Viêm Đại Tràng Đầy Hơi
Viêm đại tràng đầy hơi là bệnh lý phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Mức độ của bệnh có thể nhẹ, nặng tùy theo triệu chứng và các vấn đề liên quan khác. Theo dõi bài viết dưới đây để biết đại tràng đầy hơi có nguy hiểm không, làm sao để điều trị và cách phòng ngừa hiệu quả ra sao?,…
Viêm đại tràng đầy hơi là bệnh gì?
Bệnh viêm đại tràng đầy hơi chính là tình trạng miêu tả hiện tượng đầy hơi, ợ chua, đau bụng âm ỉ. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy đại tràng đã xuất hiện những ổ viêm, nếu không được can thiệp chữa lành, chúng sẽ lây lan và tác động xấu tới vùng ruột già. Lúc này, bệnh nhân có thể sống chung với tình trạng đầy hơi, chướng bụng trong thời gian dài, thậm chí trở thành dấu hiệu mãn tính.
Xem thêm: Viêm đại tràng mãn tính là gì? Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị
Đại tràng đầy hơi không thể tự khỏi, bệnh lý này cần có sự can thiệp y tế và điều trị trong thời gian dài mới có thể cải thiện các tổn thương một cách hiệu quả. Mặc dù không thuộc nhóm bệnh nguy hiểm, tuy nhiên chúng rất dễ chuyển biến xấu, làm ảnh hưởng tới công việc và chất lượng cuộc sống của người mắc.
Dấu hiệu nhận biết đại tràng đầy hơi
Các dấu hiệu của bệnh đại tràng đầy hơi khá giống với những vấn đề tiêu hóa khác. Tuy nhiên, các bạn vẫn có thể nhận diện bệnh lý này thông qua những triệu chứng điển hình như cảm giác bụng phình lên và căng trướng.
Bên cạnh đó, người bệnh còn có các dấu hiệu khác như khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng, ợ hơi, đau bụng, tức ngực,… Cụ thể, người bị đại tràng đầy hơi sẽ có những dấu hiệu như sau:
- Bị táo bón ra máu, dịch nhầy và luôn trong trạng thái buồn đi đại tiện.
- Có cảm giác bụng đầy hơi, căng tức vô cùng khó chịu,.
- Một số trường hợp bị sụt cân nhanh chóng do những vết loét ở niêm mạc đại tràng làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Rối loạn tiêu hóa gây hao hụt nước, ảnh hưởng tới hệ bài tiết của cơ thể.
Nguyên nhân gây bệnh đại tràng đầy hơi
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh đại tràng đầy hơi mà bạn không nên bỏ qua:
- Do chế độ ăn uống: Ăn uống không khoa học dễ dẫn tới tình trạng chướng bụng, nhất là khi dung nạp nhiều thực phẩm dầu mỡ, chiên rán, đồ tươi sống, chưa nấu chín, thực phẩm giàu đạm, tinh bột hoặc uống nhiều rượu bia, chất kích thích,…
- Thói quen sinh hoạt: Sinh hoạt thiếu lành mạnh sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới vùng bụng và gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu. Đặc biệt là ở những người lười vận động, ngồi một chỗ quá lâu, làm cho thức ăn khó tiêu hóa, tích tụ lại trong dạ dày. Ngoài ra, nếu có thói quen vừa ăn vừa nói chuyện, xem điện thoại, tivi hoặc ăn nhai không kỹ,… rất dễ làm nuốt khí vào bụng. Trường hợp ăn uống k đúng giờ, ăn quá no, ăn xong nằm luôn, không vận động khó tránh khỏi tình trạng bị đầy hơi.
- Mắc bệnh về đường tiêu hóa: Viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng,… ảnh hưởng rất lớn tới việc tiêu thụ thức ăn. Bên cạnh đó, những bệnh nhân có vấn đề về sỏi mật, suy giảm tuyến tụy cũng ảnh hưởng nhiều tới chức năng gan, sự bài tiết enzym tiêu hóa, dễ gặp tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Việc dùng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài để điều trị bệnh mãn tính dễ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó dễ làm tăng cảm giác đầy hơi, khó tiêu, đau bụng hoặc đi ngoài.
- Căng thẳng, stress: Bị áp lực, căng thẳng, stress thường xuyên dễ dẫn tới mất ngủ và ảnh hưởng tới đại tràng. Nhất là những trường hợp có thói quen sử dụng thuốc an thần, chất kích thích để làm giảm căng thẳng thì các triệu chứng trên càng nặng hơn.
Viêm đại tràng đầy hơi có nguy hiểm không?
Chướng bụng, đầy hơi do viêm đại tràng không phải bệnh lý quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không được tiến hành điều trị sớm khi các triệu chứng mới xuất hiện sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, sụt cân,… Từ đó kéo theo nhiều hệ lụy khác về sức khỏe, tinh thần,…
Bên cạnh đó, chướng bụng, đầy hơi còn là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc các bệnh lý về dạ dày khác. Chẳng hạn như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày,… Vì thế, khi mắc những dấu hiệu này, các bạn nên tới tìm gặp bác sĩ để thăm khám, kiểm tra ngay.
Cách điều trị bệnh viêm đại tràng đầy hơi
Viêm đại tràng đầy hơi ở mỗi người sẽ có biểu hiện khác nhau tùy theo tình trạng bệnh nên cách điều trị cũng có sự điều chỉnh sao cho phù hợp. Song bệnh cần được chữa sớm, bởi triệu chứng nếu kéo dài sẽ dễ dẫn tới tình trạng mất cảm giác ngon miệng, chán ăn, mệt mỏi, căng thẳng, kiệt sức,… Do đó, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn cần tiến hành điều trị ngay theo những phương pháp sau đây:
Massage bụng
Để nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn, người bệnh có thể tiến hành massage bụng. Theo đó, việc massage bụng theo chiều kim đồng hồ quanh rốn, dọc theo khung đại tràng sẽ kích thích hoạt động của nhu động ruột. Bạn có thể tiến hành massage bụng ngay khi có cảm giác bị đầy bụng, chướng bụng hoặc tốt nhất là thực hiện vào mỗi buổi sáng.
Cách thực hiện:
- Xoa bụng trên: Dùng lòng bàn tay để nhẹ lên phần mũi xương ở phần dưới xương ức, xoa theo chiều kim đồng hồ khoảng 5 – 10 lần và làm ngược lại. Việc massage vùng bụng trên sẽ giúp làm tăng nhu động ruột dạ dày cũng như đẩy hơi lưu thông tốt hơn.
- Xoa bụng dưới: Dùng tay thuận xoa từ từ theo chiều kim đồng hồ ở vùng bụng dưới trong 5 – 10 lần để tăng cường lưu thông khí huyết ở vùng ruột non, đại tràng.
- Xoa bụng giữa: Đặt bàn tay lên giữa rốn, xoa từ vùng rốn trở lên vùng giữa bụng theo chiều kim đồng hồ với tần suất khoảng 5 – 10 lần. Sau đó xoa ngược kim đồng hồ từ 5 – 10 lần để thúc đẩy nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Tham khảo: Bệnh xuất huyết đại tràng có nguy hiểm không?
Mẹo dân gian điều trị
Ngoài việc massage bụng, với những trường hợp bị đầy hơi không quá nghiêm trọng, mọi người có thể áp dụng theo các mẹo chữa sau đây:
- Ngậm gừng hoặc uống trà gừng: Đây là dược liệu có chứa nhiều tinh dầu, được dùng khá phổ biến để điều trị chứng nôn mửa, đầy bụng. Bên cạnh đó, gừng còn hỗ trợ kích thích tiêu hóa, giải độc rất tốt nhưng do tính nóng nên các bạn không nên quá lạm dụng. Ở cách điều trị này, bạn có thể ngậm trực tiếp vài miếng gừng tươi cho tới khi hết cảm giác chướng bụng hoặc giã nát để pha thành nước uống với mật ong.
- Uống trà bạc hà: Nhờ có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị chứng đầy bụng, khó tiêu mà bạc hà được rất nhiều người yêu thích sử dụng. Để bớt cảm thấy khó chịu do các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng gây ra, bạn có thể dùng 1 muỗng cà phê bạc hà khô vào 1 cốc nước sôi, để trong 10 phút. Tiếp đó lọc bỏ phần bã, thêm ít mật ong nếu thích và uống khi còn ấm với tần suất ngày 3 lần.
- Uống nước ép lá tía tô: Với tính ấm cùng công dụng tán phong hàn, giải độc, hạ khí, tiêu tích, tía tô có thể làm giảm nhanh tình trạng đầy hơi, khó chịu. Theo đó, bạn dùng những phần lá tía tô còn non, khoảng 30g để giã nhuyễn lấy nước cốt. Sau đó mang chưng cách thủy rồi dùng khi còn ấm nóng.
- Uống nước hãm trần bì: Chính xác đây là vỏ quýt phơi khô, chúng có vị đắng và cay nhẹ, tính ấm với tác dụng hành khí, hòa vị và cầm nôn mửa. Vì thế, trần bì thường được dùng để điều trị chứng ợ hơi, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, giảm ho, tiêu đờm. Theo đó, bạn lấy vài miếng trần bì đã được rửa sạch rồi cho vào cốc nước sôi hãm trong 20 phút. Sau đó dùng nước này uống khi còn nóng, uống ngày 2 lần cho tới khi tình trạng trên được cải thiện.
Mặt khác, dân gian còn lưu truyền nhiều bài thuốc có tác dụng làm giảm chứng đầy hơi, chướng bụng hiệu quả như sau:
Mẹo dùng nghệ, mật ong chữa đại tràng viêm loét đầy hơi
Nếu mật ong được xem là dưỡng chất chứa kháng sinh tự nhiên thì hàm lượng curcumin có trong nghệ lại đóng vai trò phục hồi tổn thương do viêm loét niêm mạc đại tràng. Vậy nên, khi kết hợp mật ong và bột nghệ với nhau sẽ tạo ra công thức điều trị đại tràng viêm loét đầy hơi hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2 thìa cà phê bột nghệ, 2 thìa mật ong nguyên chất rồi trộn đều với nhau.
- Dùng tay vo hỗn hợp thành viên nhỏ để bỏ vào trong lọ thủy tinh.
- Bảo quản viên thuốc trong tủ mát, mỗi lần chỉ dùng 5 viên/ngày.
Dùng lá mơ lông chữa đại tràng đầy hơi
Lá mơ lông có chứa dưỡng chất beta carotene, protein, vitamin C và các tinh chất có khả năng chống viêm, sát khuẩn hiệu quả. Song song với đó, lá mơ còn giúp làm giảm cơn đầy hơi khó chịu và làm giảm tình trạng co thắt đại tràng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 100g lá mơ lông, 10g gừng tươi, 2 quả trứng gà.
- Lá mơ mang rửa sạch với nước muối pha loãng cho sạch bụi bẩn, vi khuẩn.
- Trong khi đó gừng tươi băm nhỏ, còn trứng gà thì bỏ lòng trắng, chỉ dùng lòng đỏ.
- Trộn tất cả nguyên liệu với nhau, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi rán lên.
- Nên ăn lá mơ lông rán trứng trong vòng 2 tuần với tần suất tuần 3 – 4 buổi để xem hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: 3 Hướng Điều Trị Viêm Đại Tràng Bằng Thuốc Đông Y Hiệu Quả
Sử dụng thuốc
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc làm giảm nhanh tình trạng chướng bụng, đầy hơi như thuốc chữ P, Normogastryl, Gaviscon xanh, Alka – Seltzer, Maalox,… Mặc dù các loại thuốc này có thể dùng cho những trường hợp bị đại tràng đầy hơi nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí còn gây phản ứng ngược.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể bổ sung thêm men tiêu hóa để giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột cũng như làm giảm triệu chứng chướng bụng, đầy hơi.
Người bị đại tràng đầy hơi, chướng bụng nên ăn gì?
Chế độ ăn uống hàng ngày có vai trò to lớn trong việc hạn chế, phòng ngừa và làm giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Theo đó, bạn có thể thêm một số thực phẩm dưới đây vào thực đơn ăn uống của mình khi bị viêm đại tràng đầy hơi.
- Dứa: Do có chứa nhiều bromelain giúp hấp thu protein cho cơ thể, dứa còn có chứa hemicellulo, cellulo nên sẽ giúp việc tiêu hóa diễn ra thuận lợi, tránh bị táo bón.
- Đu đủ: Ngoài hàm lượng vitamin A, E thì trong đu đủ còn có chứa papain – enzyme tiêu hóa có tác dụng làm giảm triệu chứng ruột kích thích cực tốt.
- Gừng: Với đặc tính chống viêm, cộng thêm các enzyme tiêu hóa, gừng có thể giúp cơ thể phân hủy protein. Mặt khác, gừng cũng giúp thư giãn đường ruột, giảm viêm, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và giảm chướng bụng, đầy hơi hiệu quả.
- Tỏi: Allicin trong tỏi là chất kháng viêm, sát khuẩn, hạn chế vi khuẩn có hại và tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển. Do đó, thực phẩm này có thể kích thích tiêu hóa, giảm chứng đầy hơi, chướng bụng rất tốt.
- Sung: Sung là loại trái cây chứa nhiều vitamin C, chất xơ nên có tác dụng giảm đau, khó chịu ở vùng bụng. Bên cạnh đó, chúng còn giúp thông tiểu, trị táo bón, giải độc cũng như kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đặc biệt là sung muối vì chúng có chứa nhiều lợi khuẩn nên rất tốt cho quá trình tiêu hóa.
- Sữa chua: Sữa chua chính là sự lựa chọn tuyệt vời khi gặp vấn đề về hệ tiêu hóa, nhất là tình trạng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Bởi trong sữa chua có chứa nhiều enzyme, lợi khuẩn giúp hỗ trợ tiêu hóa. Bên cạnh đó chúng còn kích thích việc ăn uống, giảm tích tụ thức ăn, dịch lỏng, hơi trong đường ruột. Vì thế, bạn nên ăn sữa chua đều đặn ngày 1 hộp.
Biện pháp phòng ngừa viêm đại tràng đầy hơi
Viêm đại tràng đầy hơi hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu bạn biết cách chăm sóc bản thân và chú ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt. Cụ thể, để hạn chế mắc bệnh tiêu hóa nói chung cũng như tránh tình trạng bị đầy hơi, chướng bụng do viêm đại tràng nói riêng thì cần lưu ý những điều sau:
- Nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu, hạn chế ăn đồ cứng.
- Ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn quá no hoặc nuốt vội mà chưa kịp nhai.
- Tránh ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, quá mặn hoặc quá nhiều gia vị, đồ bảo quản.
- Thực hiện thói quen ăn chín, uống sôi, không ăn đồ sống, đồ chưa chế biến kỹ.
- Nên cho một ít gừng vào trong các món ăn để kích thích tiêu hóa, làm giảm chứng đầy bụng.
- Hạn chế tối đa các loại đồ uống có ga, nước ngọt, rượu bia, các chất kích thích có hại cho sức khỏe khác.
- Uống nhiều nước, ít nhất là 2 đến 2.5 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Mỗi sáng nếu có thời gian hãy dành ra 10 phút để massage vùng bụng.
- Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, giữ tinh thần thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, áp lực quá mức.
- Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao với các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, chạy bộ,…
- Ngủ sớm, không thức khuya, cố gắng ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.
- Dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua hay dùng thuốc vì chúng có thể gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa.
- Nếu thấy hệ tiêu hóa có những dấu hiệu bất thường, các bạn nên tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra và điều trị sớm.
Vừa rồi là những thông tin về bệnh viêm đại tràng đầy hơi và phương pháp điều trị, phòng tránh hiệu quả. Mong rằng với những kiến thức được chia sẻ, bạn đọc sẽ hiểu hơn về bệnh lý này cũng như biết cách chăm sóc bản thân tốt hơn.
Tham khảo thêm:
- Viêm Đại Tràng Giả Mạc: Thông Tin Tổng Quan Và Cách Điều Trị
- Xoắn Đại Tràng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Array
Phần lớn các trường hợp có xuất hiện polyp đại tràng đều khá lành tính. Tuy nhiên chúng có thể biến thành u ác tính và đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh nên cần cắt bỏ sớm. Vậy sau cắt polyp đại tràng có mọc lại không, làm cách nào để ngăn ngừa tình trạng này? Những vấn đề thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Cắt polyp đại tràng có mọc lại không? Polyp đại tràng chính là sự tăng trưởng bất thường của tế bào...
Xem chi tiếtNước dừa là thức uống chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là giàu muối khoáng, canxi, magie và kali, chất điện giải,... Tuy nhiên người bị viêm đại tràng uống nước dừa được không, tại sao và cần lưu ý gì khi uống? Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này thì có thể dành chút thời gian tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi. Viêm đại tràng uống nước dừa được không? Nước dừa từ lâu đã được xem là loại nước giải khát tốt cho sức khỏe. Song với những người bị bệnh tiêu...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!