Uống Thuốc Dạ Dày Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?
Thông thường những người bị đau dạ dày sẽ tìm đến các loại thuốc giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của căn bệnh này. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai thì không đơn giản như vậy. Bởi một số loại thuốc dạ dày có thể gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vậy uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nên sử dụng những biện pháp điều trị nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết nhất, hãy cùng theo dõi.
Uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đau dạ dày khi mang thai có những biểu hiện thường rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của thai nghén như: Đau bụng, đầy bụng, chán ăn, buồn nôn, nôn, khó nuốt, cơ thể mệt mỏi,…. Hầu hết các triệu chứng khó chịu này đều có thể được cải thiện khi thai phụ thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt hàng ngày của mình.
Tuy nhiên ở một số trường hợp mẹ bầu bị đau dạ dày ở mức độ nghiêm trọng, đòi hỏi bạn phải có sự can thiệp của các loại thuốc đặc trị. Khi đó thai phụ cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất. Vậy uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không? Câu trả lời là còn tùy thuộc vào đó là loại thuốc gì.
Các bác sĩ chuyên khoa luôn đưa ra lời khuyên cho mẹ bầu rằng tuyệt đối không được tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ. Bởi trên thực tế hầu hết các loại thuốc Tây hiện nay đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Nhưng nếu không có phương pháp cải thiện phù hợp, mẹ bầu cũng sẽ phải chịu cảm giác đau đớn, khó chịu kéo dài suốt thai kỳ.
Theo các tài liệu y học hiện nay, việc dùng nhầm thuốc hoặc sai liều lượng có thể gây ra tình trạng dị tật bẩm sinh, khiến trẻ bị tật hở hàm ếch hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Đó là chưa kể những loại thuốc này còn có thể gây ra hiện tượng tiền sản giật, suy hô hấp, sinh non, sảy thai hoặc thậm chí là gây tử vong cho cả mẹ và bé.
Ở mức độ nhẹ hơn, thai phụ có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Dị ứng da, mất cảm giác, hoa mắt, mắt nhìn mờ, buồn ngủ, đau đầu chóng mặt, ù tai, khô miệng, tim đập nhanh, tiêu chảy hoặc táo bón, tay chân kém linh hoạt, suy giảm trí nhớ,… Do đó với việc điều trị đau dạ dày cho phụ nữ mang thai bằng thuốc, điều quan trọng là phải kiểm tra từng loại thuốc xem nó có an toàn và phù hợp với thai phụ hay không.
Xem thêm: TOP 14 Cách Chữa Đau Dạ Dày Không Dùng Thuốc Tại Nhà
Đâu là giai đoạn thai phụ được phép dùng thuốc?
Thai kỳ của người phụ nữ được chia thành 3 giai đoạn đó là tam cá nguyệt thứ 1 (3 tháng đầu thai kỳ), tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa thai kỳ) và tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối thai kỳ). Tùy theo từng thời kỳ mang thai mà các loại thuốc trị đau dạ dày có ảnh hưởng nhiều hay ít đến sức khỏe của thai nhi. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn từ 0-3 tháng
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, đây được xem là giai đoạn nhạy cảm nhất. Lúc này phôi thai bắt đầu hình thành và phát triển. Ở tuần thứ 4-6, các cơ quan nội tạng của thai nhi như não bộ, tim, gan, phổi, hệ tiêu hóa,… sẽ được hình thành. Vì vậy trong giai đoạn này, nếu mẹ bầu dùng bất cứ loại thuốc Tây y nào cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, khiến đứa trẻ dễ bị dị dạng, quái thai.
- Giai đoạn từ 4-6 tháng
Đây là giai đoạn thai nhi đã bắt đầu cứng cáp, ổn định, các cơ quan cũng đã được hình thành. Vì thế nếu những cơn đau dạ dày khiến mẹ bầu không thể chịu nổi thì bạn có thể sử dụng một số loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên việc dùng thuốc chỉ nên dùng trong thời gian ngắn với liều lượng nhỏ, tuyệt đối không được lạm dụng để tránh làm ảnh hưởng đến trẻ.
- Giai đoạn từ 7-9 tháng
Có thể nhiều mẹ bầu nghĩ rằng uống thuốc đau dạ dày khi mang thai ở những tháng cuối sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sự hình thành và phát triển của trẻ. Tuy nhiên trên thực tế, các bộ phận của thai nhi dù đã được hình thành tương đối nhưng vẫn chưa đảm bảo hoàn thiện. Hơn nữa việc dùng các loại thuốc không phù hợp có thể làm tăng nguy cơ bị sinh non. Vì vậy mẹ bầu hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi có ý định dùng bất cứ loại thuốc trị đau dạ dày nào.
Mẹo dùng thuốc dân gian giúp trị đau dạ dày cho thai phụ
Phụ nữ mang thai bị đau dạ dày hoàn toàn có thể tìm đến các phương pháp điều trị bệnh an toàn hơn từ các nguyên liệu dân gian. Những mẹo điều trị này chủ yếu sử dụng các nguyên liệu như nghệ, mật ong, gừng, dầu dừa, tỏi… Chúng hoàn toàn vô hại đối với thai phụ, hơn nữa còn giúp điều trị bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Nghệ vàng: Nghệ chứa hàm lượng lớn hoạt chất curcumin, giúp trung hòa dịch vị acid, bảo vệ thành dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn, giúp kháng viêm, chữa lành các vết loét nhanh chóng. Thai phụ có thể hòa 1-2 thìa bột nghệ với 200ml nước ấm, khuấy đều và uống trước bữa ăn 30 phút.
- Mật ong: Mật ong có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn bên trong dạ dày, bảo vệ lớp niêm mạc khỏi sự tác động của axit, đồng thời giúp thúc đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương. Mẹ bầu chỉ cần ngậm 1-2 thìa mật ong rồi nuốt từ từ với nước ấm là được.
- Dầu dừa: Chữa bệnh đau dạ dày cho phụ nữ mang thai bằng dầu dừa giúp làm giảm các dấu hiệu khó chịu bên trong hệ tiêu hóa như đầy bụng, đau bụng, khó tiêu, ợ hơi, táo bón,… Đồng thời dầu dừa cũng hỗ trợ cải thiện những vết loét bên trong niêm mạc dạ dày. Bạn có thể uống 1-2 thìa dầu dừa trước khi ăn cơm, thực hiện mỗi ngày 3 lần để đạt hiệu quả.
- Gừng: Gừng có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn rất mạnh mẽ. Nguyên liệu này cũng là một trong những cách giúp giảm đau dạ dày an toàn hiệu quả cho các mẹ bầu. Bạn chỉ cần pha 1 ấm trà gừng, nhâm nhi mỗi ngày 2-3 ly sẽ giúp làm ấm bụng, giảm tiết dịch vị acid, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp, tăng cường lưu thông máu và cắt cơn đau nhanh chóng.
Bài đọc thêm: Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Cho Trẻ Em Mới Nhất 2022
Lưu ý trong quá trình điều trị bệnh đau dạ dày khi mang thai
Việc dùng thuốc đau dạ dày khi mang thai gây ra rất nhiều tác hại đối với sự phát triển của trẻ. Do đó trong quá trình điều trị căn bệnh này, thai phụ cần chú ý những vấn đề như sau:
- Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được tự ý mua thuốc đau dạ dày về sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Thai phụ đặc biệt lưu ý không được dùng bất cứ loại thuốc nào có chứa các thành phần như: Lansoprazol, Famotidin, Cimetidin, Bismuth salicylat. Đây là những loại thuốc có thể gây dị tật bẩm sinh ở trẻ nên mẹ bầu cần hết sức chú ý.
- Nếu được chỉ định dùng thuốc, mẹ bầu hãy thực hiện theo đúng liều lượng, lời khuyên và chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý đổi thuốc, ngưng dùng thuốc hoặc thay đổi liều lượng và thời gian dùng.
- Phụ nữ mang thai không nên thực hiện các kiểm tra như chụp X-quang hoặc nội soi dạ dày, thay vào đó bạn nên thực hiện test hơi thở hoặc xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
- Ngoài ra mẹ bầu cũng cần chú ý tới chế độ ăn uống của mình bằng cách, bổ sung thêm những loại thực phẩm dành cho những phụ nữ mang thai bị đau dạ dày, uống nhiều nước, hạn chế ăn các loại đồ ăn cay nóng, đồ chua, có nhiều đường hoặc muối.
- Tránh xa các chất kích thích có hại cho sức khỏe của mẹ và bé như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, đồ uống có gas,… Bởi những loại thực phẩm này có thể làm tăng lượng acid trong dịch vị, phá vỡ lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày, khiến cho bệnh nghiêm trọng hơn.
- Giữ cho tình thần luôn thoải mái, hạn chế căng thẳng stress. Điều này không chỉ tốt cho dạ dày mà còn giúp cho bé yêu phát triển khỏe mạnh.
- Mẹ bầu nên giữ thói quen ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ, đúng bữa, tránh thức khuya, tránh vận động mạnh hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mong rằng thông qua những chia sẻ trên đây, mẹ bầu đã có thể tự chăm sóc sức khỏe cho mình để có được một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.
ArrayBà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào là một trong nhiều chủ đề liên quan đến sức khỏe được quan tâm hiện nay. Tình trạng này nếu kéo dài ở phụ nữ mang thai có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tinh thần. Bạn đọc quan tâm cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây. Bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào: 12 biện pháp hiệu quả Quá trình mang thai đem đến nhiều sự thay đổi ở người phụ nữ, thường liên quan...
Xem chi tiếtBị đau dạ dày nên làm gì luôn là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi cơ thể có các triệu chứng của căn bệnh này. Để giáp đáp thắc mắc đó, bài viết dưới đây chúng tôi đã tổng hợp 10 phương pháp giúp điều trị đau dạ dày tại nhà hiệu quả mà bạn nên biết. Người bị đau dạ dày nên làm gì - 10 phương pháp hiệu quả “Người bị đau dạ dày nên làm gì” sẽ không còn là câu hỏi quá khó khăn khi bạn biết đến 10 phương pháp xử lý các...
Xem chi tiếtĐau dạ dày có mấy cấp độ là thắc mắc của không ít người. Mỗi giai đoạn tiến triển của bệnh lại đi kèm với những biểu hiện khác nhau và dễ gây ra sự nhầm lẫn với các tình trạng rối loạn tiêu hóa khác. Nếu bạn đọc quan tâm và muốn đi sâu tìm hiểu chủ đề thú vị nói trên thì nhất định đừng bỏ qua bài viết sau đây. Đau dạ dày có mấy cấp độ? Trong số những bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, đau dạ dày là phổ biến hơn cả. Tình trạng...
Xem chi tiếtNếu muốn tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, ngay khi phát hiện những triệu chứng, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín thăm khám, nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ chẩn đoán, điều trị các bệnh viện quan đến đường tiêu hóa, tuy nhiên đâu mới là cái tên đáng để bạn gửi gắm niềm tin, thời gian và tiền bạc? Nếu đang băn khoăn khám dạ dày ở bệnh viện nào, hãy cùng tìm hiểu...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!