Chữa Tiểu Ra Máu

Hiện nay có khá nhiều cách chữa tiểu ra máu, từ Tây y, Đông y cho đến các loại thuốc Nam. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình hình sức khỏe của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc những biện pháp chữa chứng tiểu máu phổ biến và được nhiều bệnh nhân áp dụng.

Cách biện pháp chữa tiểu ra máu hiệu quả nhất

Tiểu ra máu có thể hiểu đơn giản là tình trạng nước tiểu có màu hồng nhạt hoặc trong nước tiểu lẫn các gợn máu tươi. Một số trường hợp có máu trong nước tiểu hoàn toàn vô hại nhưng cũng có không ít trường hợp báo hiệu sức khỏe đang gặp vấn đề. 

Tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm
Tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm

Điều quan trọng nhất trong việc điều trị chứng tiểu kèm máu là xác định chính xác nguyên nhân gây ra, thông thường là do một số bệnh lý liên quan đến tiết niệu như sỏi bàng quang, sỏi thận, nhiễm trùng niệu đạo,… Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của chúng, các bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng các phương án điều trị khác nhau đối với mỗi người bệnh.

Cách chữa tiểu ra máu bằng dân gian

Phần lớn các bài thuốc dân gian đều dựa vào kinh nghiệm truyền miệng, ít có sự kiểm chứng cụ thể từ khoa học hiện đại. Phương pháp thích hợp sử dụng với những bệnh nhân ở mức độ nhẹ, có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng là chủ yếu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên trao đổi cùng bác sĩ điều trị trước khi áp dụng tại nhà.

Dưới đây là một số bài thuốc thảo dược tại nhà hiệu quả đối với chứng tiểu ra máu:

Bài thuốc từ quả chanh

Vitamin C có trong chanh tươi là một hoạt chất chống oxy hóa có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu. 

Quả chanh được dân gian đánh giá cao
Quả chanh được dân gian đánh giá cao

Khi dùng bài thuốc dân gian này, nitrat trong nước tiểu kết hợp với vitamin C tạo thành oxit nitơ khiến nồng độ pH trong nước tiểu giảm, từ đó làm cho vi khuẩn gây hại không có môi trường để phát triển và tấn công hệ tiết niệu. Với những bệnh nhân tiểu ra máu do sỏi, vitamin C cũng giúp thúc đẩy quá trình đào thải sỏi ra ngoài cơ thể.

Nguyên liệu: Nước cốt chanh tươi dùng 2 thìa cà phê, nước ấm dùng 180ml.

Cách thực hiện:

  • Pha nước cốt chanh tươi với nước ấm, khuấy đều để tạo thành hỗn hợp.
  • Bệnh nhân uống trực tiếp nước chanh tươi, lưu ý nên uống khi no để không gây hại cho dạ dày.

Bài thuốc từ cỏ gà

Cỏ gà mọc dại ở nhiều nơi trên nước ta nhưng ít ai biết rằng loại thảo mộc này lại sở hữu nhiều dược tính tuyệt vời với sức khỏe. Bài thuốc từ cỏ gà đặc biệt hiệu quả với những người bị tiểu ra máu do sỏi tiết niệu. Theo một số cuốn sách y học cổ truyền ghi lại, loại cỏ này tính mát, có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải trừ độc tố tích tụ trong nội tạng.

Nguyên liệu: Cỏ gà tươi dùng 60g, cây mía dùng 300g.

Cách thực hiện:

  • Cỏ gà sau khi thu hái loại bỏ rễ và rửa sạch, để ráo nước. Mía róc sạch vỏ,  cắt thành các khúc nhỏ.
  • Cho cỏ gà, mía khúc và 3000ml nước vào nồi rồi nấu trong khoảng một tiếng đồng hồ.
  • Bệnh nhân nên bảo quản hỗn hợp trong bình giữ nhiệt, dùng thay nước trong ngày.    

ĐỪNG BỎ LỠ:

Bài thuốc từ quả chuối chát

Chuối chát còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như chuối rừng hay chuối hột. Bài thuốc từ chuối chát chủ yếu có tác dụng với những bệnh nhân bị chứng tiểu ra máu do đường tiết niệu có sỏi, đặc biệt là sỏi thận. Theo y học cổ truyền, chuối chát có khả năng tiêu độc, thanh trừ nhiệt nóng và lợi tiểu.

Chuối chát giúp thanh nhiệt và lợi tiểu
Chuối chát giúp thanh nhiệt và lợi tiểu

Nguyên liệu: Chuối chát dùng 5 quả.

Cách thực hiện:

  • Chuối chát sau khi sơ chế thì chặt thành các khúc nhỏ tầm 5cm, cho lên chảo hoặc dùng lò nướng sấy khô rồi đem nghiền thành bột mịn.
  • Mỗi ngày, bệnh nhân dùng khoảng 1 thìa cà phê bột chuối chát với một ly nước ấm. Dùng tối đa 3 lần/ngày, uống đều đặn trong khoảng 30 ngày.

Điều trị tiểu ra máu theo Tây y

Tây y là biện pháp đem lại hiệu quả nhanh chóng và không tốn nhiều thời gian chuẩn bị nguyên liệu như Đông y hay thuốc Nam. Sau khi chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu có lẫn máu, các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc. Nếu mức độ bệnh lý nghiêm trọng hơn, ví dụ như sỏi thận, sỏi tiết niệu gây tắc nghẽn, phẫu thuật có thể được chỉ định.

Các biện pháp điều trị nội khoa

Hầu hết bệnh nhân viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc có sỏi trong thận/đường tiết niệu ở giai đoạn đầu sẽ sử dụng thuốc điều trị. Tùy theo bệnh lý cụ thể mà các loại thuốc cũng có sự khác biệt.

Dưới đây là một số tình trạng bệnh lý gây ra nước tiểu kèm máu thường gặp và thuốc điều trị cho chúng:

  • Tiểu ra máu do nhiễm trùng: Với các bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng thận do vi khuẩn, thuốc kháng sinh được xem là lựa chọn hàng đầu. Nếu tình trạng nhiễm trùng không quá nghiêm trọng, bệnh nhân có thể chỉ phải dùng kháng sinh trong khoảng 3 ngày. Ví dụ: Trimethoprim, Fosfomycin, Ceftriaxone,…
  • Nước tiểu có máu do sỏi thận hoặc sỏi tiết niệu: Trong trường hợp này, người bệnh thường được kê đơn thuốc Allopurinol và một số chất kiềm hóa khác để giảm axit uric trong nước tiểu và làm tan sỏi. Bệnh nhân cũng có thể dùng thêm thuốc chống viêm không chứa steroid như ibuprofen, paracetamol,.. để giảm đau buốt khi đi tiểu.
  • Tiểu lẫn máu do viêm cầu thận: Điều trị viêm cầu thận phức tạp hơn so với hai dạng bệnh kể trên và cũng yêu cầu nhiều loại thuốc hơn, chúng gồm có: Thuốc ức chế men chuyển ACE (Captopril, Enalapril), thuốc lợi tiểu (Torasemide, Azosemide), thuốc chẹn beta-adrenergic (Acebutolol, Betaxolol), chất chủ vận alpha-adrenergic (Naphazoline, Oxymetazoline).
Tùy vào nguyên nhân gây tiểu ra máu mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị
Tùy vào nguyên nhân gây tiểu ra máu mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị

Các biện pháp can thiệp ngoại khoa

Các biện pháp ngoại khoa được sử dụng với các bệnh nhân bị tiểu ra máu do sỏi thận hoặc sỏi tiết niệu phát triển biến chứng. Thông thường những trường hợp này thuốc điều trị không phát huy tác dụng vì kích thước sỏi quá lớn cũng như sỏi gây tắc nghẽn nghiêm trọng. 

Đối với bệnh nhân chưa bị nhiễm trùng do sỏi, tán sỏi ngoài da bằng sóng âm hay tia laser có thể được chỉ định. Còn nếu nhiễm trùng đã xảy ra, tốt nhất là bệnh nhân nên phẫu thuật bằng nội soi hoặc mổ hở để loại bỏ sỏi hoàn toàn.

Lời khuyên của chuyên gia tiết niệu

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, để tình trạng nhanh chóng được cải thiện các chuyên gia khuyên người bệnh nên:

  • Uống đủ nước mỗi ngày: Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là vô cùng quan trọng. Nước có thể giúp đào thải độc tố bên trong thận và bàng quang cũng như thúc đẩy nhanh chóng quá trình loại bỏ sỏi ra bên ngoài (nếu có). Các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên tiêu thụ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho cơ thể: Chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò thiết yếu trong quá trình hồi phục ở người bệnh. Người bệnh tiểu ra máu nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám và thịt trắng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên tránh xa các loại mỡ động vật, đường tinh luyện và đồ uống có cồn.
  • Tăng cường thể dục thể thao: Thể dục thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa viêm nhiễm và tăng cường trao đổi chất hiệu quả. Người bệnh lựa chọn môn thể thao tùy thuộc theo sở thích nhưng nên nhớ cần luyện tập tối thiểu 30 phút mỗi ngày.

Hiệu quả của phương pháp chữa tiểu ra máu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nguyên nhân gây ra, tình trạng sức khỏe và mức độ ảnh hưởng của bệnh. Lời khuyên tốt nhất đối với mỗi bệnh nhân là nên đi thăm khám sớm tại bệnh viện ngay khi phát hiện dấu hiệu đầu tiên để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất.

CLICK ĐỌC NGAY:

Array
Câu hỏi thường gặp
Phụ Nữ Tiểu Ra Máu Là Bệnh Gì

Phụ nữ tiểu ra máu là bệnh gì là câu hỏi được đặt ra của nhiều chị em. Đặc biệt là khi tình trạng này ngày càng phổ biến trong những năm gần đây. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc giải đáp những thắc mắc về hiện tượng  tiểu ra máu nữ giới và phương pháp điều trị hiệu quả nhất. [caption id="attachment_8232" align="aligncenter" width="768"] Tiểu ra máu ở phụ nữ là bệnh lý phổ biến hiện nay[/caption] Phụ nữ tiểu ra máu là bệnh gì? Hiện tượng tiểu ra máu ở phụ nữ ngày càng trở nên...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top