Tiểu Ra Máu Ở Trẻ Em
Tiểu ra máu ở trẻ em là bệnh lý ngày càng phổ biến trong những năm gần đây. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và thể trạng của mỗi trẻ mà bác sĩ có thể đánh giá mức độ nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về tiểu ra máu ở trẻ nhỏ và cách điều trị bệnh lý hiệu quả nhất.
Tiểu ra máu ở trẻ em là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Tiểu ra máu ở trẻ em là hiện tượng máu có lẫn trong nước tiểu khi đi vệ sinh. Điều này khiến nước tiểu dần chuyển sang màu đỏ, ngả vàng, màu hồng hoặc màu coca. Khi mắc bệnh lý này, trẻ còn xuất hiện những biểu hiện khác như: chán ăn, quấy khóc, tiểu buốt, tiểu rát…
Là bệnh lý ngày càng xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh thường thắc mắc “Tiểu ra máu ở trẻ em có nguy hiểm không?”. Trên thực tế, không phải lúc nào bệnh lý này cũng nguy hiểm. Trong trường hợp trẻ sử dụng các loại thực phẩm như quả mâm xôi, củ cải đường… khi đi vệ sinh, nước tiểu sẽ có màu đỏ hoặc hồng. Ngoài ra, khi trẻ sử dụng thuốc kháng sinh cũng có thể gặp tình trạng nước tiểu có màu khác thường.
Tuy nhiên, khi trẻ đi tiểu ra máu kèm theo các triệu chứng như chán ăn, quấy khóc, sốt kéo dài, tiểu buốt, tiểu rắt,… các bậc phụ huynh cần cho trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời. Trong trường hợp bệnh lý chuyển sang giai đoạn nặng hơn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Nguyên nhân gây tiểu ra máu ở trẻ em
Hiện nay, tình trạng trẻ 5 tháng tuổi đi tiểu ra máu và trẻ 6 tháng tuổi đi tiểu ra máu ngày càng nhiều hơn, trở thành nỗi lo của bậc làm cha làm mẹ. Vậy, nguyên nhân do đâu mà bệnh lý này xuất hiện?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này: Thói quen sinh hoạt không khoa học, chế độ dinh dưỡng cho trẻ không hợp lý,… Ngoài ra, triệu chứng tiểu ra máu ở trẻ còn là biểu hiện của một số bệnh lý và do các nguyên nhân như sau:
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu là do vi khuẩn đi ngược vào bàng quang và xâm nhập dần vào cơ thể. Sự phát triển của vi khuẩn sẽ gây nên tình trạng tiểu ra máu, nước tiểu có mùi khó chịu. Đi kèm với đó là cảm giác đau buốt. Trẻ trong giai đoạn này thường biếng ăn, quấy khóc và sụt cân.
Bệnh lý cầu thận
Tiểu ra máu ở trẻ em là một trong những biểu hiện của bệnh lý cầu thận. Bệnh lý này thường xuất hiện ở trẻ trong giai đoạn từ 3 đến 15 tuổi khi trẻ bị viêm da do viêm họng hoặc liên cầu. Tình trạng viêm họng, viêm da cầu thận không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng suy tim, suy thận, phù phổi và viêm cầu thận.
Nhiễm trùng đường tiểu
Khi trẻ mắc các chứng bệnh như: Viêm bàng quang, viêm bao quy đầu, viêm thận… thì sẽ xuất hiện hiện tượng tiểu ra máu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, những bệnh lý này không đáng lo ngại nếu có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.
Sử dụng nhiều thuốc
Trẻ sử dụng quá nhiều các nhóm thuốc: Kháng viêm, kháng sinh, kháng đông, chống ung thư… đều xuất hiện tình trạng tiểu ra máu. Thông thường, khi ngừng dùng thuốc, các triệu chứng cũng suy giảm dần và biến mất. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ vẫn tiếp tục đi tiểu ra máu sau khi ngừng thuốc, bố mẹ cần phải cho trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế.
Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiểu ra máu ở trẻ em. Trong trường hợp bố hoặc mẹ mắc hội chứng Alport, tế bào hồng cầu có hình lưỡi liềm hoặc thận đa nang… nguy cơ mắc bệnh của trẻ rất cao.
Thêm vào đó, một số bệnh lý khác cũng là nguyên nhân của triệu chứng này: Sỏi hệ tiết niệu, dị vật đường tiết niệu… Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần phải theo dõi để tránh tình trạng bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ
Dấu hiệu của tiểu ra máu ở trẻ nhỏ rất dễ nhận biết và hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường. Nước tiểu của trẻ có màu vàng, màu hồng, nặng hơn sẽ là màu đỏ. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, trẻ sẽ gặp tình trạng có những cục máu đông đi kèm.
Thêm vào đó, trẻ mắc bệnh cũng thường đi kèm với các triệu chứng như: Chán ăn, khóc quấy, sốt, cơ thể mệt mỏi… Tuy nhiên nhiều phụ huynh thường chủ quan với những triệu chứng ban đầu khi trẻ mắc bệnh. Điều này rất nguy hiểm bởi khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Biến chứng nặng cũng sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển của trẻ.
Chẩn đoán tiểu ra máu ở trẻ em như thế nào?
Trước khi đưa ra chẩn đoán về bệnh lý tiểu ra máu ở trẻ em, các bác sĩ sẽ hỏi về tiểu sử bệnh lý của trẻ: Thương tích của trẻ trong thời gian gần nhất, thông tin thực phẩm đã sử dụng, các loại thuốc uống… Sau đó, bệnh lý của trẻ sẽ được đánh giá thông qua một số bài kiểm tra: Huyết áp, thăm khám vùng bụng…
Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, siêu âm và chụp X quang vùng bụng. Những xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ chuyên môn kiểm tra được chức năng của bàng quang, thận và hệ thống hệ miễn dịch của trẻ. Trong trường hợp chưa thể xác định được bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện sinh thiết thận.
Kết quả chẩn đoán sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Cách điều trị bệnh hiệu quả
Ngay khi xuất hiện các triệu chứng của tiểu ra máu ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bé. Dưới đây là một số cách điều trị được các chuyên gia y tế khuyên nên áp dụng bởi chúng mang lại hiệu quả điều trị tích cực.
Điều trị bằng phương pháp dân gian
Đây là phương pháp điều trị lành tính với các nguyên liệu có từ tự nhiên. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng cách điều trị này trong trường hợp trẻ mới mắc bệnh trong giai đoạn đầu hoặc thể trạng bệnh nhẹ.
- Nước rau má: Theo Đông y, rau má có tính mát, được sử dụng để làm một thức uống thanh nhiệt cơ thể. Ngoài ra, các dưỡng chất có trong rau má có tác dụng tích cực khi điều trị chứng tiểu ra máu ở trẻ nhỏ. Bố mẹ sử dụng một nắm rau má, rửa sạch rồi ngâm qua cùng nước muối loãng. Sau đó xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt cho trẻ sử dụng hàng ngày.
- Bột sắn dây: Bố mẹ hòa tan bột sắn dây nước nước, có thể thêm một chút đường vào cùng để kích thích vị giác của trẻ. Nước sắn dây không chỉ có công dụng thanh nhiệt mà còn là bài thuốc điều trị tiểu ra máu.
- Rau mồng tơi: Theo y học cổ truyền, lá mồng tơi có tính lạnh, vị chua ngọt và không chứa độc tố. Sử dụng rau mồng tơi có tác dụng điều trị một số chứng bệnh: Tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu nhiều lần… Bố mẹ dùng một nắm mồng tơi, rửa sạch và ngâm cùng nước muối loãng rồi đun lấy nước cho trẻ sử dụng. Có thể chế biến thực phẩm này thành các món ăn và cho trẻ dùng trong các bước ăn để cải thiện chứng tiểu ra máu ở trẻ.
Điều trị bằng phương pháp Tây y
Phương pháp Tây y mang lại hiệu quả nhanh chóng trong chữa tiểu ra máu. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, thể trạng bệnh khác nhau, các bác sĩ sẽ có liệu trình điều trị khác nhau. Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho trẻ mắc tiểu ra máu:
- Tiểu ra máu do nhiễm khuẩn tiết niệu: Thuốc giảm đau paracetamol, thuốc kháng sinh cephalosporin…
- Do u bàng quang: Một số loại thuốc cầm máu, thuốc kháng sinh, tranexamic acid, thuốc ức chế miễn dịch…
- Do viêm đường tiết niệu, lao thận: Ethambutol, streptomycin, pyrazinamide,…
- Do chấn thương thận: Thuốc giảm đau paracetamol, diclofenac, thuốc kháng sinh, tranexamic acid…
Trong quá trình điều trị bằng phương pháp Tây y, bố mẹ phải tuân thủ mọi sự chỉ định của bác sĩ, cho trẻ sử dụng đúng thuốc, không tự ý ngừng liệu trình.
Trẻ bị tiểu ra máu bố mẹ nên làm gì?
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị tiểu ra máu ở trẻ em. Vậy, cần phải thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt của trẻ như thế nào?
- Bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ, cho trẻ dùng nhiều rau xanh và hoa quả.
- Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể trẻ hàng ngày. Cơ thể đảm bảo đúng và đủ lượng nước hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị bệnh.
- Không cho trẻ sử dụng các nhóm thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
- Không cho trẻ dùng các đồ uống có ga, có chứa các chất kích thích.
- Xây dựng lại chế độ sinh hoạt khoa học cho trẻ, ăn ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Rèn cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ. Hạn chế cho trẻ uống nước quá nhiều vào buổi tối trước khi đi ngủ, điều này khiến trẻ gặp tình trạng tiểu đêm, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
Cách phòng tránh tiểu ra máu ở trẻ nhỏ
Để phòng tránh chứng tiểu ra máu ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho trẻ, đặc biệt ở vùng kín.
- Giữ ấm cơ thể cho bé, cho trẻ mặc trang phục thỏa mái, không bó sát vào người.
- Rèn cho trẻ thói quen tự vệ sinh vùng kín ngay sau khi đi vệ sinh.
- Cho bé tới ngay các cơ sở y tế thăm khám khi phát hiện các triệu chứng bất thường và tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị của bác sĩ điều trị.
Thực chất, chứng tiểu ra máu ở trẻ em không quá nguy hiểm nếu các bậc phụ huynh có phương pháp điều trị kịp thời. Bởi vậy, khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh lý, bố mẹ cần cho bé tới thăm khám tại các cơ sở y tế để được điều trị. Trong quá trình chữa bệnh, bố mẹ cần phải lưu ý kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học để việc chữa bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất.
ArrayXEM THÊM:
Phụ nữ tiểu ra máu là bệnh gì là câu hỏi được đặt ra của nhiều chị em. Đặc biệt là khi tình trạng này ngày càng phổ biến trong những năm gần đây. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc giải đáp những thắc mắc về hiện tượng tiểu ra máu nữ giới và phương pháp điều trị hiệu quả nhất. [caption id="attachment_8232" align="aligncenter" width="768"] Tiểu ra máu ở phụ nữ là bệnh lý phổ biến hiện nay[/caption] Phụ nữ tiểu ra máu là bệnh gì? Hiện tượng tiểu ra máu ở phụ nữ ngày càng trở nên...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!