Viêm Đại Tràng Ở Trẻ Em
Viêm đại tràng ở trẻ em làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của bé. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, trẻ chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh. Vậy nên cha mẹ cần chú ý quan sát con nhỏ để sớm phát hiện những vấn đề bất thường và đưa trẻ đi khám. Hiện nay, với sự phát triển của Y học, viêm đại tràng có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm nên cha mẹ và các bé không nên quá lo lắng.
Viêm đại tràng ở trẻ em là gì?
Viêm đại tràng ở trẻ em hay ở người lớn đều tương tự như nhau. Cụ thể, đây là một bệnh viêm ruột, khi ruột già của cơ thể bị viêm loét. Theo ghi nhận, mặc dù viêm loét đại tràng không phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng do là bệnh mãn tính nên chúng có thể kéo dài suốt đời. Các triệu chứng của bệnh cũng tiến triển dai dẳng, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Các bệnh lý ở đường tiêu hóa nói chung và bệnh đại tràng nói riêng thường xuất phát từ thói quen ăn uống thiếu khoa học, mất an toàn vệ sinh thực phẩm,… Vậy nên xu hướng trẻ bị viêm đại tràng ngày càng tăng, đặc biệt là ở trẻ từ 3 – 5 tuổi. Nếu không được phát hiện – điều trị sớm, bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, xuất hiện khối polyp, ung thư đại tràng hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.
Nguyên nhân gây viêm đại tràng ở trẻ em
Nguyên nhân gây viêm đại tràng trẻ em hiện nay vẫn chưa được xác định. Theo các nghiên cứu, bệnh đại tràng ở trẻ em có thể được hình thành từ những tác nhân làm tăng nguy cơ như:
- Trầm cảm, rối loạn cảm xúc: Trẻ bị rối loạn cảm xúc, trầm cảm thường có gia đình không hạnh phúc, bố mẹ ly hôn hoặc do bị bắt nạt ở trường học, áp lực từ bài vở,…
- Do yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu cho thấy có tới 20% số trẻ bị viêm loét đại tràng dưới 15 tuổi có liên quan tới yếu tố di truyền. Nghĩa là nếu trong gia đình bạn có người cận huyết từng bị bệnh lý về đại tràng, dạ dày thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh này.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn uống thiếu khoa học, kém vệ sinh, ăn đồ ăn không được chế biến kỹ cũng là lý do khiến nhiều trẻ bị bệnh viêm đại tràng.
- Nhiễm khuẩn: Những đứa trẻ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm đường khuẩn sẽ có khả năng cao bị các bệnh lý liên quan tới tiêu hóa với các triệu chứng điển hình như tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng,…
Triệu chứng viêm đại tràng ở trẻ em
Cha mẹ cần nắm được các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng ở trẻ nhỏ để sớm đưa con tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra và điều trị. Theo đó, trẻ bị viêm đại tràng sẽ có những biểu hiện như sau:
- Trẻ thường xuyên quấy khóc do đau bụng, tắc ruột, bụng căng trướng khó chịu.
- Trẻ bị sút cân, da xanh xao, thể trạng yếu do thiếu máu.
- Các bé có hiện tượng đi lỏng nhiều lần trong ngày hoặc bị táo bón, phân có màu đen, lẫn dịch nhầy hoặc có dính máu.
- Có hiện tượng nổi mẩn đỏ, xuất hiện vết loét trên da hoặc loét miệng.
- Trẻ bị sốt, biếng ăn, bỏ ăn do tiêu hóa kém, ăn không ngon miệng.
- Ói nhiều, tiêu chảy gây mất nước, chất điện giải, đổ mồ hôi, không muốn chơi đùa,…
- Nhiều trường hợp viêm nhiễm nặng còn có thể gây đau khớp, tổn thương bề mặt da, rối loạn chức năng thận, chức năng gan, loãng xương,…
Được biết, các triệu chứng viêm đại tràng nhờ trẻ nhỏ thường thay đổi phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nhìn chung trẻ vẫn bị đau bụng, có cảm giác đầy hơi và có lẫn máu trong phân, sốt, sụt cân, chán ăn và thường xuyên đi ngoài. Vậy nên nếu thấy trẻ có những biểu hiện nêu trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới viện để tránh những biến chứng mãn tính.
Chẩn đoán bệnh
Muốn biết trẻ có bị viêm đại tràng hay không, cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám. Để xác định, bác sĩ có thể yêu cầu cha mẹ cho bé làm những xét nghiệm như sau:
- Xét nghiệm máu: Giúp kiểm tra nồng độ hồng cầu, bạch cầu trong máu. Nếu hồng cầu thấp có thể là dấu hiệu thiếu máu, còn lượng bạch cầu cao – nghĩa là hệ miễn dịch đang có vấn đề.
- Nội soi đại tràng: Để kiểm tra các dấu hiệu tổn thương, viêm nhiễm ở đại tràng.
- Chụp X-quang: Sẽ cho bác sĩ biết tình trạng bên trong của đại tràng thông qua hình ảnh chụp được.
- Xét nghiệm phân: Nhằm kiểm tra sự hiện diện của máu, vi khuẩn và các loại ký sinh trùng.
Viêm đại tràng ở trẻ em có nguy hiểm không?
Như đã chia sẻ trước đó, trường hợp viêm đại tràng ở trẻ nhưng không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng như:
- Trẻ có nguy cơ bị tắc ruột, chảy máu đại tràng.
- Mất nước do trẻ bị tiêu chảy liên tục.
- Không hấp thụ được chất dinh dưỡng dẫn tới suy dinh dưỡng, còi xương.
- Làm giảm sức đề kháng do phải sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài.
Nhìn chung, những đứa trẻ bị viêm đại tràng thường ít nhiều đều bị ảnh hưởng tới chức năng đại tràng. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây xuất huyết, ung thư đại tràng và thậm chí là tử vong.
Cách điều trị viêm đại tràng ở trẻ nhỏ hiệu quả
Cách điều trị viêm đại tràng ở trẻ nhỏ thường khác với người lớn, bởi cơ địa và các cơ quan trong cơ thể bé chưa hoàn thiện, không đủ khả năng đáp ứng được một số loại thuốc. Dựa theo kết quả thăm khám, triệu chứng cụ thể, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cho trẻ theo những hướng sau:
Sử dụng thuốc
Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ như táo bón, tiêu chảy, đau bụng,… sẽ giảm nhanh chóng khi sử dụng các loại thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc được bác sĩ kê đơn dùng trong trường hợp này có thể là:
- Thuốc nhuận tràng khi bị táo bón như Docusate sodium, Bisacodyl,…
- Thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn như Metronidazole, Vancomycine, Biseptol,…
- Thuốc chống viêm thường được dùng là Mesalamine, Sulfasalazine…
- Ngoài ra còn có thuốc tiêu chảy Loperamide,…
Việc dùng thuốc Tây sẽ mang lại hiệu quả cải thiện nhanh các triệu chứng nhưng bên cạnh đó cũng gây ra vô số tác dụng phụ cho trẻ. Vậy nên, cha mẹ chỉ cho bé dùng thuốc theo chỉ định, hướng dẫn kỹ từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và cho bé sử dụng thuốc, nhất là với trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tuổi.
Tiến hành phẫu thuật
Trên thực tế, rất ít trường hợp trẻ bị viêm đại tràng cần phải tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả và các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ chỉ định làm phẫu thuật cho bé.
Song, việc tiến hành làm phẫu thuật cắt bỏ đại tràng bị viêm loét khi trẻ còn quá nhỏ tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm. Đồng thời có thể tác động xấu tới tâm lý, đời sống sinh hoạt của trẻ về sau. Chưa kể nếu sau khi cắt bỏ, bệnh vẫn có thể tái diễn nên các bác sĩ thường không lựa chọn phương pháp điều trị này.
Biện pháp chăm sóc trẻ bị viêm đại tràng an toàn
Ngoài việc tích cực điều trị theo hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ, cha mẹ có con bị viêm đại tràng cần lưu ý những điều sau:
- Cho trẻ ăn uống hợp lý, khoa học, ăn đúng bữa, chia nhỏ các bữa ăn để tránh để trẻ ăn quá no hoặc quá đói.
- Không cho trẻ ăn đồ tươi sống, chưa được chế biến kỹ, đồng thời cũng cần hạn chế những món ăn quá nhiều dầu mỡ, chiên xào nhiều lần, đồ ăn nhanh, đồ ngọt,… Ngoài ra cần tránh để trẻ sử dụng đồ uống có ga, thực phẩm có chứa chất kích thích, trái cây khô, rau sống, các loại hạt, đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều đường lactose,…
- Mẹ nên cho bé ăn thêm sữa chua để kích thích tiêu hóa, tuy nhiên tốt nhất hãy khuyến khích trẻ ăn sữa chua không đường.
- Khi cho trẻ ăn, cha mẹ lưu ý không để trẻ chạy nhảy, bế dong hoặc để trẻ vừa ăn, vừa xem tivi, nghịch điện thoại.
- Chỉ cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. Vì việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây khó khăn trong việc điều trị và làm tăng nguy cơ kháng thuốc về sau.
- Cho trẻ uống nhiều nước lọc, khoảng 1 – 1.5 lít nước mỗi ngày. Bởi nước sẽ giúp duy trì các hoạt động trong cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đào thải độc tốt và giúp ruột già ngậm nước – hoạt động hiệu quả hơn. Chưa kể, trong trường hợp bị tiêu chảy, việc cho trẻ uống đủ nước sẽ giúp trẻ không bị mất nước.
- Bổ sung thêm rau xanh, trái cây tươi vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
- Tránh để trẻ rơi vào trạng thái tâm lý sợ sệt, lo lắng, căng thẳng, áp lực,… Thay vào đó cha mẹ nên làm bạn với trẻ để giúp các bé dễ dàng chia sẻ những khó khăn hoặc những triệu chứng khó chịu mà bé đang gặp phải.
- Cho trẻ rèn luyện thể dục thể thao ngay từ khi còn nhỏ với những bài tập phù hợp theo lứa tuổi. Các hoạt động thể chất sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả, tăng cường sức khỏe lẫn sức đề kháng tốt.
- Giúp trẻ đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện, hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý tiêu hóa, thần kinh.
- Cho trẻ giải trí lành mạnh, hạn chế việc cho bé nghịch điện thoại hoặc chơi game nhiều giờ liên tục.
- Cha mẹ đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
Viêm đại tràng ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể tiến triển thành dạng mãn tính với những triệu chứng nghiêm trọng, nguy hiểm hơn. Do đó, cha mẹ cần quan tâm tới con nhỏ để sớm phát hiện những bất thường. Đồng thời nên xây dựng cho trẻ thói quen ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện khoa học để giúp trẻ phòng bệnh hiệu quả.
Array
Phần lớn các trường hợp có xuất hiện polyp đại tràng đều khá lành tính. Tuy nhiên chúng có thể biến thành u ác tính và đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh nên cần cắt bỏ sớm. Vậy sau cắt polyp đại tràng có mọc lại không, làm cách nào để ngăn ngừa tình trạng này? Những vấn đề thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Cắt polyp đại tràng có mọc lại không? Polyp đại tràng chính là sự tăng trưởng bất thường của tế bào...
Xem chi tiếtNước dừa là thức uống chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là giàu muối khoáng, canxi, magie và kali, chất điện giải,... Tuy nhiên người bị viêm đại tràng uống nước dừa được không, tại sao và cần lưu ý gì khi uống? Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này thì có thể dành chút thời gian tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi. Viêm đại tràng uống nước dừa được không? Nước dừa từ lâu đã được xem là loại nước giải khát tốt cho sức khỏe. Song với những người bị bệnh tiêu...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!