TOP 6 cách lấy sỏi amidan hiệu quả và an toàn nhất hiện nay
Có nhiều cách lấy sỏi amidan tuy nhiên điều quan trọng nhất là người bệnh phải thực hiện đúng kỹ thuật để không gây ảnh hưởng xấu đến amidan và những khu vực xung quanh. Thậm chí có một số trường hợp bệnh nhân cần tìm đến các cơ sở y tế và áp dụng biện pháp điều trị bằng kỹ thuật hiện đại. Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về chủ đề này đừng bỏ qua bài viết sau đây.
6 cách lấy sỏi amidan an toàn và hiệu quả hiện nay
Sỏi amidan hay còn được gọi là bã đậu amidan, là những mảng vôi hóa màu trắng đục hình thành bên trên amidan vòm họng. Nguyên nhân chính hình thành nên sỏi amidan là do sự tích tụ lâu ngày của thức ăn và vi khuẩn cộng với việc bệnh nhân vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
Sỏi amidan hiếm khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nhưng có thể kéo theo một số vấn đề khó chịu như hôi miệng, amidan sưng đau, nuốt thức ăn khó khăn,… Chính vì vậy, người bệnh cần nhanh chóng loại bỏ chúng để tránh gây ra những tác động tiêu cực đến sinh hoạt thường ngày.
Các cách lấy sỏi amidan an toàn, hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến là:
1. Loại bỏ sỏi amidan bằng tăm nước
Trong trường hợp kích thước viên sỏi không quá to và số lượng sỏi amidan cũng không nhiều, người bệnh có thể sử dụng tăm nước để loại bỏ chúng. Tăm nước là một thiết bị điện tử sử dụng tia nước ở áp suất cao để làm sạch kẽ răng, nướu và khoang miệng sau khi ăn. Tác động của tia nước này khá mạnh nên bệnh nhân cũng có thể áp dụng trong việc loại bỏ sỏi amidan.
Các bước thực hiện như sau:
- Súc miệng bằng nước ấm để làm sạch miệng và tránh không cho thức ăn tích tụ lại ở bên trong amidan.
- Khởi động tăm nước, điều chỉnh tia nước ở mức độ phù hợp, không nên để tai nước quá mạnh vì có thể khiến niêm mạc amidan bị đau.
- Người bệnh nên sử dụng một cái gương để xác định vị trí của sỏi amidan sau đó điều chỉnh cho tia nước bắn đến viên sỏi.
- Sau khi viên sỏi bị đánh bật ra khỏi bề mặt amidan thì đừng loại, sử dụng nước muối loãng và ấm để làm sạch khoang miệng một lần nữa là được.
2. Cách lấy sỏi amidan bằng tăm bông
Nếu bệnh nhân không có đủ điều kiện để mua và sử dụng tăm nước thì có thể thử áp dụng cách lấy sỏi amidan bằng tăm bông. Có một số người thay thế bằng bàn chải đánh răng tuy nhiên các chuyên gia không khuyến khích phương pháp này. Nguyên nhân là vì mô amidan tương đối yếu, việc sử dụng bàn chải có thể dẫn đến nhiều rủi ro như nhiễm trùng hoặc chảy máu.
Chính vì thế, trong những trường hợp như thế này, tăm bông với phần đầu tròn, không góc cạnh hay quá cứng là lựa chọn tốt hơn cả. Một lưu ý nhỏ là biện pháp này chỉ nên áp dụng khi bệnh nhân có thể nhìn thấy viên sỏi, kích thước sỏi không lớn và số lượng sỏi không quá nhiều.
Các bước lấy sỏi bằng tâm bông được thực hiện như sau:
- Người bệnh sử dụng đèn pin và gương soi để xác định vị trí của viên sỏi. Sau đó dùng đầu cây tăm bông ấn nhẹ vào lớp mô amidan gần viên sỏi để cho viên sỏi nhô lên khỏi bề mặt và tách hẳn ra ngoài.
- Sau khi loại bỏ hết sỏi amidan, người bệnh cần dùng nước muối sinh lý súc miệng ngay để phòng tránh nhiễm trùng.
3. Sử dụng các bài thuốc dân gian
Đối với những bệnh nhân ở mức độ nhẹ thì cũng có thể sử dụng các cách lấy sỏi amidan bằng các bài thuốc dân gian. Thành phần chính của các bài thuốc này thường là thảo dược tự nhiên nên ít gây kích ứng hơn các biện pháp khác. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân là phụ nữ có thai hoặc trẻ em thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.
Các bài thuốc dân gian thường được sử dụng trong điều trị sỏi amidan có thể kể đến là:
- Giấm táo hoặc giấm gạo: Nhiều người cho rằng giấm táo hoặc giấm gạo có thể phá vỡ cấu trúc của sỏi amidan vì hàm lượng axit có trong những dung dịch này khá mạnh mẽ. Bên cạnh đó, giấm táo, giấm gạo còn có khả năng chống viêm và sát trùng hiệu quả. Cách thực hiện: Người bệnh pha loãng 1 đến 2 thìa cà phê giấm táo (giấm gạo) với 250ml nước ấm và dùng súc miệng hàng ngày.
- Tỏi sống: Bên cạnh phương pháp súc miệng bằng giấm lên men tự nhiên, nhai tỏi sống cũng là cách lấy amidan tại nhà được nhiều bệnh nhân áp dụng. Lý do là vì trong tỏi sống có chứa một hàm lượng lớn hoạt chất allicin với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Tỏi sống có thể giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn đang tồn tại trong sỏi amidan, ngăn không cho chúng lây lan đồng thời làm giảm tình trạng hôi miệng hiệu quả.
- Dầu dừa: Trong trường hợp bệnh nhân không thích mùi tỏi sống hoặc vị chua của giấm táo thì có thể thử áp dụng cách loại bỏ sỏi amidan bằng dầu dừa. Trong dầu dừa có nhiều axit hữu cơ tự nhiên với khả năng chống viêm, giúp viên sỏi dần trở nên mềm hơn và tự tiêu đi. Không những vậy, nó còn ngăn vi khuẩn tích tụ bên trong amidan. Cách thực hiện: Người bệnh ngậm một thìa dầu dừa trong 10 đến 20 phút rồi nhổ đi, sử dụng đều đặn 1 lần mỗi ngày.
4. Cách lấy sỏi amidan bằng thuốc kháng sinh
Để tránh gặp phải các biến chứng của viêm amidan, người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh để xử lý sỏi amidan. Thuốc kháng sinh có thể làm giảm quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn, nhờ vậy mà chúng không thể tiếp tục sinh sôi và phát triển bên trong amidan được nữa. Các loại thuốc kháng sinh được dùng trong trị sỏi amidan có thể kể đến như: Penicillin, clarithromycin,… Người bệnh có thể sẽ phải uống kháng sinh trong 10 ngày liên tiếp để nhận thấy sự cải thiện đáng kể về tình trạng bệnh.
Tuy nhiên, cách lấy sỏi amidan này cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định. Thứ nhất, kháng sinh không thể giải quyết dứt điểm nguyên nhân cốt lõi của sỏi amidan – đó là sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn. Thứ hai, bệnh nhân không thể sử dụng kháng sinh dài lâu vì tác dụng phụ và khi không còn dùng thuốc thì rất dễ bị tái phát sỏi amidan.
Chính vì vậy, nếu bệnh nhân muốn sử dụng kháng sinh thì nên cân nhắc cẩn thận đồng thời tham khảo ý kiến, tư vấn từ phía bác sĩ.
5. Loại bỏ bã đậu amidan bằng phương pháp laser
Đối với những bệnh nhân bị sỏi amidan nặng, ví dụ như kích cỡ sỏi quá to hoặc đã có dấu hiệu biến chứng thì có thể áp dụng biện pháp lấy sỏi amidan bằng tia laser. Đây là phương pháp ít xâm lấn, không gây đau đớn và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát sỏi về sau.
Các bước thực hiện của phương pháp tia laser như sau:
- Các bác sĩ trước tiên sẽ tiến hành gây tê tại chỗ cho người bệnh. Sau đó, một thiết bị phóng tia laser được sử dụng nhằm loại bỏ những hốc sâu trên amidan đang có sỏi tồn tại. Quá trình này thường diễn ra nhanh chóng trong khoảng 10 đến 15 phút tùy số lượng sỏi.
- Sau khi thực hiện bắn tia laser xong, người bệnh có thể ở lại phòng khám để theo dõi thêm. Nếu không có dấu hiệu bất thường nào, bệnh nhân có thể về nhà.
6. Cách lấy sỏi amidan bằng biện pháp cắt amidan
Biện pháp cắt amidan thường được chỉ định với những bệnh nhân bị sỏi amidan mãn tính hoặc bị tái phát sau khi đã thực hiện các phương pháp điều trị khác. Người bệnh điều trị bằng phương pháp xâm lấn này phải đáp ứng được một số yêu cầu nhất định, ví dụ như không có bệnh lý nền nặng, không bị rối loạn đông máu hay phản ứng phản vệ với thuốc gây mê, gây tê,…
Cắt amidan có nhiều loại hình khác nhau, trong đó phổ biến nhất là dùng dao mổ, tia laser hoặc thiết bị coblation. Tùy vào tình trạng sỏi amidan của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương án phù hợp nhất. Sau khi mổ, người bệnh cũng cần chăm sóc cẩn thận để phòng ngừa biến chứng hậu phẫu như chảy máu, viêm nhiễm,…
Những điều cần lưu ý sau khi lấy sỏi amidan
Sau khi lấy sỏi amidan, người bệnh bị viêm amidan cần chú ý một số vấn đề sau đây:
- Đảm bảo răng miệng được vệ sinh thường xuyên, đặc biệt là sau khi ăn. Điều này ngăn không cho thức ăn có cơ hội tích tụ bên trong hốc amidan vòm họng và hình thành nên các viên sỏi amidan mới.
- Nên kết hợp đánh răng với tăm nước và nước súc miệng, đây là cách đảm bảo tối đa sự sạch sẽ của răng miệng. Tăm nước sẽ giúp loại bỏ triệt để thức ăn, màng bám ở những nơi mà bàn chải không làm sạch được. Trong khi đó, các loại nước súc miệng sẽ giúp chống viêm, sát trùng.
- Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều muối hoặc chất béo. Nguyên nhân là vì muối và chất béo bão hòa rất dễ thúc đẩy quá trình vôi hóa thức ăn, khiến sỏi amidan có cơ hội hình thành và phát triển.
Các cách lấy sỏi amidan rất đa dạng, từ những bài thuốc thảo dược dân gian cho đến phương pháp hiện đại như tia laser. Điều quan trọng nhất là người bệnh phải áp dụng đúng biện pháp đối với tình trạng bệnh của mình cũng như có các biện pháp chăm sóc thích hợp để ngăn ngừa hiện tượng tái phát.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!