Ngứa Mũi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Ngứa mũi là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải, gây ra nhiều phiền toái và khó chịu trong cuộc sống hàng ngày. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ dị ứng, nhiễm trùng đến các yếu tố môi trường. Bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị ngứa mũi hiệu quả.

Ngứa mũi là hiện tượng gì?

Ngứa mũi là một cảm giác khó chịu hoặc kích ứng trong vùng mũi, khiến người mắc phải có xu hướng muốn gãi hoặc làm sạch mũi. Cảm giác ngứa có thể đi kèm với các triệu chứng khác như hắt hơi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi. Đây thường là một phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân bên ngoài hoặc một dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm hoặc dị ứng. 

Ngứa mũi là hiện tượng phổ biến, gây khó chịu cho người bệnh
Ngứa mũi là hiện tượng phổ biến, gây khó chịu cho người bệnh

Ngứa mũi có thể biểu hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến như:

  • Ngứa và kích ứng: Cảm giác ngứa thường xuyên trong vùng mũi. Kích ứng có thể cảm thấy như cào cấu bên trong mũi.
  • Hắt hơi: Ngứa mũi thường đi kèm với hắt hơi liên tục. Hắt hơi là phản ứng tự nhiên của cơ thể để loại bỏ các tác nhân gây kích ứng.
  • Chảy nước mũi: Dịch mũi có thể chảy ra trong suốt hoặc có màu vàng/xanh nếu có nhiễm trùng.
  • Nghẹt mũi: Mũi bị ngứa có thể dẫn đến nghẹt mũi, làm giảm khả năng thở qua mũi.
  • Ngứa mắt và ngứa họng: Đối với viêm mũi dị ứng, cảm giác ngứa có thể lan ra mắt, gây ngứa mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt. Ngứa họng cũng có thể xảy ra do dịch mũi chảy xuống họng.
  • Đau xung quanh mắt: Đối với viêm xoang, người bệnh có thể cảm thấy đau hoặc áp lực xung quanh mặt, đặc biệt ở vùng trán, mũi và mắt.

Nguyên nhân gây ngứa mũi

Ngứa mũi có thể là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân chính gây ngứa mũi:

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh xảy ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân dị ứng như phấn hoa, bụi, nấm mốc, lông thú nuôi hoặc hóa chất. Triệu chứng thường gặp bao gồm ngứa mũi, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi trong suốt, nghẹt mũi và ngứa mắt. Người bệnh cũng có thể cảm thấy mệt mỏi và khó ngủ do triệu chứng gây ra.

Viêm mũi không dị ứng

Viêm mũi không dị ứng có thể do nhiễm virus, như cảm cúm hoặc cảm lạnh, thay đổi môi trường như khói thuốc hoặc ô nhiễm hoặc kích ứng từ hóa chất. Triệu chứng thường gặp bao gồm ngứa mũi kèm theo chảy nước mũi, thường là màu trong suốt, nghẹt mũi và khó thở qua mũi. Bệnh nhân có thể kèm theo triệu chứng như đau họng, ho, sốt nhẹ và cơ thể mệt mỏi.

Cảm cúm hoặc cảm lạnh

Cảm cúm và cảm lạnh đều do nhiễm virus gây ra. Cảm lạnh thường do rhinovirus và cảm cúm do influenza virus. Triệu chứng bao gồm mũi bị ngứa, hắt hơi, đau họng, ho và chảy nước mũi, có thể chuyển sang màu vàng hoặc xanh. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp đau đầu, đau cơ, sốt và cảm giác mệt mỏi toàn thân.

Viêm xoang

Viêm xoang xảy ra khi các xoang mũi (xoang trán, xoang hàm, xoang sàng, xoang bướm) bị viêm nhiễm hoặc viêm mãn tính. Triệu chứng bao gồm đau hoặc áp lực quanh mặt, đặc biệt là vùng trán, mũi và mắt. Chảy mũi có thể có màu vàng hoặc xanh, nghẹt mũi và ho do dịch mũi chảy xuống họng. Có thể có sốt và cảm giác mệt mỏi toàn thân.

Mũi bị ngứa có thể do viêm xoang gây ra
Mũi bị ngứa có thể do viêm xoang gây ra

Tăng sinh mô mũi

Tăng sinh mô mũi xảy ra khi các mô trong mũi phình ra do viêm mãn tính hoặc kích thích kéo dài, thường là do viêm mũi dị ứng hoặc viêm mũi không dị ứng. Triệu chứng bao gồm nghẹt mũi kéo dài, có thể làm giảm khả năng hít thở qua mũi và cảm giác áp lực hoặc ngứa trong mũi. Người bệnh cũng có thể cảm thấy mũi bị tắc nghẽn hoặc đầy.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như thuốc xịt mũi corticosteroid, có thể gây kích ứng hoặc khô mũi, dẫn đến cảm giác ngứa. Triệu chứng thường gặp bao gồm ngứa mũi hoặc khô mũi và đôi khi có thể gây chảy máu mũi nhẹ. Cảm giác không thoải mái trong mũi cũng có thể xảy ra.

Khô mũi

Khô mũi thường do khí hậu khô hoặc việc sử dụng điều hòa không khí quá nhiều, dẫn đến giảm độ ẩm trong không khí. Triệu chứng bao gồm cảm giác khô và ngứa trong mũi, có thể kèm theo nứt nẻ hoặc kích ứng niêm mạc mũi. Người bệnh cũng có thể cảm thấy khó chịu khi thở qua mũi.

Vấn đề viêm nhiễm khác

Nhiễm trùng vi khuẩn hoặc nấm có thể gây viêm và ngứa mũi. Triệu chứng bao gồm đau và sưng ở khu vực mũi, chảy mũi có thể có mủ hoặc dịch màu khác thường. Đôi khi có thể kèm theo sốt hoặc cảm giác khó chịu toàn thân.

Xem thêm: Thủy Đậu Có Ngứa Không? Phương Pháp Giảm Ngứa

Bị ngứa mũi có nguy hiểm không? Khi nào gặp bác sĩ?

Ngứa mũi không phải lúc nào cũng nghiêm trọng, nhưng nó có thể là dấu hiệu của các tình trạng sức khỏe cần được chú ý. Dưới đây là hướng dẫn để giúp bạn xác định khi nào cần đi khám bác sĩ:

Những trường hợp bị ngứa lỗ mũi không nghiêm trọng:

  • Ngứa mũi do dị ứng nhẹ: Nếu ngứa mũi do dị ứng với các yếu tố như phấn hoa hoặc bụi và triệu chứng không kèm theo dấu hiệu nghiêm trọng khác như sốt hoặc đau mặt, thì tình trạng này có thể được kiểm soát bằng thuốc dị ứng hoặc thay đổi môi trường.
  • Mũi bị ngứa do cảm cúm hoặc cảm lạnh nhẹ: Nếu ngứa mũi là một phần của cảm lạnh thông thường và không kèm theo triệu chứng nghiêm trọng, thì bạn có thể điều trị tại nhà với thuốc giảm triệu chứng và nghỉ ngơi.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Người bệnh nên đi gặp bác sĩ nếu các triệu chứng kéo dài hoặc không cải thiện:

  • Thời gian kéo dài: Nếu ngứa mũi kéo dài hơn một tuần mà không cải thiện hoặc có dấu hiệu xấu đi, đặc biệt nếu bạn đã thử điều trị tại nhà mà không thấy hiệu quả.
  • Đau mặt dữ dội: Nếu bạn cảm thấy đau hoặc áp lực nghiêm trọng quanh mặt, đặc biệt là ở vùng trán, mũi hoặc mắt, điều này có thể là dấu hiệu của viêm xoang hoặc vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Sốt cao: Nếu ngứa mũi đi kèm với sốt cao hoặc các triệu chứng nghiêm trọng khác, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm cần điều trị y tế.
  • Khó thở: Nếu có triệu chứng khó thở hoặc cảm giác nghẹt mũi nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến khả năng hít thở, bạn nên tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
  • Chảy mủ: Nếu dịch mũi có màu vàng hoặc xanh và kèm theo triệu chứng như sốt hoặc đau mặt, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng xoang cần được điều trị.
  • Chảy máu mũi: Khó chịu ở mũi đi kèm với chảy máu mũi nặng hoặc kéo dài, đây có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn.
  • Ho dai dẳng: Nếu mũi bị ngứa ngáy dẫn đến ho dai dẳng hoặc khó nuốt và điều này không cải thiện sau khi điều trị, hãy tìm sự giúp đỡ y tế.
  • Đau họng nghiêm trọng: Nếu bạn có triệu chứng đau họng nghiêm trọng kèm theo ngứa mũi, có thể có dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng cần điều trị.
  • Kích ứng nghiêm trọng: Nếu bạn gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng từ thuốc như khó chịu ở mũi, mũi ngứa ngáy, khô mũi hoặc kích ứng nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tình trạng mũi ngứa kéo dài cần đi khám bác sĩ
Tình trạng mũi ngứa kéo dài cần đi khám bác sĩ

Bị ngứa mũi phải làm sao?

Điều trị ngứa mũi cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Do đó trước tiên người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám chi tiết. Sau đó bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị sao cho phù hợp.

Mẹo dân gian

Dưới đây là một số mẹo dân gian phổ biến và có thể hiệu quả với một số người:

Nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có thể giúp rửa sạch niêm mạc mũi, loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân gây dị ứng, đồng thời làm giảm cảm giác ngứa.

Cách làm:

  • Người bệnh pha 1 thìa cà phê muối tinh với 1 cốc nước ấm.
  • Khuấy đều cho tan hết muối.
  • Sử dụng bình xịt mũi hoặc xi-lanh không có kim để xịt hoặc rửa mũi.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2-3 lần cho đến khi không còn cảm giác khó chịu.

Dùng tinh dầu

Một số tinh dầu như tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm hoặc tinh dầu oải hương có đặc tính làm dịu và kháng khuẩn, giúp cải thiện tình trạng mũi ngứa.

Cách làm:

  • Pha vài giọt tinh dầu với nước hoặc dầu nền (như dầu dừa hoặc dầu ô liu).
  • Nhỏ vài giọt hỗn hợp vào khăn tay và hít hơi hoặc xoa nhẹ lên vùng mũi ngoài da.
  • Thực hiện mỗi khi cảm thấy khó chịu ở mũi.

Dùng mật ong

Mật ong có tính kháng khuẩn và làm dịu, giúp giảm triệu chứng ngứa mũi do dị ứng và cải thiện hệ miễn dịch.

Cách làm:

  • Mật ong nguyên chất.
  • Uống 1 thìa mật ong mỗi ngày. 
  • Đối với người bị dị ứng phấn hoa, dùng mật ong địa phương có thể giúp cơ thể làm quen với các tác nhân dị ứng.
  • Uống hàng ngày.
  • Nên dùng vào buổi sáng.

Tinh bột nghệ

Nghệ có tính chất chống viêm và kháng khuẩn, giúp làm giảm triệu chứng ngứa mũi và tăng cường hệ miễn dịch.

Tình bột nghệ giúp cải thiện tình trạng ngứa mũi
Tình bột nghệ giúp cải thiện tình trạng ngứa mũi

Cách làm:

  • 1/2 thìa cà phê tinh bột nghệ, 1 cốc sữa ấm.
  • Pha tinh bột nghệ với sữa ấm.
  • Uống 1 cốc tinh bột nghệ/ngày. 
  • Uống hàng ngày, tốt nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Thuốc Tây y

Dưới đây là chi tiết về công dụng của các loại thuốc Tây y thường được sử dụng để điều trị ngứa mũi:

Thuốc kháng Histamine

Thuốc kháng histamine hoạt động bằng cách ngăn chặn hoạt động của histamine, một chất hóa học trong cơ thể được giải phóng trong phản ứng dị ứng. Histamine là nguyên nhân gây ra các triệu chứng dị ứng như ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi và chảy nước mắt. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm: Loratadine (Claritin), Cetirizine (Zyrtec), Fexofenadine (Allegra), Diphenhydramine (Benadryl),…

Thuốc xịt mũi Corticosteroid

Thuốc xịt mũi corticosteroid giúp giảm viêm và sưng trong niêm mạc mũi, làm giảm ngứa, nghẹt mũi và chảy nước mũi. Chúng được coi là liệu pháp hàng đầu trong điều trị viêm mũi dị ứng và không dị ứng mãn tính. Nhóm thuốc này bao gồm các loại: Fluticasone (Flonase), Budesonide (Rhinocort), Mometasone (Nasonex).

Thuốc co mạch

Thuốc co mạch như Pseudoephedrine (Sudafed) và Oxymetazoline (Afrin). Nhóm thuốc này có tác dụng giúp giảm nghẹt mũi bằng cách thu hẹp các mạch máu trong niêm mạc mũi, giảm sưng và mở rộng đường thở. 

Thuốc co mạch giúp làm giảm ngứa mũi, sổ mũi, hắt hơi
Thuốc co mạch giúp làm giảm ngứa mũi, sổ mũi, hắt hơi

Thuốc chống nấm

Thuốc chống nấm Itraconazole (Sporanox) được sử dụng khi ngứa mũi do nhiễm trùng nấm. Thuốc giúp tiêu diệt nấm và giảm triệu chứng viêm nhiễm ở đường hô hấp, bao gồm nhiễm nấm ở mũi và xoang.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được sử dụng khi nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng vi khuẩn. Chúng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và giảm viêm nhiễm. Bao gồm các thuốc Amoxicillin và Azithromycin (Zithromax). 

Lưu ý khi bị ngứa trong mũi

Khi bị ngứa trong mũi, có một số lưu ý quan trọng cần nhớ để kiểm soát triệu chứng hiệu quả và tránh làm tình trạng tồi tệ hơn. Dưới đây là các lưu ý khi bị ngứa trong mũi:

Tránh gãi hoặc chạm vào mũi quá nhiều

Gãi hoặc chạm vào mũi có thể làm tổn thương niêm mạc mũi, gây nhiễm trùng hoặc làm triệu chứng tồi tệ hơn. Thay vì gãi, hãy thử làm dịu cảm giác ngứa bằng các phương pháp như hít hơi nước hoặc sử dụng nước muối sinh lý.

Giữ vệ sinh mũi

Làm sạch mũi giúp loại bỏ các tác nhân gây dị ứng, bụi bẩn và vi khuẩn, từ đó giảm cảm giác ngứa. Làm ướt chiếc khăn xô sau đó vệ sinh vùng mũi mỗi ngày 1 lần. Chú ý nên lâu rửa mũi nhẹ nhàng.

Tránh các tác nhân gây dị ứng

Các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi, lông thú nuôi và hóa chất có thể làm tình trạng ngứa mũi trở nên nghiêm trọng hơn. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi dọn dẹp nhà cửa, hạn chế tiếp xúc với thú nuôi và sử dụng máy lọc không khí trong nhà.

Sử dụng máy tạo ẩm

Không khí khô có thể làm khô niêm mạc mũi, gây ngứa và khó chịu. Sử dụng máy tạo ẩm trong nhà để duy trì độ ẩm không khí ở mức thích hợp (khoảng 40-60%).

Sử dụng máy tạo ẩm giúp không khí trong nhà không bị khô
Sử dụng máy tạo ẩm giúp không khí trong nhà không bị khô

Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn

Việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể dẫn đến các tác dụng phụ hoặc không đạt hiệu quả điều trị. Sử dụng thuốc kháng histamine, thuốc xịt mũi corticosteroid hoặc các loại thuốc khác theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không được tự ý tăng liều hoặc ngưng dùng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Giữ vệ sinh cá nhân

Đảm bảo vệ sinh cá nhân giúp loại bỏ các tác nhân gây dị ứng và vi khuẩn. Bạn cần rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Tắm và thay quần áo sau khi ở ngoài trời về nhà để loại bỏ phấn hoa và bụi bẩn.

Uống đủ nước

Giữ cơ thể đủ nước giúp duy trì độ ẩm của niêm mạc mũi và giảm khô ngứa. Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm các loại nước trái cây hoặc trà thảo dược.

Ngứa mũi tuy là một triệu chứng thường gặp nhưng không nên bị xem nhẹ, đặc biệt khi nó kéo dài hoặc đi kèm với các dấu hiệu nghiêm trọng khác. Việc xác định đúng nguyên nhân và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này. Hãy áp dụng những biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp để giữ cho mũi luôn khỏe mạnh và tránh xa các tác nhân gây ngứa.

Bài đọc thêm:

Array

Chia sẻ

Triệu chứng
Dấu hiệu nhận biết amidan bình thường và amidan bị viêm

Dấu Hiệu Nhận Biết Amidan Bình Thường Và Amidan Bị Viêm

Amidan bình thường có đặc điểm, hình dạng, màu sắc và cách phân biệt với amidan bị viêm như thế...
Viêm xoang gây đau răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm xoang gây đau răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm xoang gây đau răng thường xảy ra khi người bệnh bị nhiễm trùng xoang hàm. Theo các bác sĩ,...
Chi phí mổ viêm xoang mũi tốn kém bao nhiêu? [BÁC SĨ GIẢI ĐÁP]

Chi phí mổ viêm xoang mũi tốn kém bao nhiêu? [BÁC SĨ GIẢI ĐÁP]

Chi phí mổ viêm xoang mũi, khi nào nên phẫu thuật viêm xoang đang là những vấn đề nhận được...
Bài thuốc trị viêm xoang Tiêu Xoang linh dược thang

Hết Viêm Xoang Ngay Sau Một Liệu Trình Tiêu Xoang Linh Dược Thang

Viêm xoang là một trong những bệnh lý có tính chất dai dẳng, dễ tái phát, được nhiều người cho...
Con gái anh Thanh sau khi khỏi bệnh ngày càng hoạt bát, đáng yêu

Bí Quyết KHỎI HẲN Viêm Họng Mủ Bằng Bài Thuốc Thảo Dược

Hành trình hơn 6 năm tìm cách chữa khỏi căn bệnh viêm họng mủ cho đứa con gái 10 tuổi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top