Hội Chứng Ruột Kích Thích

Hội chứng ruột kích thích là bệnh tiêu hóa phổ biến với những cơn đau thắt bụng, kèm theo cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều không rõ nguyên nhân, hơn nữa việc điều trị cũng vô cùng tốn kém. Để hiểu chi tiết hơn về bệnh lý này cũng như biết cách điều trị, phòng tránh bệnh hiệu quả, bạn đọc có thể dành thời gian tham khảo bài viết dưới đây. 

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích hay còn được nhiều người gọi tắt là IBS. Đây là bệnh đường ruột phổ biến với tỷ lệ mắc khá cao, tuy nhiên hội chứng này khá lành tính. Mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại có tác động xấu tới chất lượng cuộc sống và công việc. 

Những trường hợp được chẩn đoán mắc hội chứng IBS chủ yếu là nữ giới và những đối tượng từ 20 – 50 tuổi. Bệnh khởi phát với những triệu chứng đặc trưng như đau bụng tái đi tái lại, có cảm giác chướng và khó chịu ở bụng, thay đổi thói quen đi đại tiện. 

hoi chung ruot kich thich
Hội chứng ruột kích thích hay còn được nhiều người gọi tắt là IBS

Dựa trên nghiên cứu, IBS được chia thành 4 loại dựa theo các triệu chứng của bệnh nhằm dễ dàng đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Theo đó, IBS được phân thành hội chứng ruột kích thích táo bón, tiêu chảy, thể hỗn hợp và thể không xác định. 

Tuy chưa có nghiên cứu nào xác định được chính xác nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng này. Tuy nhiên chế độ ăn uống hàng ngày chính là nguyên do gây ra các kích thích cho hệ tiêu hóa, dẫn tới những cơn co thắt, đau bụng cùng cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Vì thế, để có một sức khỏe đường ruột tốt, mọi người cần chú ý hơn trong chế độ ăn uống mỗi ngày. 

Triệu chứng hội chứng ruột kích thích

Triệu chứng đặc trưng ở người mắc hội chứng ruột kích thích là đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy. Những dấu hiệu lâm sàng này sẽ gây bất lợi cho đời sống sinh hoạt, ảnh hưởng trực tiếp tới chế độ ăn uống và sức khỏe của bệnh nhân. Các triệu chứng của bệnh sẽ trở nặng khi người bệnh bị căng thẳng kéo dài hoặc tiêu thụ những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không khoa học. 

Dưới đây là những biểu hiện hội chứng ruột kích thích điển hình nhất: 

Đau bụng

Tình trạng đau bụng ở người bị IBS thường không xuất hiện ở một vị trí nhất định, nhưng chủ yếu là đau dọc theo khung đại tràng. Có cảm giác đau nhiều hơn khi vừa ăn xong, khi bụng đói hoặc lúc ăn phải đồ ăn lạ, thức ăn để lâu. Đau về buổi sáng và sẽ giảm đi sau khi đi vệ sinh. 

Phần lớn bệnh nhân thường đau không liên tục, cơn đau khá mơ hồ. Tuy nhiên nếu rối loạn ruột, tăng nhu động ruột thì có thể xuất hiện cảm giác đau quặn, đau thành từng cơn hoặc âm ỉ suốt ngày. Cơn đau tái phát với tần suất ít nhất 1 lần trong tuần và có thể kéo dài liên tục trong 3 tháng.  

Táo bón, tiêu chảy

Hội chứng ruột kích thích sẽ được phân loại dựa theo tính chất phân. Táo bón là tình trạng đi đại tiện dưới 3 lần/tuần, tiêu chảy là tình trạng đại diện trên hoặc 3 lần lần/ngày, kèm theo hình dạng phân thay đổi từ cục, đặc thành nhầy mềm, lỏng nước. Tuy nhiên, người bị hội chứng này phân sẽ không có lẫn máu, nhưng nếu phát hiện có lẫn máu trong phân thì bạn cần tới bệnh viện kiểm tra ngay. 

Các dấu hiệu khác

Bên cạnh 2 dấu hiệu điển hình nêu trên, người bị mắc hội chứng ruột kích thích còn có những triệu chứng lâm sàng khác như:

  • Bị chướng bụng, đầy hơi.
  • Mệt mỏi.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Đau mỏi cơ.
  • Chuột rút.
  • Có cảm giác đi tiểu không hết phân. 
  • Trung tiện nhiều. 
hoi chung ruot kich thich
Người bệnh có thể bị rối loạn giấc ngủ

Dấu hiệu hội chứng ruột kích thích nghiêm trọng hơn mà bạn không được chủ quan và cần tới bệnh viện ngay để kiểm tra chính là:

  • Triệu chứng IBS khởi phát sau 50 tuổi. 
  • Có máu lẫn trong phân.
  • Sờ thấy u bụng hay u tại trực tràng.
  • Sút chân ngoài ý muốn.
  • Bị đau bụng, tiêu chảy về đêm. 
  • Sốt. 
  • Thiếu máu. 
  • Báng bụng. 
  • Trường hợp gia đình – người thân từng bị bệnh viêm ruột mạn, ung thư đại tràng. 

Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích

Tính tới thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chế độ ăn uống, thói quen dùng thuốc, đời sống sinh hoạt đều có ảnh hưởng tới bệnh lý. Ngoài ra, yếu tố sinh lý, tâm lý xã hội cũng là những tác nhân có thể kích thích bệnh tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng. 

  • Do yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình từng có người thân bị bệnh liên quan tới đường tiêu hóa thì khả năng cao bạn cũng có nguy cơ mắc hội chứng này. Mặc dù yếu tố di truyền không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới IBS nhưng nếu gia đình bạn có người bị mắc bệnh tiêu hóa thì cần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân để giảm nguy cơ bùng phát bệnh. 
  • Rối loạn nội tiết tố: Đây được xem là nguyên nhân gián tiếp gây nên tình trạng ruột kích thích do sự thay đổi bất thường của hormone. Được biết, nội tiết tố là tập hợp các tuyến sản xuất hormone ở người, giúp cân bằng sự trao đổi chất cũng như duy trì, phát triển các chức năng tình dục, sinh sản và mô. Rối loạn nội tiết tố gây ra sự thay đổi bất thường hormone, từ đó làm rối loạn chức năng hệ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột và hình thành IBS. 
  • Bị căng thẳng quá độ: Stress và căng thẳng kéo dài là nguyên nhân thường thấy ở những bệnh liên quan tới đường tiêu hóa, có bao gồm hội chứng ruột kích thích. Bởi khi một người bị căng thẳng, hệ thần kinh trung ương sẽ thông qua hệ thần kinh thực vật, làm giảm chức năng dạ dày, đường ruột. Do đó, căng thẳng được xem là nguyên nhân khiến mọi người tăng cao rủi ro mắc bệnh đường ruột. 
  • Bổ sung thực phẩm không lành mạnh: Việc bổ sung thực phẩm một cách thiếu khoa học, ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không phù hợp có thể khiến dạ dày, ruột già bị kích thích. Những kích thích này sẽ làm nhu động ruột tăng, gây ra hội chứng ruột kích thích. 

Đối tượng dễ mắc hội chứng kích thích đường ruột

Bệnh hội chứng ruột kích thích có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn nằm trong nhóm tuổi từ 20 – 50 tuổi. Trong đó, phụ nữ là nhóm đối tượng dễ bị IBS cao hơn so với nam giới. 

Bên cạnh đó, những trường hợp có nhiều khả năng bị bệnh ruột kích thích là người thường xuyên căng thẳng, lo lắng. Đối tượng đang gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm, người có bệnh sử hay đang nhiễm trùng đường tiêu hóa nặng. Người có chế độ ăn uống không lành mạnh, không khoa học hoặc hay bỏ bữa, nhịn ăn. Ngoài ra, nếu có người nhà từng bị hội chứng IBS thì bạn cũng có khả năng cao mắc bệnh lý này. 

hoi chung ruot kich thich
Nam giới có nguy cơ mắc bệnh IBS thấp hơn nữ giới

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong trường hợp bạn cảm thấy thói quen đi tiểu, hay bất cứ dấu hiệu – triệu chứng bất thường nào liên quan tới IBS thì điều nên tới gặp bác sĩ. Bởi điều này có thể giúp bạn sớm phát hiện bệnh lý, phòng tránh nguy cơ gặp biến chứng, nhất là ung thư đại tràng. Được biết, các triệu chứng nghiêm trọng có thể thấy ở người bị hội chứng này chính là:

  • Sụt cân.
  • Chảy máu trực tràng.
  • Đau bụng nhiều và thường xảy ra vào ban đêm dẫn tới tình trạng khó ngủ, mất ngủ. 

Việc tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân và loại bỏ các triệu chứng, hạn chế để bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu.  

Phương pháp chẩn đoán

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua các dấu hiệu lâm sàng ở người bệnh. Trong quá trình thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ cần bệnh nhân cung cấp các thông tin về tình trạng sức khỏe của bản thân và những người trong gia đình. Dựa theo những thông tin có được, bệnh nhân có thể được chỉ định làm thêm một vài xét nghiệm để việc chẩn đoán trở nên chính xác hơn. Cụ thể như sau: 

Nội soi tiêu hóa

Đây là phương pháp chủ yếu trong chẩn đoán các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa. Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng, nội soi đại trực tràng được áp dụng cho những trường hợp xuất hiện các triệu chứng ở thời điểm thăm khám. Ngoài ra, sinh thiết cũng được thực hiện nếu bác sĩ phát hiện thấy những tổn thương thông qua hình ảnh nội soi. 

Làm xét nghiệm

Xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích. Những loại xét nghiệm liên quan tới chẩn đoán hội chứng kích thích đường ruột gồm có:

  • Xét nghiệm máu để loại trừ khả năng cơ thể bị rối loạn do nhạy cảm với protein hoặc những rối loạn do bệnh toàn thân khác. 
  • Xét nghiệm phân trong trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy, để kiểm tra trong phân có chứa vi khuẩn, ký sinh trùng hay không. 
  • Tiến hành xét nghiệm xem người bệnh có dung nạp lactose không. 

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, IBS không phải một bệnh lý nguy hiểm. Bởi phần lớn các ca bệnh đều được phát hiện ở mức độ nhẹ, với các triệu chứng là những cơn đau bụng tái phát nhiều lần gây rối loạn đại tiện và rất hiếm trường hợp ảnh hưởng nghiêm trọng tới thể chất. 

Ở người mắc IBS trong giai đoạn đầu có thể tự khỏi mà không cần điều trị bằng thuốc. Thay vào đó, mọi người chỉ cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, nếp sống sinh hoạt là được. Tuy nhiên, trường hợp để hội chứng ruột kích thích kéo dài mà không có biện pháp cải thiện sẽ khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy mãn tính. 

hoi chung ruot kich thich
IBS kéo dài có thể làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy mãn tính

Theo đó, hội chứng ruột kích thích có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Làm giảm chất lượng cuộc sống, người bệnh thường bỏ lỡ công việc, cơ hội nhiều hơn những người có sức khỏe bình thường. 
  • Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm lý, nhất là tình trạng lo lắng, căng thẳng, thậm chí là trầm cảm.

Vậy nên bệnh nhân không nên chủ quan, tốt nhất hãy nghiêm túc điều trị để không khiến các triệu chứng nặng thêm. Đồng thời nếu nghi ngờ bị IBS, các bạn không nên quá căng thẳng, lo lắng, hãy tới bệnh viện kiểm tra và tiến hành điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 

Biện pháp điều trị hội chứng ruột kích thích

Thông thường, chứng ruột kích thích sẽ được tiến hành điều trị dựa vào việc điều chỉnh lại chế độ ăn uống, dinh dưỡng, sinh hoạt kết hợp với sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, dựa theo từng triệu chứng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp để giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi, cải thiện chức năng đại tràng. 

Những loại thuốc thường được dùng trong quá trình điều trị hội chứng IBS gồm có: Thuốc chống co thắt, thuốc trị tiêu chảy, táo bón, các thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ, thuốc an thần – giảm lo âu và thực phẩm bổ sung lợi khuẩn đường ruột,… 

Được biết, bệnh nhân IBS thường được khuyến nên ăn uống theo chế độ FODMAP thấp để giúp ổn định ruột già, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Chế độ ăn kiêng này sẽ hạn chế việc dung nạp thực phẩm carbohydrate chuỗi ngắn như dưa hấu, táo, hoa quả đóng hộp, phô mai, sữa chua, sữa tươi có lactose, các loại trái cây có chứa fructose cao, các loại cây họ đậu, củ dền, mật ong, lúa mì, bông cải xanh và những loại đồ uống chứa cồn, có ga,… 

Biện pháp phòng tránh hội chứng ruột kích thích

Để hạn chế nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích cũng như hạn chế khả năng bệnh tái phát gây ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống, các bạn cần nắm được những thông tin sau đây:

  • Nên cắt giảm những thực phẩm dễ gây đầy hơi, chướng bụng như đồ uống có ga, bắp cải, đồ ăn chứa nhiều chất đạm,… 
  • Không dùng rượu bia, thức uống chứa caffein, socola như soda, cà phê, các loại thuốc chứa cafein, những sản phẩm làm từ sữa, các chất tạo ngọt không chứa đường như mannitol, sorbitol,… 
  • Tránh dùng quá nhiều các thực phẩm chứa đường lên men như ngũ cốc, thực phẩm từ sữa. 
  • Ăn đúng giờ, không bỏ bữa là việc cần thiết ở những người đang bị mắc IBS. Trong trường hợp đang bị đầy bụng, tiêu chảy, mọi người nên chia nhỏ các bữa ăn và ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, đảm bảo tiêu chí “ăn chín uống sôi”. Trường hợp bị táo bón, hãy ưu tiên dùng những thực phẩm giàu chất xơ như rau luộc, trái cây tươi. 
  • Ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn quá nhanh, ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp hoặc đường chế biến sẵn. 
  • Những loại trái cây có chứa hàm lượng fructose cao cũng nên hạn chế dung nạp, mỗi ngày không nên dùng quá 240g. 
hoi chung ruot kich thich
Hạn chế ăn trái cây có chứa hàm lượng fructose cao
  • Uống đủ nước mỗi ngày, vì nước là loại chất lỏng tốt nhất vừa giúp cơ thể thanh lọc, vừa đào thải độc tố và hỗ trợ tiêu hóa hoạt động tốt. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên hạn chế uống các loại nước có chứa đường như nước siro, nước ngọt có ga. Thay vào đó có thể uống nước ép trái cây, rau quả, nước canh, nước hầm xương,… 
  • Tránh để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, stress kéo dài, hãy dành thời gian nghỉ ngơi, làm việc, thư giãn hợp lý. 
  • Bên cạnh đó, mọi người cũng nên chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao để làm giảm căng thẳng, kích thích đường ruột co thắt bình thường và nâng cao sức khỏe, sức đề kháng hiệu quả. 
  • Ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường liên quan tới hệ tiêu hóa, hãy tới bệnh viện thăm khám và kiểm tra ngay để ngăn chặn tốt những biến chứng đáng tiếc. 

Hội chứng ruột kích thích có tỷ lệ mắc cao nhất trong số các bệnh đại trực tràng – ống hậu môn lên tới 83.4%. Như đã chia sẻ, dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng để làm giảm nguy cơ gặp phải các triệu chứng phiền toái, làm ảnh hưởng tới chất lượng đời sống, bạn cần chú ý hơn trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Mong rằng những chia sẻ từ Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 sẽ giúp ích cho bạn. 

Array
Câu hỏi thường gặp
Cắt Polyp Đại Tràng Có Mọc Lại Không

Phần lớn các trường hợp có xuất hiện polyp đại tràng đều khá lành tính. Tuy nhiên chúng có thể biến thành u ác tính và đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh nên cần cắt bỏ sớm. Vậy sau cắt polyp đại tràng có mọc lại không, làm cách nào để ngăn ngừa tình trạng này? Những vấn đề thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.    Cắt polyp đại tràng có mọc lại không? Polyp đại tràng chính là sự tăng trưởng bất thường của tế bào...

Xem chi tiết
Viêm Đại Tràng Uống Nước Dừa Được Không

Nước dừa là thức uống chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là giàu muối khoáng, canxi, magie và kali, chất điện giải,... Tuy nhiên người bị viêm đại tràng uống nước dừa được không, tại sao và cần lưu ý gì khi uống? Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này thì có thể dành chút thời gian tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.  Viêm đại tràng uống nước dừa được không? Nước dừa từ lâu đã được xem là loại nước giải khát tốt cho sức khỏe. Song với những người bị bệnh tiêu...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top