Đau Dạ Dày Có Mấy Cấp Độ Và Những Lưu Ý Bạn Nên Biết
Đau dạ dày có mấy cấp độ là thắc mắc của không ít người. Mỗi giai đoạn tiến triển của bệnh lại đi kèm với những biểu hiện khác nhau và dễ gây ra sự nhầm lẫn với các tình trạng rối loạn tiêu hóa khác. Nếu bạn đọc quan tâm và muốn đi sâu tìm hiểu chủ đề thú vị nói trên thì nhất định đừng bỏ qua bài viết sau đây.
Đau dạ dày có mấy cấp độ?
Trong số những bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, đau dạ dày là phổ biến hơn cả. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính và thường gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân gây ra đau bao tử khá đa dạng, từ việc ăn uống cho đến lối sống thường nhật.
Ngoài các chủ đề phổ biến như nguyên nhân, triệu chứng, đau dạ dày có mấy cấp độ cũng được rất nhiều người quan tâm. Trên thực tế, việc nắm được từng giai đoạn phát triển của bệnh giúp bạn nhận biết sớm dấu hiệu và có các biện pháp xử lý đúng đắn nhất.
Theo các chuyên gia, bệnh đau dạ dày thường được chia thành 3 cấp độ dưới đây:
Cấp độ 1 – Viêm bao tử
Cấp độ đầu tiên và nhẹ nhất của đau dạ dày chính là việc niêm mạc bao tử bị viêm, trở nên sưng tấy, nhạy cảm hơn bình thường. Lúc này, ngay cả axit dịch vị có trong dạ dày cũng có thể khiến niêm mạc bị kích thích rồi gây ra cảm giác đau đớn khó chịu ở người bệnh.
Viêm bao tử xảy ra nhanh và chuyển sang cấp độ 2 cũng nhanh, nhất là với những người có thói quen sinh hoạt không khoa học. Bên cạnh triệu chứng đau bao tử, bạn cũng có thể có các dấu hiệu khác như: Ăn không tiêu, ợ hơi, đầy chướng bụng, cảm giác cồn cào vào sáng sớm,… Giai đoạn này nếu phát hiện sớm thì khả năng điều trị dứt điểm khá cao.
Đau dạ dày có mấy cấp độ? Mức 2 – Thành bao tử bị loét
Nếu như ở cấp độ 1, các biểu hiện còn khá mơ hồ và dễ khiến bạn lầm tưởng cơn đau dạ dày là do rối loạn tiêu hóa thì sang cấp độ 2, mọi thứ đã rõ ràng hơn nhiều. Ở thời điểm này, những khu vực bị viêm trên thành mạch dạ dày dần bị ăn mòn bởi axit dịch vị, dẫn đến tình trạng loét tổn thương.
Đừng bỏ qua: Top 16 Cây Thuốc Chữa Dạ Dày An Toàn Hiệu Quả Cao Nhất
Các cơn đau bao tử cũng vì vậy mà thường kéo dài dai dẳng với cảm giác nhức nhối khó tả. Thậm chí có những lúc bạn sẽ bị đau quặn như dao cứa đến mức đổ mồ hôi lạnh. Ngoài ra thì còn có các triệu chứng đi kèm khác như buồn nôn, nôn mửa, đi ngoài lỏng phân, mệt mỏi kéo dài, ăn không ngon,…
Cấp độ 3 – Biến chứng gây nguy hiểm
Trong trường hợp bạn để lâu không điều trị, bệnh sẽ từ từ tiến đến cấp độ 3 với nhiều biến chứng bệnh dạ dày nguy hiểm. Với giai đoạn này, lớp niêm mạc bao tử đã bị thương tổn không thể phục hồi, tình trạng chảy máu diễn ra thường xuyên hơn, nguy cơ thủng dạ dày hoàn toàn có thể xảy ra.
Ở cấp độ 3, bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau dữ dội không hồi kết kèm theo đó là các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, người bủn rủn, nôn mửa liên tục,… Không những vậy, bạn còn phải đối mặt với nguy cơ ung thư dạ dày vượt ngoài tầm kiểm soát.
Cách giảm đau dạ dày và chế độ chăm sóc cho người bệnh
Nếu đã biết đáp án cho câu hỏi “Đau dạ dày có mấy cấp độ” thì bạn cũng cần được một số kiến thức liên quan đến cách điều trị và chế độ chăm sóc hàng ngày. Cụ thể như sau:
Cách giảm đau đơn giản tại nhà
Biện pháp chữa đau dạ dày không dùng thuốc này thích hợp áp dụng với người bệnh cấp độ 1. Với những trường hợp nặng hơn, tốt hơn hết là nên đi khám bác sĩ và tiếp nhận điều trị theo phác đồ.
- Uống trà thảo mộc: Các loại trà thảo mộc từ cam thảo, hoa cúc, gừng,.. được nhận định là tốt cho người đau bao tử. Theo Đông y, thảo mộc tự nhiên có chứa nhiều chất chống viêm mạnh mẽ, giúp cải thiện cảm giác đau nhức, hỗ trợ tiêu hóa và giảm tình trạng buồn nôn nhanh chóng. Bạn nên uống trà thảo mộc khi còn ấm vào sau bữa ăn hàng ngày.
- Uống nghệ và mật ong: Trong nghệ có chứa curcumin – hoạt chất chống viêm giúp giảm đau bao tử, bảo vệ thành niêm mạc và ức chế axit dịch vị hiệu quả. Còn mật ong giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết loét, tăng đề kháng và miễn dịch cơ thể. Bạn có thể pha hai nguyên liệu này với nước ấm và dùng uống mỗi ngày 1 lần.
- Bài thuốc từ nha đam: Nha đam là loại dược liệu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, bao gồm cả việc hỗ trợ chứng đau dạ dày. Theo các chuyên gia, nha đam có thể tạo lớp màng bảo vệ thành mạch bao tử, hạn chế quá trình sản sinh axit, giảm đau và nhuận tràng. Bên cạnh đó, nó cũng giúp cải thiện triệu chứng nôn mửa, ợ nóng. Tất cả những gì bạn cần là uống một cốc nước nha đam vào buổi sáng và tối mỗi ngày.
Có thể bạn quan tâm: Bị Đau Dạ Dày Nên Làm Gì – 10 Cách Cải Thiện Hiệu Quả Nhất
Ngoài việc áp dụng biện pháp hỗ trợ cải thiện, bạn còn cần xây dựng một chế độ chăm sóc hợp lý, khoa học:
- Đi ngủ sớm, không thức khuya và không sử dụng caffeine, trà xanh vào buổi tối. Ngủ đủ giấc không chỉ giúp giảm đau dạ dày mà còn phòng ngừa hiệu quả stress – nguyên nhân phổ biến gây bệnh về bao tử.
- Uống nhiều nước và tăng cường rau quả trong bữa ăn. Đây đều là những thực phẩm tốt cho dạ dày và sức khỏe, giúp hệ tiêu hóa vận hành trơn tru, thuận lợi hơn. Ngoài ra, bạn nên hạn chế các loại thức ăn cay, nóng, dầu mỡ và thức uống có cồn.
- Dành thời gian cho cơ thể thả lỏng nhiều hơn, ví dụ như tập luyện thể dục thể thao. Để bản thân có thời gian thư giãn vừa giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ tiêu hóa vừa giúp nâng cao sức khỏe tinh thần, phòng chống được nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Bài viết hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc về việc đau dạ dày có mấy cấp độ. Việc phòng tránh bệnh thường đóng vai trò quan trọng hơn cả. Chính vì vậy, bạn nên chú ý đến sinh hoạt hàng ngày, có chế độ dinh dưỡng khoa học và xây dựng cho bản thân lối sống lành mạnh nhất.
Array
Thông thường những người bị đau dạ dày sẽ tìm đến các loại thuốc giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của căn bệnh này. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai thì không đơn giản như vậy. Bởi một số loại thuốc dạ dày có thể gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vậy uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nên sử dụng những biện pháp điều trị nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết nhất, hãy cùng theo dõi....
Xem chi tiếtBà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào là một trong nhiều chủ đề liên quan đến sức khỏe được quan tâm hiện nay. Tình trạng này nếu kéo dài ở phụ nữ mang thai có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tinh thần. Bạn đọc quan tâm cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây. Bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào: 12 biện pháp hiệu quả Quá trình mang thai đem đến nhiều sự thay đổi ở người phụ nữ, thường liên quan...
Xem chi tiếtBị đau dạ dày nên làm gì luôn là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi cơ thể có các triệu chứng của căn bệnh này. Để giáp đáp thắc mắc đó, bài viết dưới đây chúng tôi đã tổng hợp 10 phương pháp giúp điều trị đau dạ dày tại nhà hiệu quả mà bạn nên biết. Người bị đau dạ dày nên làm gì - 10 phương pháp hiệu quả “Người bị đau dạ dày nên làm gì” sẽ không còn là câu hỏi quá khó khăn khi bạn biết đến 10 phương pháp xử lý các...
Xem chi tiếtNếu muốn tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, ngay khi phát hiện những triệu chứng, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín thăm khám, nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ chẩn đoán, điều trị các bệnh viện quan đến đường tiêu hóa, tuy nhiên đâu mới là cái tên đáng để bạn gửi gắm niềm tin, thời gian và tiền bạc? Nếu đang băn khoăn khám dạ dày ở bệnh viện nào, hãy cùng tìm hiểu...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!