Viêm Họng Trào Ngược
Viêm họng trào ngược là vấn đề nhiều người gặp phải. Ngoài đau họng, bệnh đi kèm nhiều dấu hiệu điển hình như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, tức ngực, khó thở,… gây khó chịu cho người mắc bệnh. Việc nhận biết và điều trị bệnh sớm là điều vô cùng cần thiết giúp ngăn ngừa nhiều biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Viêm họng trào ngược là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Viêm họng trào ngược là bệnh viêm họng xuất hiện do trào ngược dạ dày thực quản. Thông thường, khi mắc trào ngược, lượng thức ăn kèm theo chất dịch axit nhanh chóng bị đẩy ngược lên trên thực quản. Từ đây, dịch axit kèm theo vi khuẩn sẽ tác động, gây kích thích niêm mạc họng và khiến niêm mạc họng bị tổn thương, kích ứng, sưng viêm. Nhóm đối tượng dễ mắc viêm họng trào ngược gồm có:
- Người thường xuyên có thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống không lành mạnh.
- Những người mắc các bệnh về dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày cũng dễ bị viêm họng.
- Thường xuyên lạm dụng thuốc tây y trong điều trị bệnh.
- Người béo phì, phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn thông thường.
Dấu hiệu của viêm họng trào ngược
Mặc dù viêm họng trào ngược có triệu chứng tương tự như các dạng viêm họng khác, tuy nhiên bệnh còn đi kèm những dấu hiệu điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản:
- Triệu chứng xuất hiện tại họng: Cổ họng có dấu hiệu sưng đau, ngứa rát, khó nuốt, miệng tiết nhiều nước bọt hơn. Kèm theo đó là cảm giác buồn nôn, nhất là sau khi ăn và thường xuyên cảm thấy đắng miệng, ho, khàn giọng.
- Triệu chứng tại dạ dày: Ợ hơi, ợ chua, khó chịu, nóng rát ở ngực đặc biệt là sau khi ăn. Bên cạnh đó, người bệnh có cảm giác khó chịu hơn khi cúi xuống hoặc nằm xuống, ngực đau tức, cảm giác bị đè ép và đau thắt ở ngực.
Trong một số trường hợp, viêm họng trào ngược có thể gây sốt khi các axit tại dạ dày phá hủy niêm mạc họng với mức độ nghiêm trọng. Bởi thế nếu thấy sốt cao, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Phân biệt viêm họng thường và viêm họng do trào ngược
So với viêm họng thông thường, viêm họng do trào ngược thường gây tổn thương niêm mạc họng nhiều hơn. Khi họng xuất hiện những vết xước, từ đây cổ họng sẽ có cảm giác đau rát, khó chịu, nuốt nghẹn. Ngoài ra, người bệnh còn thường xuyên ợ hơi, ợ chua, khó tiêu cùng hơi thở có mùi. Kèm theo đó là một số biểu hiện phổ biến khác gồm có:
- Cảm thấy nóng rát ở ngực, dạ dày.
- Khó thở hoặc cảm giác nghẹt thở thường xuyên xuất hiện.
- Cảm giác cổ họng bị thắt chặt hoặc buồn nôn.
- Người bệnh có thể bị ho, ho khan kéo dài.
- Về lâu dài, trào ngược dạ dày có thể gây ra viêm họng hạt, hình thành các tổ chức lympho ở sau thành họng rất khó điều trị.
Chẩn đoán viêm họng trào ngược
Để điều trị viêm họng trào ngược hiệu quả, người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế, giúp chẩn đoán có đang mắc trào ngược dạ dày thực quản hay không. Các biện pháp được thực hiện giúp chẩn đoán bệnh gồm có:
- Sử dụng thuốc ức chế bơm proton liều gấp đôi trong 2 tuần trong trường hợp trào ngược dạ dày thực quản dạng nhẹ.
- Thực hiện các biện pháp thăm dò để chẩn đoán bệnh với trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu ợ hơi, ợ nóng, khó nuốt, nuốt đau, chán ăn, đã sử dụng thuốc điều trị nhưng không hiệu quả. Người bệnh sẽ được yêu cầu nội soi thực quản – dạ dày, chụp X quang và theo dõi pH thực quản trong 24h.
Cách điều trị viêm họng trào ngược hiệu quả
Có nhiều phương pháp điều trị viêm họng do trào ngược mà người bệnh có thể cân nhắc, lựa chọn. Trong đó, các bài thuốc dân gian, sử dụng Thuốc Tây y và Đông y được áp dụng phổ biến hiện nay gồm có:
Sử dụng phương pháp điều trị từ dân gian
Các phương pháp dân gian điều trị viêm họng trào ngược tập trung vào điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản cũng như làm mát, dịu vùng họng, kháng viêm, tiêu sưng để từ đây một số triệu chứng tại họng cũng được giải quyết hiệu quả. Trong đó, có thể kể đến một số bài thuốc được sử dụng phổ biến như:
- Bột nghệ: Bột nghệ được biết đến với khả năng làm lành các tổn thương trong cơ thể an toàn, hiệu quả. Bạn hãy sử dụng 1 thìa cà phê bột nghệ, 1 thìa cà phê mật ong pha với một cốc nước ấm và uống từ 1-2 ngày. Nên uống thành từng ngụm nhỏ và kiên trì sử dụng cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
- Hoa đu đủ đực: Đây là nguyên liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh được lưu truyền trong dân gian trong đó có viêm họng trào ngược, viêm họng hạt ở lưỡi. Bạn hãy dùng hoa đu đủ đực rửa sạch và trộn cùng mật ong (hoặc đường phèn) đem hấp cách thủy trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, bạn chắt nước uống từ 2-3 lần/ngày và hãy kiên trì thực hiện cho đến khi khỏi bệnh.
- Gừng: Gừng được biết đến là một loại thảo mộc có thể hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày, giảm viêm họng khá tốt. Hãy sử dụng khoảng 500g gừng tươi rửa sạch, thái thành lát mỏng và ngâm với 1 lít giấm táo trong 1 tuần. Sau đó, bạn sử dụng 1-2 lát gừng để ngậm mỗi ngày.
- Cam thảo: Cam thảo có thể kiểm soát tình trạng tiết ra quá mức của acid dịch vị cũng như làm mát họng, giảm đau họng. Bạn nên sử dụng cam thảo để hãm trà, uống 1 lần/ngày trước bữa ăn khoảng 30 phút. Bài thuốc này nên sử dụng trong vòng 1-2 tuần, tránh lạm dụng quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược lại.
- Nước ép lá mơ: Lá mơ có vị đắng, tính mát và có tác dụng sát trùng sát khuẩn khá mạnh. Đồng thời, các hoạt chất trong lá mơ có khả năng hồi phục các tổn thương trong niêm mạc họng cũng như dạ dày, thực quản để cải thiện được các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra. Người bệnh chỉ cần sử dụng một nắm lá mơ, rửa sạch và ép nước để uống hàng ngày sẽ thấy hiệu quả sau một thời gian sử dụng.
Những bài thuốc trên thường chỉ có tác dụng hỗ trợ trị bệnh. Do đó, người bệnh có thể kết hợp với việc sử dụng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ để nhận được hiệu quả trị bệnh tốt hơn.
ĐỌC NGAY:
Sử dụng thuốc Tây y điều trị viêm họng trào ngược
Các loại thuốc Tây y được sử dụng tập trung vào điều trị các triệu chứng bệnh như ho, đau họng và điều trị nguyên nhân do trào ngược dạ dày thực quản. Một số loại thuốc được sử dụng giúp loại bỏ tận gốc bệnh gồm có:
- Thuốc điều trị triệu chứng: Người bệnh thường được bác sĩ khuyến cáo sử dụng một số loại thuốc như giảm đau, hạ sốt (Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen), thuốc ngậm giảm đau họng (Eugica Candy, Strepsils, Lysopaine, Prospan), các loại thuốc giảm ho (chứa Codein, Alimemazin, Toplexil, Dextromethorphan).
- Thuốc điều trị nguyên nhân: Do đau họng xuất hiện bởi trào ngược dạ dày, thực quản. Lúc này, các loại thuốc điều trị nguyên nhân gồm có thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (Alginate, Sucralfate), thuốc mang đến khả năng điều hòa nhu động ruột (Metoclopramid, Domperidon, Sulpirid, Metopimazin).
Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua các loại thuốc trên về điều trị tại nhà nếu không có kê đơn của bác sĩ. Sau khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ chỉ định và phối hợp thuốc để đảm bảo an toàn đối với sức khỏe người bệnh. Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị viêm họng trào ngược, nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu như nôn mửa, chóng mặt, đau dạ dày… người bệnh cần dừng sử dụng ngay lập tức và liên hệ ngay với bác sĩ để được tái khám.
Bị viêm họng trào ngược nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
Người bị trào ngược dạ dày, thực quản nói chung và mắc viêm họng do trào ngược nói riêng cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày. Để bệnh nhanh hồi phục, bạn nên ưu tiên sử dụng và hạn chế sử dụng một số thực phẩm sau đây.
Những thực phẩm nên dùng khi bị viêm họng trào ngược
Người bị viêm họng trào ngược nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt và dễ tiêu. Đồng thời, những thực phẩm này cần có khả năng thấm hút bớt lượng axit dư thừa để giảm thiểu nguy cơ bị trào ngược cụ thể như sau:
- Nên sử dụng các món ăn mềm như món hầm, canh hay súp.
- Sử dụng nhiều rau xanh, đặc biệt là bông cải xanh, bắp cải do chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, sắt, đồng, kẽm… giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, khó tiêu, đầy bụng.
- Sử dụng các loại khoai, bột yến mạch bởi chúng cung cấp nhiều chất xơ hòa tan giúp thúc đẩy tiêu hóa, thấm hút bớt lượng axit dư thừa và cải thiện các dấu hiệu khó chịu khác có liên quan đến bệnh trào ngược.
- Người bệnh nên ăn nhiều lòng trắng trứng bởi có chứa nhiều protein, canxi, các loại acid amin mang khả năng kích thích tái tạo tế bào mới, giúp ổn thương trong thực quản và dạ dày nhanh hồi phục.
- Nên uống nhiều nước với liều lượng từ 1,5-2l nước mỗi ngày. Đặc biệt bạn nên sử dụng nước ấm hoặc nước mật ong để làm dịu cổ họng, loại bỏ tình trạng đau rát họng có đờm.
Những thực phẩm nên kiêng khi bị viêm họng trào ngược
Một số thực phẩm người mắc viêm họng trào ngược không nên sử dụng gồm có:
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bởi chúng sẽ khiến việc tiêu hóa chậm, khó khăn hơn gây trướng bụng, tăng áp lực cho dạ dày, gây khả năng trào ngược dạ dày thực quản.
- Tránh sử dụng đồ uống có cồn, chứa chất kích thích bởi chúng gây tăng sự tiết axit trong dạ dày cũng như khiến các triệu chứng của bệnh đau họng thêm phần nghiêm trọng.
- Không sử dụng các loại trái cây có nhiều axit như cam, quýt, chanh, bưởi… bởi chúng thường có vị chua sẽ làm tăng sự tiết dịch của dạ dày.
- Không sử dụng các món ăn cay, nóng bởi đây là nguyên nhân gây kích thích lớp màng thực quản và cũng làm tăng cảm giác nóng rát dạ dày. Đồng thời, đồ ăn cay nóng cũng sẽ khiến cổ họng khó chịu, gây tổn thương niêm mạc họng nghiêm trọng hơn.
- Không ăn món ăn lạnh, sử dụng các loại đồ uống lạnh bởi sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Giải pháp phòng ngừa viêm họng hiệu quả
Viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển thành thể mãn tính. Do đó, để ngăn ngừa chứng bệnh này, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
- Không nên ăn muộn và ăn quá no vào buổi tối. Bạn nên ăn tối trước khi ngủ khoảng 2 tiếng là tốt nhất.
- Sau khi ăn, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 15 phút rồi đi lại nhẹ nhàng. Tuyệt đối không nằm nghỉ sau khi ăn để tránh gây áp lực lên dạ dày.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý, ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm được khuyến cáo để kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày gây viêm họng.
- Giữ ấm cho cơ thể khi đi ra ngoài trong những ngày trời lạnh, đặc biệt là sử dụng khăn ấm để bảo vệ vùng cổ.
- Hạn chế tiếp xúc, làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi. Khi ra đường hoặc cần đến những nơi ô nhiễm cần sử dụng khẩu trang hoặc đồ dùng bảo hộ.
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng, căng thẳng kéo dài.
- Ngủ đủ giấc, hạn chế làm việc quá khuya sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản nói riêng.
- Chú ý kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng tăng cân không kiểm soát.
- Lên kế hoạch luyện tập thể dục thể thao để tăng cường và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Trên đây là một số thông tin giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh viêm họng trào ngược. Đây là bệnh lý có thể gây diễn biến phức tạp nếu bệnh nhân không tiến hành điều trị kịp thời. Thế nên khi có những dấu hiệu mắc bệnh, người bệnh nên thăm khám để được tư vấn và điều trị sớm.
ArrayNỘI DUNG LIÊN QUAN:
Viêm họng hạt là bệnh thường gặp nhưng khó trị dứt điểm, tái phát nhiều lần và đặc biệt là dễ gây hôi miệng. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu nguyên nhân viêm họng hạt gây hôi miệng cũng như giải pháp đánh bay mùi hôi hiệu quả trong thời gian ngắn. Chuyên gia lý giải viêm họng hạt có gây hôi miệng không? Tại sao? Viêm họng hạt là một thể bệnh viêm họng mãn tính, khó điều trị dứt điểm và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Đặc trưng của bệnh là viêm...
Xem chi tiếtĐau họng là vấn đề không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn khi giao tiếp mà còn mang đến nhiều bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Việc tìm hiểu đau họng uống gì, ăn gì là điều cần thiết, giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát được tình trạng đau rát cổ họng trong thời gian ngắn. Đau họng uống gì tốt nhất? Với người mắc viêm họng, đau họng, chế độ ăn uống vốn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc ưu tiên sử dụng một số loại thực phẩm nhất định,...
Xem chi tiếtViêm họng mãn tính có nguy hiểm không và cách chữa trị dứt điểm như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia Tai - Mũi - Họng, nếu không điều trị đúng cách bệnh có thể biến chứng thành ung thư vòm họng, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Bệnh viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Nhiều bệnh nhân lo lắng “viêm họng mãn tính có nguy hiểm không?” và làm thế nào để chữa trị dứt điểm, an toàn. Thực tế, bệnh viêm họng mãn tính sẽ không gây...
Xem chi tiếtUống nước đá có gây viêm họng không là thắc mắc, câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi theo quan điểm của đa số mọi người, uống nước đá lạnh là nguyên nhân bị viêm họng. Nhiều người cũng cho rằng khi bị viêm họng mà uống nước đá, đồ ăn lạnh sẽ làm bệnh nghiêm trọng hơn, bệnh sẽ dai dẳng lâu khỏi. Uống nước đá có gây viêm họng không? Nước đá lạnh là thức uống giải nhiệt ngày hè nóng nực phổ biến của nhiều người. Tuy nhiên, đa số mọi người lại cho rằng chính...
Xem chi tiếtViêm họng hạt là bệnh liên quan đến đường hô hấp có thể xuất hiện ở bất cứ ai, trong mọi lứa tuổi. Khi mắc bệnh, liệu rằng viêm họng hạt có nguy hiểm không là nỗi băn khoăn, lo lắng của mọi bệnh nhân. Bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc liên quan đến căn bệnh này. Khi mắc bệnh viêm họng hạt có nguy hiểm không? Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mãn tính, xuất hiện khi niêm mạc họng bị tổn...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!