đến sinh lý hoặc do sử dụng thuốc, thực phẩm chứa chất tạo màu thì có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó. Các bệnh về đường tiết niệu, bệnh phụ khoa cũng có thể khiến nước tiểu có màu sắc lạ, kèm các sợi máu.
Tiểu ra máu cảnh báo bệnh gì?
Trường hợp nước tiểu có lẫn máu sau khi ăn thực phẩm chứa màu, khi nữ giới “đến tháng” hoặc trong quá trình dùng thuốc kháng sinh sẽ không đáng quan ngại. Tình trạng này có thể biến mất sau khoảng 1-2 ngày, không kéo dài và không gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Khi hiện tượng tiểu máu kéo dài kèm theo các triệu chứng bất thường thì có thể bạn đã mắc phải một trong các bệnh lý dưới đây.
Bệnh lý ở bàng quang
Nước tiểu có màu đỏ, thậm chí gây đau buốt có thể là biểu hiện của bệnh lý ở bàng quang. Phổ biến nhất là: Sỏi bàng quang, viêm bàng quang kẽ, u bàng quang… Đây là các bệnh lý gây ra chứng rối loạn tiểu tiện và chỉ được phát hiện thông qua siêu âm hoặc chụp X-Quang.
Bệnh lý ở niệu đạo
Biểu hiện đi tiểu ra máu ở nam giới có thể do phì đại tuyến tiền liệt, thậm chí là ung thư tiền liệt tuyến. Khi mắc các bệnh lý liên quan đến niệu đạo, nam giới có thể gặp phải các dấu hiệu sau: Tiểu bí, tiểu khó, tiểu rắt ra máu, siêu âm thấy tuyến tiền liệt bị phì đại.
Riêng ở nữ giới, tiểu máu có thể là dấu hiệu của Polyp niệu đạo. Bệnh lý này được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng cũng như hình ảnh nội soi niệu đạo khi thăm khám.
Phì đại tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt có kích thước nhỏ, nằm ngay dưới cơ bàng quang. Tuyến này đảm nhận vai trò sản xuất các chất có trong tinh trùng, đồng thời bảo vệ đường tiết niệu trước sự tấn công của vi khuẩn, chất độc hại.
Khi các tế bào tuyến tiền liệt phát triển quá mức gây phì đại tuyến tiền liệt sẽ dẫn đến chèn ép niệu đạo, cản trở hoạt động tiểu tiện. Lúc này, bàng quang liên tục phải co bóp khiến niêm mạc tổn thương, chảy máu, từ đó nước tiểu có lẫn máu.
Ung thư bàng quang
Tụt cân, tiểu ra máu buốt, tiểu tiện rối loạn là những biểu hiện thường thấy ở bệnh nhân ung thư bàng quang. Trong giai đoạn đầu của bệnh, ung thư bàng quang ít có biểu hiện cụ thể, gần như không có triệu chứng rõ ràng nào. Có chăng chỉ là tình trạng nước tiểu lẫn máu, nếu không làm xét nghiệm cũng rất khó phát hiện.
Ung thư tuyến tiền liệt
Theo các bác sĩ, tiểu máu có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt. Nhưng khi bệnh ở giai đoạn khởi phát sẽ rất khó phát hiện vì không có triệu chứng cụ thể, nếu có thì các dấu hiệu tương đối mơ hồ, không rõ ràng.
Ung thư tuyến tiền liệt chỉ được phát hiện thông qua xét nghiệm sàng lọc ung thư. Khi bệnh tiến triển đến mức độ nặng, tình trạng tiểu ra máu có thể trầm trọng hơn, bệnh nhân bị nóng rát và buốt khi tiểu tiện, kèm theo đó là các cơn đau tại vùng chậu và thắt lưng.
Các bệnh lý về thận
Những bệnh lý về thận cũng có thể khiến bệnh nhân tiểu ra máu. Đây có thể là biểu hiện của hàng loạt bệnh lý như:
- Thận đa nang: Gây các cơn đau lưng âm ỉ, nước tiểu có lẫn máu. Một số bệnh nhân còn bị bụng to, khi sờ sẽ thấy một khối rõ rệt cạnh rốn.
- Sỏi thận: Là một trong những bệnh lý dễ khiến nước tiểu có màu đỏ lơ, lẫn các sợi máu nhất. Sỏi thận sẽ được phát hiện thông qua siêu âm hoặc chụp thận UIV.
- Lao thận: Phần lớn các bệnh nhân bị lao thận gặp phải tình trạng đái máu vi thể. Lao thận thường đi kèm với viêm bàng quang nên bệnh nhân có thể đi tiểu ra mủ, tiểu rắt, xét nghiệm cho kết quả có trên 10.000 hồng cầu/ml nước tiểu và phát hiện thấy có trực khuẩn lao.
- Ung thư thận: Hơn 70% số người bị ung thư thận có triệu chứng tiểu ra máu. Nếu tình trạng này xảy ra, chứng tỏ bệnh ung thư đã diễn biến nặng, hố chậu phải có thể đã hình thành khối u. Ngoài ra, kết quả chụp UIV cũng cho thấy đài bể thận biến dạng, thậm chí bị thiếu khuyết.
- Viêm cầu thận cấp: Bệnh gây ra các biểu hiện như sốt, vùng thắt lưng đau ê ẩm, đặc biệt là tình trạng tiểu ra máu và đau bụng dưới.
- Viêm thận – bể thận: Là bệnh lý khiến thận to bất thường, các cơn đau thường xuyên xuất hiện, nước tiểu ít có lẫn các sợi máu, thậm chí người bệnh còn luôn đau buốt mỗi lần đi vệ sinh.
- Nhồi máu thận: Khiến thắt lưng đau đột ngột, nước tiểu ít ra ít và có lẫn máu.
Bệnh lý vùng chậu, thắt lưng sau chấn thương
Những bệnh lý tại vùng chậu, vùng thắt lưng do chấn thương cũng có thể là nguyên nhân khiến người bệnh bị tiểu máu. Nếu tình trạng tiểu máu do các bệnh lý này gây nên, nước tiểu của người bệnh có thể lẫn máu ngay sau khi vận động mạnh, bơi lội, tham gia các trò chơi thể thao…
CLICK ĐỌC NGAY:
Các bệnh lý phụ khoa
Nếu hiện tượng tiểu ra máu ở nữ giới kéo dài mà không trùng với chu kỳ kinh nguyệt hay quá trình sử dụng thuốc kháng sinh thì có thể chị em đang gặp phải vấn đề phụ khoa. Các bệnh lý có thể khiến nữ giới bị tiểu máu gồm:
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Ở mức độ nặng, viêm lộ tuyến cổ tử cung cũng có thể khiến chị em tiểu máu, luôn có cảm giác buốt và nóng rát. Đi kèm với đó, nữ giới sẽ bị đau bụng dưới, khí hư ra nhiều bất thường và có mùi khó chịu, vùng kín ngứa ngáy…
- Mụn sinh dục, lậu, Chlamydia: Chlamydia, lậu hay mụn rộp là những bệnh lý liên quan đến đường tình dục. Biểu hiện phổ biến nhất của những bệnh lý này là nước tiểu có lẫn máu, tiểu tiện rối loạn, vùng thắt lưng đau mỏi, người bệnh có cảm giác ớn lạnh từng cơn.
- Lạc nội mạc tử cung: Đái máu, đau bụng dưới là một trong những dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung. Đây là bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chu kỳ kinh nguyệt, hoạt động của buồng trứng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh.
Tiểu ra máu có nguy hiểm không?
Tiểu máu có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Nếu người bệnh chỉ bị đái máu do những tác nhân vật lý (phản ứng của cơ thể với chất tạo màu thực phẩm, chu kỳ kinh nguyệt, thuốc kháng sinh) và tự khỏi sau một vài ngày thì không cần lo lắng.
Nhưng nếu nước tiểu có màu sắc bất thường, kèm theo máu mà không phải do sinh lý thì người bệnh không được chủ quan. Bởi đây có thể là cảnh báo bệnh lý nào đó. Hãy chủ động đến bệnh viện, cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán tình trạng sức khỏe.
Chẩn đoán tiểu ra máu? Cách điều trị hiệu quả
Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đái máu không thể tiến hành bằng mắt thường. Bác sĩ cần thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu hình ảnh để có kết luận về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Các chỉ định được sử dụng để chẩn đoán chứng đái máu thường bao gồm:
- Xét nghiệm nước tiểu: Là xét nghiệm mang tính bắt buộc, giúp đánh giá lượng hồng cầu trong mỗi ml nước tiểu. Kết quả xét nghiệm nước tiểu cũng cho biết nồng độ vi khuẩn trong đường tiết niệu – nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng đái máu.
- Chụp cắt lớp, MRI scan, siêu âm: Là những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại giúp phát hiện nguyên nhân khiến nước tiểu bất thường.
- Soi bàng quang: Nhằm tìm ra những tổn thương ở bóng đái (nếu có). Được thực hiện bằng cách dùng ống nội soi có gắn camera ở một đầu, đầu còn lại kết nối với màn hình lớn.
Trong một vài trường hợp, mặc dù đã làm xét nghiệm, chẩn đoán qua hình ảnh nhưng bác sĩ cũng chưa thể khẳng định chính xác nguyên nhân gây tiểu ra máu.
Lúc này, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một vài xét nghiệm theo dõi, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ bị ung thư bàng quang do có tiền sử bị phơi nhiễm chất phóng xạ, hút thuốc, môi trường làm việc có nhiều hóa chất độc hại.
Phương pháp điều trị tiểu ra máu phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Song cơ chế chung trong chữa trị chứng đái máu là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, làm nước tiểu trở lại trạng thái bình thường, ngăn chặn các bệnh lý liên quan.
Dưới đây là các biện pháp điều trị thiếu máu tại nhà, theo Tây y và Đông y.
Điều trị tiểu máu tại nhà bằng mẹo
Khi nhận thấy nước tiểu có những bất thường về màu sắc, người bệnh nên:
- Tạm ngưng sử dụng các loại thuốc kháng sinh đang sử dụng (nếu có).
- Dừng ăn các thực phẩm có thể khiến nước tiểu thay đổi màu sắc như rau dền, dâu tây, củ dền,… Đồng thời, cũng nên tạm liệt kê các loại đồ ăn chứa chất tạo màu công nghiệp vào “danh sách đen”.
- Kiêng quan hệ vợ chồng để theo dõi trong vài ngày.
Mặt khác, người bệnh cũng có thể sử dụng một số loại nước uống sau:
Nước từ quả bí xanh
Bí xanh là loại quả có tác dụng lợi tiểu, làm cơ thể thanh mát, giải độc, hỗ trợ hiệu quả chứng đái máu kèm nóng rát. Đặc biệt, cách chế biến bí xanh trị tiểu máu lại vô cùng đơn giản, ai cũng có thể thực hiện.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị một khúc bí xanh đã gọt vỏ, đem đi rửa sạch.
- Bước 2: Giã nhuyễn bí rồi chắt lấy nước, thêm vào vài hạt muối. Mỗi ngày uống một ly như vậy, duy trì trong 10 ngày để cải thiện màu sắc nước tiểu.
Củ sắn dây
Các chất có trong sắn dây giúp cải thiện tình trạng tiểu máu, tiểu buốt ở nữ giới. Đây là loại củ có sẵn trong vườn của nhiều gia đình nên cũng dễ dàng chế biến và sử dụng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Củ sắn dây gọt vỏ, rửa sạch rồi thái thành từng miếng nhỏ, phơi cho đến khi khô giòn.
- Bước 2: Nghiền nhỏ các miếng sắn dây, có thể rây lại để bột được mịn hơn.
- Bước 3: Mỗi lần dùng lấy 10g bột sắn pha với nước. Uống liên tục trong 10 ngày để cải thiện tình trạng nước tiểu.
Trong trường hợp đã thực hiện các biện pháp kể trên trong 3-5 ngày nhưng tình trạng không được cải thiện thì nên tìm gặp bác sĩ. Bởi có thể, bạn đang mắc phải một bệnh lý nào đó.
Điều trị tiểu máu bằng biện pháp Tây y
Các biện pháp chữa tiểu máu của y học hiện đại được đánh giá cao khi mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn, nhanh chóng loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Căn cứ vào tình trạng tiểu ra máu cũng như thể trạng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa nếu cần thiết.
Biện pháp điều trị nội khoa
Không ít bệnh nhân băn khoăn đặt câu hỏi tiểu ra máu uống thuốc gì. Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị hiện tượng đái máu gồm:
- Nhóm thuốc uống giảm đau: No Spa, Paracetamol,…
- Thuốc kháng viêm: Cephalosporin.
- Nhóm thuốc có tác dụng cầm máu: Tranexamic acid (uống hoặc tiêm tĩnh mạch).
- Một số loại thuốc có tác dụng tiêu viêm: Chỉ định cho bệnh nhân bị viêm bàng quang, sỏi thận, viêm tuyến tiền liệt.
- Thuốc hóa – xạ trị: Dùng cho các bệnh nhân bị ung thư.
Trong trường hợp nước tiểu của bệnh nhân lẫn quá nhiều máu, bác sĩ có thể chỉ định truyền máu. Tuy nhiên, chỉ định này rất hiếm gặp và thường chỉ thực hiện với những bệnh nhân nặng.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, thuốc nội khoa chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, giúp bệnh nhân giảm đau, hạn chế máu ra ngoài theo đường tiểu. Riêng đối với những người mắc bệnh sỏi bàng quang, sỏi thận phải phẫu thuật thì việc dùng thuốc không có tác dụng.
Các can thiệp ngoại khoa
Can thiệp ngoại khoa được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng thuốc, các loại thuốc được kê đơn không đem lại hiệu quả, không trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh (đối với những bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt, bàng quang, sỏi thận).
Hiện nay, 2 hình thức can thiệp ngoại khoa thường được chỉ định trong điều trị chứng tiểu máu là nội soi và mổ mở:
- Nội soi: Sử dụng máy móc, dụng cụ hỗ trợ tác động từ bên ngoài để loại bỏ các yếu tố gây bệnh. Có thể bao gồm sỏi, các khối phì đại tuyến tiền liệt…
- Mổ mở: Được chỉ định khi tình trạng bệnh đã diễn biến nghiêm trọng, phương pháp nội soi không thể tác động. Mục đích của mổ mở là loại bỏ một phần hoặc toàn bộ cơ quan bị bệnh, tiêu diệt yếu tố gây bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến khích do gây ảnh hưởng đến thể trạng, bệnh nhân cần thời gian dài mới có thể phục hồi.
Bị tiểu ra máu ăn gì, kiêng gì?
Để loại bỏ tình trạng đái máu, người bệnh cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời chủ động xây dựng thực đơn khoa học, đảm bảo dinh dưỡng. Dưới đây là nhóm các thực phẩm mà người bệnh tiểu ra máu nên ăn và nên kiêng.
Nhóm thực phẩm nên tăng cường
Người bệnh có nước tiểu lẫn máu nên bổ sung các loại thực phẩm sau:
- Các loại củ giàu tinh bột như khoai sọ, khoai lang, củ dong,… đây là những thực phẩm có hàm lượng tinh bột lớn nhưng lại không chứa nhiều đường, an toàn cho sức khỏe bệnh nhân tiểu máu.
- Nguồn đạm thực vật, protein có trong cá nước ngọt: Là nguồn năng lượng cần thiết cho hoạt động của tế bào, vừa có lợi cho cơ thể lại không gia tăng viêm nhiễm cho hệ tiết niệu.
- Chất béo thực vật: Gồm dầu chiết tách từ các loại quả và hạt như dầu đậu nành, vừng đen, dầu đậu nành…
- Những loại rau, củ quả giàu vitamin, chất xơ như cà rốt, bắp cải tím, rau muống… Vì đây là các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa và đường tiết niệu, không gây viêm nhiễm cho đường tiểu.
Nhóm thực phẩm nên hạn chế
Ngoài ra, các bệnh nhân tiểu máu cũng nên hạn chế nhóm các thực phẩm có hại như:
- Các loại đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ: Gà rán, khoai tây chiên, phô mai, xúc xích,…
- Các món ăn nhiều natri: Chủ yếu có trong các loại hải sản như tôm, cua, sò biển, trứng…
- Rượu, bia, nước uống có ga, thậm chí là các loại nước ngọt có nhiều chất tạo màu công nghiệp.
Cách phòng tránh tiểu ra máu
Để nước tiểu luôn ở trạng thái bình thường, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiết niệu, mỗi người nên thực hiện các biện pháp sau:
- Uống đủ 2 lít nước/ngày: Nước giúp tăng cường bài thải chất lắng cặn, độc tố qua đường tiểu. Nhờ vậy mà loại bỏ các yếu tố gây viêm nhiễm, ngăn ngừa nguy cơ bị tiểu máu.
- Có chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế đồ ăn nhanh, các món ăn chế biến sẵn. Thay vào đó nên tự nấu ăn tại nhà, gia tăng lượng rau trong mỗi bữa ăn. Đồng thời, cũng nên xây dựng thói quen ăn nhạt để tránh mắc bệnh về thận và tiết niệu.
- Lối sống lành mạnh: Luôn ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya. Cần loại bỏ thói quen sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích.
- Tham gia thể thao: Điều này giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, dẻo dai, ngăn ngừa bệnh tật.
- Khám sức khỏe 6 tháng/lần: Đây là việc làm cần thiết đối với mọi đối tượng ở mọi độ tuổi. Thông qua thăm khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm, siêu âm… bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của người bệnh, hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn (nếu có).
Trong nhiều trường hợp, tiểu ra máu không phải là biểu hiện sinh lý bình thường mà có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, khi nhận thấy nước tiểu có màu sắc lạ, mỗi người cần chủ động tìm đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám, tránh vì tâm lý e ngại, chần chừ mà làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
ArrayĐỪNG BỎ LỠ:
Phụ nữ tiểu ra máu là bệnh gì là câu hỏi được đặt ra của nhiều chị em. Đặc biệt là khi tình trạng này ngày càng phổ biến trong những năm gần đây. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc giải đáp những thắc mắc về hiện tượng tiểu ra máu nữ giới và phương pháp điều trị hiệu quả nhất. [caption id="attachment_8232" align="aligncenter" width="768"] Tiểu ra máu ở phụ nữ là bệnh lý phổ biến hiện nay[/caption] Phụ nữ tiểu ra máu là bệnh gì? Hiện tượng tiểu ra máu ở phụ nữ ngày càng trở nên...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!