3 Biến Chứng Viêm Amidan Cực Nguy Hiểm Không Nên Chủ Quan
Biến chứng viêm amidan sẽ rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Những biến chứng này không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt mà còn tới sức khoẻ của người bệnh. Nhất là với đối tượng trẻ em, đối tượng có tỉ lệ mắc cao và hay bị tái phát.
Các biến chứng viêm amidan
Bệnh viêm amidan là bệnh lý đường hô hấp thường gặp ở mọi đối tượng. Viêm amidan tiến triển thành từng đợt, bệnh có thể tự khỏi hoặc điều trị khỏi, dấu hiệu amidan cũng vì thế mà tương đối đa dạng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng của viêm amidan đơn giản như bệnh có thể trở thành dạng mãn tính. Bên cạnh đó, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như biến chứng tại chỗ hoặc toàn thân. Đặc biệt, đối với trẻ em có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện và tỉ lệ mắc cao.
Biến chứng tại chỗ
Biến chứng của amidan thường gặp nhất là viêm tấy hoặc áp-xe amidan. Người bệnh sẽ gặp các biểu hiện đau họng khó nuốt, đau tai, họng sưng to. Việc nói gặp khó khăn,chảy nước bọt nhiều, đau đầu, sốt cao,… hơi thở có mùi hôi, tương tự các triệu chứng của bệnh viêm họng hạt gây hôi miệng.
Các ổ áp-xe thường bắt đầu xuất hiện sau đợt viêm amidan cấp khoảng 5 – 7 ngày. Các cơn đau họng ngày càng nặng thêm, cảm giác đau nhức mỗi khi nuốt. Kèm theo các cơn sốt cao từ 39 – 40 độ kéo dài, giọng nói khàn đi, khó nghe hơn. Quan sát lưỡi thấy các lớp trắng đục bao quanh, amidan sưng đỏ.
Người bệnh không những thấy khó chịu mà còn phải đối mặt với nhiều hệ luỵ như amidan bị sưng lệch, làm lệch hàm và gây hiện tượng khít hàm. Bệnh nặng còn có thể gây nhiễm độc, nhiễm trùng nặng. Một số trường hợp người bệnh bị mất ý thức, không nhận ra những điều quen thuộc,…
Hiện tượng viêm amidan biến chứng tại chỗ thường xảy ra khi bệnh nhân bị viêm amidan cấp nhưng không điều trị. Hoặc có điều trị nhưng sai cách nên khiến viêm amidan tái phát nhiều lần, viêm nhiễm lan rộng gây ra biến chứng tại vị trí amidan viêm tấy, áp xe. Người bệnh nếu mắc phải biến chứng áp xe quanh amidan có thể sẽ được chỉ định chữa trị bằng cách cắt bỏ đi amidan.
CLICK ĐỌC NGAY:
Biến chứng kế cận
Các bộ phận tai mũi họng nằm sát và thông với nhau. Do đó, khi amidan bị viêm nhiễm, các vi khuẩn có thể di chuyển sang các vùng lân cận và gây bệnh. Viêm amidan biến chứng về bệnh răng miệng, bệnh viêm tai giữa có nguy cơ gây điếc tai vĩnh viễn. Hoặc thậm chí là biến chứng viêm amidan gây ra bệnh viêm xoang.
Ngoài ra các biến chứng kế cận của viêm amidan còn có: Viêm thanh – phế quản, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm tấy thành bên họng,… Người bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau tùy theo từng loại bệnh. Để tránh trường hợp biến chứng nặng phải cắt bỏ amidan, người bệnh cần có biện pháp chữa trị viêm amidan kịp thời và đúng cách.
Biến chứng toàn thân
Biến chứng của viêm amidan thường gặp là viêm màng ngoài tim cấp, viêm nội mạc tim, viêm cơ tim, viêm cầu thận, viêm khớp cấp, nhiễm khuẩn huyết,…. Trong đó viêm cầu thận là một biến chứng viêm amidan cực kỳ nguy hiểm. Bệnh rất khó chữa khỏi hoàn toàn và có thể khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều di chứng.
Các biến chứng này có thể gây ra các triệu chứng như nhức đầu, nôn mửa, nổi ban, nổi hạch, đặc biệt là viêm amidan sốt kéo dài. Bên cạnh đó là những triệu chứng đặc trưng khác của bệnh.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải các hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm. Đồng thời amidan có kích thước quá lớn gây khó khăn khi nuốt, khó phát âm.
Nhiều trường hợp bệnh nhân bị suy thận do nguyên nhân gián tiếp là viêm amidan mà không biết. Tác nhân gây ra những biến chứng này liên cầu trùng Streptococcal nhóm A, có tỉ lệ lên tới 34%. Những biến chứng kể trên do người bệnh không điều trị viêm amidan kịp thời, đúng cách.
Một số lưu ý giúp ngăn ngừa biến chứng viêm amidan
Viêm amidan có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm, tuy nhiên không nên quá lo lắng. Có thể phòng ngừa biến chứng nếu sử dụng đúng các biện pháp phù hợp. Một số biện pháp dưới đây giúp ngăn ngừa viêm amidan tiến triển người bệnh có thể tham khảo:
Khám bệnh sớm
Người bệnh cần nhận biết được các triệu chứng của bệnh, thấy có dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Thực tế có nhiều người có suy nghĩ ngại đi khám, nghĩ rằng các triệu chứng sẽ tự khỏi nên chủ quan không đi khám. Đây là những suy nghĩ sai, việc kéo dài thời gian khiến bệnh âm thầm tiến triển và sẽ có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm.
Điều trị bệnh dứt điểm
Khi đã được chẩn đoán chính xác về bệnh cần có phác đồ điều trị thích hợp. Việc điều trị hiệu quả từ ban đầu sẽ đảm bảo bệnh không tiến triển xấu đi, tránh những biến chứng viêm amidan.
“Thời điểm vàng” để điều trị bệnh là khung thời gian 6-24 giờ đầu, khi virus, vi khuẩn chưa kịp bùng phát mạnh. Nếu tại thời điểm này, tiêu diệt hoặc khống chế virus, vi khuẩn thì bệnh sẽ rất dễ và nhanh khỏi.
Y học ngày càng phát triển, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị viêm amidan hiệu quả. Các bác sĩ thường lựa chọn sử dụng thuốc để trị bệnh và phương pháp phẫu thuật cắt bỏ amidan.
Các loại thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh và hạn chế được nhiều biến chứng. Lưu ý người bệnh không tuỳ tiện sử dụng thuốc kháng sinh, để tránh để lại hậu quả đáng tiếc. Bởi nguyên nhân gây viêm amidan chỉ có 20% là vi khuẩn còn lại đến 70 – 80% là do virus. Do đó, việc điều trị bằng kháng sẽ không hiệu quả, còn làm nguy cơ kháng thuốc.
Với phương pháp phẫu thuật cắt amidan chỉ được coi là biện pháp điều trị cuối cùng. Tuy đây là một phẫu thuật khá đơn giản và tỷ lệ thành công cao nhưng bác sĩ cũng khuyến cáo không nên quá lạm dụng cách này.
Sinh hoạt và điều trị lành mạnh
Việc điều trị bệnh có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn ở ý thức của người bệnh. Người bệnh không tuân thủ đúng phác đồ điều trị có thể khiến bệnh phát triển nặng thêm.
- Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc, thêm thuốc, thay đổi thuốc.
- Nếu muốn uống thêm các thuốc Đông y hoặc thực phẩm chức năng cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Chăm sóc răng miệng sạch sẽ, đúng cách, sử dụng nước muối sinh lý súc miệng và súc họng thường xuyên.
- Trong thời gian điều trị bệnh, bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống nước đá lạnh, uống rượu bia, thức đêm sau 23 giờ.
- Rèn luyện thể lực bằng một số bài tập thể dục nhẹ nhàng, môn thể thao phù hợp. Tuy nhiên, không tập thể dục vào lúc sáng sớm trước 5 giờ. Lúc này, nhiệt độ còn thấp, ảnh hưởng xấu tới hệ hô hấp của bệnh nhân.
Chế độ ăn uống khoa học
Việc ăn uống hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả điều trị bệnh. Chế độ ăn uống không hợp lý thậm chí còn gia tăng nguy cơ gây biến chứng viêm amidan.
- Bổ sung thực phẩm giàu kẽm như hàu, rong biển, thịt bò,…
- Trong thực đơn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin, nhất là vitamin C. Các loại bổ sung tốt cho bệnh như rau đay, rau bắp cải, rau mồng tơi, bưởi, thanh long,…
- Sử dụng thêm các thực phẩm giàu chất kháng viêm tự nhiên như tỏi, mật ong, gừng, tía tô,…
- Hạn chế các đồ ăn giàu tính acid có trong các thực phẩm như giấm, cóc dầm, quất,…
- Tránh dùng các thức ăn khô cứng như các loại hạt.
Biến chứng viêm amidan rất nguy hiểm và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh. Việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng, giúp tránh những biến chứng không mong muốn và bảo vệ cơ thể bạn và gia đình một cách tốt nhất.
ArrayXEM THÊM: Cắt amidan bao lâu thì hết đau? Các giải pháp giúp cơ thể nhanh hồi phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!