[Góc giải đáp] Phụ nữ tiểu ra máu là bệnh gì? Cách điều trị?
Phụ nữ tiểu ra máu là bệnh gì là câu hỏi được đặt ra của nhiều chị em. Đặc biệt là khi tình trạng này ngày càng phổ biến trong những năm gần đây. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc giải đáp những thắc mắc về hiện tượng tiểu ra máu nữ giới và phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Phụ nữ tiểu ra máu là bệnh gì?
Hiện tượng tiểu ra máu ở phụ nữ ngày càng trở nên phổ biến. Đây là hiện tượng có máu lẫn trong nước tiểu, khiến nước tiểu chuyển sang màu đỏ hoặc ngả vàng, màu hồng hoặc coca. Khi mắc phải tình trạng này, người bệnh cũng sẽ có biểu hiện khác như: Nóng rát, tiểu buốt, tiểu rắt…
Vậy, phụ nữ tiểu ra máu là bệnh gì và nguyên nhân tiểu ra máu ở phụ nữ là gì? Thực chất, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Trước hết phải kể đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, sinh hoạt tình dục không hợp lý, khoa học. Tất cả điều này đều có thể dẫn tới tiểu ra máu. Ngoài ra, triệu chứng này xuất hiện còn do một số bệnh lý khác gây nên, cụ thể như:
1. Sỏi tiết niệu
Phụ nữ tiểu ra máu là bệnh gì? Thực chất, đây có thể là triệu chứng của bệnh sỏi tiết niệu. Các khoáng chất dư thừa không được đào thải ra khỏi cơ thể sẽ hình thành trong bàng quang và thận, từ đó tạo thành sỏi. Sỏi sẽ làm rách niêm mạc hoặc trầy trước đường tiết niệu cùng một số bộ phận liên quan.
Những vết thương này khiến cơ quan bị chảy máu, máu hòa cùng nước tiểu và gây ra hiện tượng tiểu ra máu ở phụ nữ. Khi mắc bệnh lý sỏi đường tiết niệu, ngoài dấu hiệu tiểu ra máu, bệnh nhân còn gặp một số tình trạng: Đi tiểu buốt, nước tiểu đục, tiểu rắt, nước tiểu có màu… Vậy, giải đáp cho câu hỏi: “Phụ nữ tiểu ra máu là bệnh gì” thì đây chính là triệu chứng của bệnh sỏi tiết niệu thường gặp.
2. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Theo một con số thống kê của một bệnh viện tại Mỹ, có tới 40 – 60% chị em phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong đó, tiểu ra máu là một biểu hiện dễ nhận biết của bệnh lý này.
Nguyên nhân dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn xâm nhập vào đường niệu đạo và ống dẫn tiểu. Bệnh lý có những triệu chứng: Tiểu buốt, tiểu có mùi, đau vùng xương chậu, lưng, bụng, tiểu ra máu…
3. Phụ nữ tiểu ra máu là bệnh gì? – Ung thư bàng quang
Phụ nữ tiểu ra máu là bệnh gì và là triệu chứng của bệnh lý gì? Tiểu ra máu còn là triệu chứng của căn bệnh ung thư bàng quang.
Tuy nhiên, biểu hiện này không xuất hiện liên tục mà thường đi kèm với các triệu chứng khác: Đi tiểu nhiều lần, đau lưng dưới, sưng bàn chân, nóng rát khi tiểu. Bởi vậy, ngay khi xuất hiện một trong những biểu hiện trên, người bệnh cần tới các cơ sở y tế khám bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
4. Lạc nội mạc tử cung
Đây là bệnh lý liên quan tới buồng trứng, ống dẫn trứng và lớp lót ngoài của tử cung… Khi mắc bệnh lý này, phụ nữ sẽ gặp hiện tượng tiểu buốt ra máu kèm theo đau nhức vùng lưng. Trong trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời, rất có thể dẫn tới tình trạng vô sinh.
5. Nhiễm trùng âm đạo
Hiểu một cách đơn giản, nhiễm trùng âm đạo là hiện tượng số lượng tạp khuẩn có trong âm đạo phát triển mạnh mẽ, gây kích ứng và gây viêm âm đạo. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn tới niệu đạo và bàng quang.
Các biểu hiện dễ nhận biết của nhiễm trùng âm đạo: Tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu rắt, ngứa rát âm đạo, vùng da quanh âm đạo bị viêm, đau khi quan hệ, dịch tiết âm đạo bất thường…
6. Phụ nữ tiểu ra máu là bệnh gì? – Mắc bệnh lý về máu
Theo các chuyên gia y tế, các bệnh lý về máu cũng làm xuất hiện triệu chứng tiểu ra máu ở phụ nữ. Một số bệnh về máu như: Bạch cầu mãn tính, máu khó đông, bạch cầu cấp tính… Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ gặp các triệu chứng khác như: Nổi mẩn dưới da, chảy máu chân răng…
7. Mắc bệnh xã hội
Một số bệnh xã hội cũng khiến phụ nữ xuất hiện tình trạng tiểu ra máu: Giang mai, rộp tình dục, sùi mào gà… Các bệnh xã hội làm ảnh hưởng tới các cơ quan liên quan tới bộ phận sinh dục cũng như bàng quang. Điều này dẫn tới tình trạng tiểu ra máu cùng với các triệu chứng khác như: Đau rát vùng kín, tiểu không kiểm soát, nhiễm trùng vùng kín…,
BÀI VIẾT HỮU ÍCH:
Cách chữa đi tiểu buốt ra máu ở phụ nữ
Có không ít phương pháp và cách điều trị đi tiểu ra máu ở phụ nữ. Tuy nhiên, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, người bệnh sẽ có những cách điều trị khác nhau.
Nguyên nhân sinh lý
Người bệnh bị tiểu ra máu do ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh không đúng cách có thể điều chỉnh là thói quen của mình. Trong đó, cần lưu ý những vấn đề sau đây để đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất:
- Vệ sinh “cô bé” sạch sẽ, đặc biệt là vào những ngày “rụng dâu” hoặc sau khi quan hệ.
- Khi vệ sinh vùng kín, các chị em không nên thụt rửa âm đạo bằng các loại dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh.
- Quan hệ tinh dục lành mạnh và an toàn, không quan hệ bừa bãi, tránh tình trạng gây ra các bệnh truyền nhiễm, trong đó có tiểu ra máu.
- Sau khi quan hệ, các chị em cần phải đi vệ sinh để loại bỏ các vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu.
- Bổ sung và tăng cường các loại rau xanh, hoa quả trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
- Bổ sung lượng nước đầy đủ mỗi ngày và hạn chế sử dụng các đồ uống có ga, có cồn, có chứa chất kích thích.
- Lau khô vùng kín sau khi tắm và vệ sinh, tránh để vùng kín bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Nguyên nhân bệnh lý
Phụ nữ tiểu ra máu là bệnh gì và điều trị bệnh như thế nào hiệu quả? Trong trường hợp người bệnh gặp triệu chứng đi tiểu ra máu ở phụ nữ do mắc các bệnh lý, các chị em cần phải tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ để có phương pháp chữa bệnh tiểu ra máu phù hợp. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả điều trị tích cực.
Điều trị theo phương pháp dân gian
Có thể nói, điều trị tiểu ra máu bằng phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng bởi chúng lành tính, an toàn và mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp mới mắc bệnh hoặc tình trạng bệnh lý còn nhẹ. Các chị em có thể tham khảo một số phương pháp điều trị bằng những nguyên liệu hết sức quen thuộc.
- Bột sắn dây: Theo y học cổ truyền, bột sắn dây có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, hỗ trợ điều trị chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu. Người bệnh sử dụng 10gr bột sắn dây và hòa cùng 200ml nước. Có thể cho thêm một chút đường hòa cùng nước để dễ uống hơn. Sử dụng nước sắn dây hàng ngày là liên tục áp dụng trong 10 – 14 ngày để thấy được hiệu quả điều trị bệnh.
- Râu ngô: Trong râu ngô có chứa các thành phần có công dụng lợi tiểu và thanh nhiệt. Khi sử dụng, người bệnh phải rửa sạch râu ngô, để ráo nước rồi đun với nước trong khoảng 5 phút thì tắt bếp. Dùng nước râu ngô hàng ngày, có thể dùng thay nước lọc để có được kết quả điều trị bệnh tốt nhất.
- Rau mồng tơi: Trong Đông y, rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh và không chứa độc tố. Người dùng rửa sạch rau mồng tơi, có thể ngâm với nước muối loãng trong khoảng 5 phút rồi để ráo nước. Đun lá mồng tơi lấy nước uống và sử dụng hàng ngày thay nước uống. Ngoài ra người bệnh có thể chế biến mồng tơi thành các món ăn và sử dụng để điều trị bệnh.
Điều trị bằng phương pháp Tây y
Phương pháp Tây y là cách điều trị được nhiều người lựa chọn bởi hiệu quả mang lại rất nhanh chóng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp đối với người bệnh.
Hầu hết các loại thuốc Tây được kê đơn là thuốc kháng sinh, kháng viêm và thuốc đặc trị. Thuốc Tây y sẽ làm giảm triệu chứng tiểu ra máu, hạn chế tình trạng sưng tấy và có hiệu quả giảm đau trong một số trường hợp cần thiết.
Khi điều trị bằng phương pháp Tây y, người bệnh cần phải tuân theo liệu trình điều trị của bác sĩ. Không được tự ý thay đổi thuốc hoặc dừng điều trị khi chưa được sự cho phép của bác sĩ chuyên môn. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả điều trị bệnh.
Điều trị bằng phương pháp Đông y
Thời gian gần đây, người bệnh tìm kiếm tới phương pháp Đông ý khá nhiều. Khác với phương pháp điều trị Tây y, chữa bệnh theo y học cổ truyền sẽ đi sâu vào nguyên căn gây bệnh, từ đó cải thiện, khắc phục và làm giảm dần các triệu chứng, biểu hiện của bệnh lý. Một số bài thuốc Đông y được áp dụng để điều trị tiểu ra máu ở phụ nữ như:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị 16gr lá tre, 16gr cỏ nhọ nồi, 16gr kim ngân, 4gr tam thất, 12gr thảo đất, 12gr mộc hương, 12gr sinh địa, 12gr cam thảo. Sơ chế sạch sẽ các dược liệu trên rồi đem sắc thuốc. Chia phần thuốc uống thành hai lần trong ngày, mỗi ngày chỉ sử dụng 1 thang thuốc. Kiên trì áp dụng bài thuốc để thấy được hiệu quả điều trị bệnh tiểu ra máu.
- Bài thuốc 2: Người bệnh chuẩn bị 12gr quy bản, 12gr hoàng bá, 12gr rễ cỏ tranh, 8gr tri mẫu, 8gr chi tử, 16gr cỏ nhọ nồi, 16gr thục địa. Sắc các dược liệu với khoảng 800ml nước, đun nhỏ lửa trong 25 phút thì tắt bếp và sử dụng. Người bệnh chia phần thuốc thành hai lần uống trong ngày và kiên trì áp dụng bài thuốc trong thời gian dài.
- Bài thuốc 3: Người bệnh chuẩn bị 12gr sinh địa, 12gr thạch hộc, 12gr sa sâm, 12gr mạch môn, 12gr rễ cỏ tranh, 12gr trắc bá diệp, 12gr kỷ tử, 16gr cỏ nhọ nồi, 8gr a giao. Sắc với nước và uống thuốc 2 – 3 lần mỗi ngày để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Do tác động vào căn nguyên gây bệnh và sử dụng những dược liệu tự nhiên nên những bài thuốc Đông y cần sử dụng theo liệu trình. Bệnh nhân cần kiên trì, tránh bỏ dở giữa chừng.
Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi: “Phụ nữ tiểu ra máu là bệnh gì?” và đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để việc chữa bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất.
ArrayĐỪNG BỎ LỠ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!