Viêm Đại Tràng Uống Nước Dừa Được Không? Giải Đáp
Nước dừa là thức uống chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là giàu muối khoáng, canxi, magie và kali, chất điện giải,… Tuy nhiên người bị viêm đại tràng uống nước dừa được không, tại sao và cần lưu ý gì khi uống? Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này thì có thể dành chút thời gian tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Viêm đại tràng uống nước dừa được không?
Nước dừa từ lâu đã được xem là loại nước giải khát tốt cho sức khỏe. Song với những người bị bệnh tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng lại lo ngại về việc có nên sử dụng nước dừa hay không.
Với câu hỏi “viêm đại tràng uống nước dừa được không” các chuyên gia cho rằng, người bị viêm đại tràng hoàn toàn có thể sử dụng thức uống này. Theo nghiên cứu, trong nước dừa có chứa rất nhiều khoáng chất, enzyme, bromelain với tác dụng tốt trong việc kháng viêm. Bên cạnh đó, nước dừa cũng có khả năng làm sạch đường ruột, loại bỏ các vi khuẩn có hại.
Khi uống nước dừa thường xuyên với liều lượng hợp lý, chúng sẽ cung cấp cho cơ thể những khoáng chất – vitamin thiết yếu. Đồng thời giúp duy trì hoạt động tiêu hóa ổn định và ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm đường ruột hiệu quả.
Xem thêm: Người Bị Viêm Đại Tràng Có Uống Được Sữa Ensure Không?
Lợi ích của việc uống nước dừa khi bị viêm đại tràng
Ngoài việc quan tâm tới vấn đề viêm đại tràng uống nước dừa được không, các bạn cũng nên tìm hiểu lợi ích của việc uống nước dừa khi mắc bệnh lý này. Theo đó, người bị viêm đại tràng có thể uống nước 2 – 3 quả dừa hàng tuần để mang tới những công dụng sau:
- Hỗ trợ chống lại vi khuẩn đường ruột gây bệnh: Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng là do sự tăng sinh của vi khuẩn có hại trong đường ruột. Lúc này, hàm lượng axit lauric có trong nước dừa sẽ giúp chuyển hóa thành monolaurin chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh. Bên cạnh đó, thứ nước uống này cũng hỗ trợ làm sạch đường ruột, ngăn ngừa tổn thương ở niêm mạc đại tràng, thành ruột hiệu quả.
- Cung cấp nước, chất điện giải cho cơ thể: Người bị viêm đại tràng thường bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày khiến cơ thể bị mất nước. Vậy nên bạn có thể uống nước dừa để bù nước, bù điện giải, khoáng chất cho cơ thể.
- Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn: Viêm đại trạng tạo ra những tổn thương ở niêm mạc, khiến chức năng đường ruột bị suy giảm, hoạt động tiêu hóa bị ảnh hưởng xấu. Trong khi đó, nước dừa lại có chứa vitamin, khoáng chất, kali nên có thể hỗ trợ cải thiện, khôi phục chức năng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Để gia tăng hiệu quả này của nước dừa, các bạn hãy uống đều đặn 3 – 4 quả dừa/tuần và nên kết hợp với một chút dầu oliu.
- Điều trị bệnh kiết lỵ cấp tính: Với những trường hợp bị kiết lỵ cấp tính, các bạn sẽ khó tránh khỏi tình trạng mệt mỏi, uể oải do mất nước, mất sức. Việc uống nước dừa hoặc nước rau má lúc này chính là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Người bị viêm đại tràng nên lưu ý gì khi uống nước dừa?
Nước dừa mặc dù rất tốt cho sức khỏe nói chung và người bị viêm đại tràng nói riêng. Tuy nhiên, để sử dụng thức uống này một cách hiệu quả, tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra, các bạn cần:
- Tránh uống nước dừa khi vừa đi ngoài trời nắng về vì hành động này có thể gây ra hiện tượng đầy hơi, đau bụng.
- Không uống quá nhiều nước dừa trong một ngày, tối đa chỉ nên uống 3 – 4 quả dừa trong 1 tuần.
- Không uống nước dừa khi luyện tập để thao, vì chúng có thể giảm khả năng vận động cũng như khiến cơ thể bị mệt mỏi, mất sức.
- Nước dừa chỉ là thực phẩm hỗ trợ cải thiện bệnh, không có khả năng thay thế thuốc nên bạn vẫn cần tới bệnh viện thăm khám, điều trị bệnh đại tràng càng sớm càng tốt.
“Viêm đại tràng uống nước dừa được không” đã được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết. Mong rằng những điều vừa chia sẻ sẽ giúp bạn biết cách sử dụng loại quả này cũng như thành công trong việc kiểm soát bệnh đại tràng và nâng cao sức khỏe cho bản thân.
Xem thêm: Viêm Loét Đại Tràng Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Sớm Khỏi Bệnh?
Array
Phần lớn các trường hợp có xuất hiện polyp đại tràng đều khá lành tính. Tuy nhiên chúng có thể biến thành u ác tính và đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh nên cần cắt bỏ sớm. Vậy sau cắt polyp đại tràng có mọc lại không, làm cách nào để ngăn ngừa tình trạng này? Những vấn đề thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Cắt polyp đại tràng có mọc lại không? Polyp đại tràng chính là sự tăng trưởng bất thường của tế bào...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!