Polyp Đại Tràng
Polyp đại tràng là một bệnh lý thường gặp trong đại tràng, liên quan đến đường tiêu hóa, xảy ra nhiều ở những người trên 50 tuổi. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó, việc phát hiện và điều trị kịp thời rất quan trọng. Trong bài viết dưới, chúng ta sẽ tìm hiểu về căn bệnh này, cũng như nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả.
Polyp đại tràng là gì?
Polyp đại tràng được hiểu đơn giản là một khối u lồi xuất hiện trên mặt trong của thành đại tràng, hay còn gọi là do sự tăng sinh của các tế bào niêm mạc trong đại tràng. Bệnh có thể ở dạng lành tính hoặc ác tính tùy thuộc theo kích thước và vị trí của u. Bệnh thường được phát hiện ngẫu nhiên qua các xét nghiệm nội soi hoặc chẩn đoán hình ảnh.
Polyp ở đại tràng được chia ra thành 2 loại chính là u tuyến và tăng sản:
- Dạng u tuyến: Dạng này chiếm đa số trường hợp, nếu u tuyến càng có kích thước lớn thì nguy cơ trở thành ung thư càng cao. Dạng u tuyến lại được chia ra thành 4 loại, là Polyp u tuyến ống (chiếm tỉ lệ khoảng 80%, kích thước ít khi lớn hơn 25mm, xuất độ trở thành ung thư là 3-5%). Tiếp đến là Polyp u tuyến nhánh (chiếm tỉ lệ 5-15%, chủ yếu gặp ở trực tràng, đại tràng chậu hông và đại tràng xuống, kích thước lớn trên 3cm, sần sùi như bông cải và không có cuống). Thứ ba là Polyp u tuyến ống-nhánh (chiếm 5-15%, là dạng hỗn hợp của hai loại trên, kích thước thay đổi, có cuống hoặc không có cuống). Cuối cùng là Polyp u tuyến răng cưa (Có tế bào loạn sản, có khả năng tiến triển thành ung thư).
- Dạng tăng sản: Đây là loại Polyp không có nguy cơ trở tiến triển sang giai đoạn ác tính, thường có kích thước nhỏ dưới 5mm, hay nằm ở vị trí cuối trực tràng hoặc đại tràng sigma.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân xuất hiện Polyp vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, Y học hiện đại đã chỉ ra rằng, một số yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Yếu tố tuổi tác: Bệnh Polyp ở đại tràng xuất hiện nhiều ở những người cao tuổi, đặc biệt ở độ 50 tuổi trở lên.
- Do dị ứng thực phẩm: Một số loại thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể gây dị ứng (hải sản, đậu phộng,…), kích thích các tế bào, tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Tiền sử gia đình: Trong gia đình nếu có người đã từng mắc bệnh Polyp ở đại tràng thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng sẽ tăng lên.
- Chế độ ăn uống: Ăn nhiều thịt đỏ, chất béo, thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, hút thuốc và uống đồ có cồn,… ít bổ sung chất xơ, rau quả, cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Yếu tố bệnh lý: Những người bị viêm đại tràng hoặc các bệnh liên quan đến đại tràng, những người tiểu đường thường có nguy cơ mắc bệnh Polyp cao hơn.
Triệu chứng Polyp đại tràng
Bệnh Polyp trong đại tràng thường chỉ phát hiện ngẫu nhiên khi thăm khám y tế, bởi bệnh hầu như không gây ra các triệu chứng rõ rệt. Bệnh nhân thường sẽ nhầm lẫn các triệu chứng của bệnh với những bệnh về đường tiêu hóa khác. Ví dụ như:
- Đại tiện bất thường: Người bệnh thường xuyên gặp táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài bất thường, bị dài ngày không dứt là biểu hiện cảnh báo nguy cơ đang có u Polyp.
- Màu sắc phân bất thường: Khi mắc bệnh, phân của người bệnh có thể có màu đen hoặc lẫn máu do chảy máu trong đại tràng.
- Đau, buồn nôn hoặc nôn: Polyp ở đại tràng nếu có kích thước lớn có thể gây cản trở đường ruột, dẫn đến xuất hiện các cơn đau quặn đau bụng, buồn nôn và ói mửa (do tắc ruột).
- Đau bụng: Người bị Polyp có thể bị tắc nghẽn một phần ruột, do đó gây đau quặn bụng.
- Chảy máu trực tràng: Đây là dấu hiệu khi bệnh trở nặng, nhưng lại rất dễ nhầm lẫn với dấu hiệu bệnh trĩ hoặc tình trạng rách hậu môn.
- Thiếu máu: Chảy máu do Polyp có thể diễn ra âm thầm trong thời gian dài, kéo theo sự suy giảm các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy, gây sụt giảm sắt cần thiết và khiến người bệnh mệt mỏi, khó thở.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Cũng giống như các bệnh lý về hệ tiêu hóa khác, Polyp có thể phát hiện qua các phương pháp chẩn đoán như:
- Xét nghiệm máu: Phương pháp kiểm tra mức độ sức khỏe của bệnh nhân một cách toàn diện, đồng thời cũng để phát hiện các dấu hiệu của bệnh Polyp.
- Khám trực khuẩn: Bác sĩ sẽ dùng một thiết bị đầu dò trực tràng để khám trực khuẩn, kiểm tra khu vực trực tràng của bệnh nhân có xuất hiện Polyp không.
- Siêu âm đại tràng: Phương pháp chẩn đoán không xâm lấn để xem hình ảnh các khối u và Polyp trong đại tràng nếu có.
- Xét nghiệm phân: Một phần xét nghiệm DNA để kiểm tra sự thay đổi gen. Nếu xét nghiệm có vấn đề thì người bệnh sẽ chuyển sang nội soi để có đánh giá chính xác hơn.
- Nội soi đại tràng: Nội soi đại tràng là phương pháp chẩn đoán chuẩn xác nhất để phát hiện và xác định Polyp đại tràng. Nội soi được thực hiện bằng cách sử dụng một ống dẫn ánh sáng và camera để xem trực tiếp và thu thập mẫu tế bào, một số trường hợp sẽ thực hiện cắt bỏ các polyp luôn nếu cần thiết.
Polyp đại tràng có nguy hiểm không?
Theo nghiên cứu, các Polyp tăng sản sẽ không có nguy cơ biến chứng thành ung thư. Nhưng ngược lại, các Polyp u tuyến lại là “tiền thân” của ung thư đại tràng. Khối Polyp u tuyến có kích thước càng lớn thì khả năng trở thành ung thư lại càng cao, thậm chí xuất hiện những vùng nhỏ bị ung thư hóa.
Không những thế, khi có Polyp đại tràng bị nhiễm trùng, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khó chịu như đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy,… Do đó, việc phát hiện và điều trị polyp đại tràng sớm là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.
Điều trị Polyp đại tràng
Để có thể điều trị dứt điểm được Polyp đại tràng, người bệnh bắt buộc phải thực hiện một trong 3 cách sau:
- Cắt Polyp khi nội soi: Đối với những Polyp nhỏ, trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ dùng kẹp hoặc snare để cắt. Trong trường hợp kích thước của Polyp to hơn nhưng vẫn có thể thực hiện cắt khi nội soi được, bác sĩ sẽ cần phải tiêm một loại chất lỏng bên dưới để nâng và cô lập khối Polyp đó khỏi mô xung quanh, sau đó mới thực hiện cắt.
- Phẫu thuật xâm lấn: Đối với những polyp đại tràng quá lớn, không thể loại bỏ trong lúc nội soi thì sẽ cần phẫu thuật xâm lấn. Người bệnh sẽ được đưa vào ổ bụng một dụng cụ y khoa để loại bỏ hoàn toàn phần ruột có Polyp.
- Cắt bỏ đại tràng: Trong trường hợp mắc bệnh do yếu tố di truyền thì có khả năng cần phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng.
Các Polyp trong đại tràng sau khi phẫu thuật sẽ phải làm bước xét nghiệm mô bệnh học, để đánh giá mức độ nghịch sản của Polyp và bờ cắt có còn u hay không. Khi thực hiện các phương pháp loại bỏ Polyp, có thể bệnh nhân sẽ gặp phải một số biến chứng như chảy máu từ vị trí cắt và thủng đại tràng, tuy nhiên tỷ lệ không cao, chỉ 0,1%. Nếu gặp phải biến chứng chảy máu từ chỗ cắt thì sẽ phải cầm máu ngay, trường hợp bị thủng đại tràng sẽ cần phải phẫu thuật.
Phòng bệnh Polyp đại tràng
Mỗi chúng ta đều có thể phòng ngừa bệnh Polyp ở đại tràng nếu giữ các thói quen lành mạnh sau đây:
- Chế độ ăn uống hợp lý: Một chế độ ăn giàu chất xơ và chất chống oxy hóa có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Polyp. Vì vậy, bạn nên tăng cường ăn rau, quả, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế ăn thức ăn nhanh, đồ ăn cứng, khó tiêu hóa.
- Tập thể dục thường xuyên: Mỗi ngày chỉ cần 30 phút tập thể dục, bạn không chỉ giảm được nguy cơ mắc bệnh Polyp mà còn hạn chế được các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nói chung.
- Tầm soát và kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có Polyp ở đại tràng. Đồng thời cần thường xuyên theo dõi các triệu chứng về đường tiêu hóa nếu có.
- Kiểm tra định kỳ sau khi loại bỏ Polyp: Trong trường hợp bạn đã từng có Polyp ở đại tràng và được cắt bỏ, thì vẫn nên thực hiện kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng Polyp không tái phát.
Trên đây Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 đã thông tin đến độc giả về căn bệnh Polyp đại tràng. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng liên quan đến đại tràng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tư vấn và điều trị đúng cách.
Array
Phần lớn các trường hợp có xuất hiện polyp đại tràng đều khá lành tính. Tuy nhiên chúng có thể biến thành u ác tính và đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh nên cần cắt bỏ sớm. Vậy sau cắt polyp đại tràng có mọc lại không, làm cách nào để ngăn ngừa tình trạng này? Những vấn đề thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Cắt polyp đại tràng có mọc lại không? Polyp đại tràng chính là sự tăng trưởng bất thường của tế bào...
Xem chi tiếtNước dừa là thức uống chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là giàu muối khoáng, canxi, magie và kali, chất điện giải,... Tuy nhiên người bị viêm đại tràng uống nước dừa được không, tại sao và cần lưu ý gì khi uống? Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này thì có thể dành chút thời gian tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi. Viêm đại tràng uống nước dừa được không? Nước dừa từ lâu đã được xem là loại nước giải khát tốt cho sức khỏe. Song với những người bị bệnh tiêu...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!