[Chuyên gia giải đáp] Bệnh viêm xoang lây qua đường nào?
Viêm xoang là bệnh lý liên quan tới đường hô hấp, do các tác nhân như vi khuẩn, virus, yếu tố môi trường… gây nên. Điều này khiến xoang mũi của người bệnh tích trữ nhiều dịch nhầy, bị viêm nhiễm và gây khó khăn cho đường thở. Vậy bệnh viêm xoang lây qua đường nào? Phòng ngừa bệnh ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ những thông tin sau.
Bệnh viêm xoang lây qua đường nào?
Viêm xoang là một căn bệnh có khả năng lây nhiễm từ người sang người, đặc biệt nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn và virus. Bệnh viêm xoang gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh như: Hắt xì hơi liên tục, chảy nước mũi, sổ mũi, nhức đầu, đau nhức mắt, ù tai,…
Nếu không điều trị kịp thời và triệt để, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như viêm tai giữa, viêm họng mạn tính, viêm thanh quản – khí – phế quản, nhiễm trùng ổ mắt, viêm thần kinh thị giác, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, viêm não, viêm màng não,… Do đó việc phòng ngừa lây nhiễm bệnh là điều vô cùng quan trọng.
Vậy bệnh viêm xoang lây qua đường nào? Dưới đây là các con đường mà virus và vi khuẩn viêm xoang có thể xâm nhập vào cơ thể:
- Do sử dụng lại khẩu trang của người bệnh.
- Do sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải….
- Do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc dịch mũi của người bệnh.
- Do vô tình chạm vào những đồ vật như tay nắm cửa, laptop, ca nước,… có chứa vi khuẩn, virus gây bệnh của người mắc như sau đó không rửa tay sạch sẽ.
Thời gian để virus, vi khuẩn truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh có thể mất vài ngày hoặc một tuần sau đó. Cơ thể người bệnh có thể bị nhiễm virus từ trước khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm xoang.
Nguy cơ bị lây nhiễm viêm xoang thường thấp và không quá đáng ngại. Mức độ lây nhiễm nhiễm cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào lượng vi khuẩn trú ngụ trong xoang mũi và sức đề kháng của bạn. Cũng có trường hợp tiếp xúc với nguồn lây nhưng không bị nhiễm bệnh do sức đề kháng tốt. Trong khi đó, người có sức đề kháng kém lại dễ bị vi khuẩn tấn công gây bệnh.
Đối tượng dễ bị lây nhiễm bệnh
Sau đây là một số đối tượng dễ bị lây nhiễm bệnh cần phải chú ý:
- Người có tiền sử bệnh hô hấp: Người có tiền sử mắc bệnh về đường hô hấp như: Viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan, viêm họng hạt,…. trong cơ thể vẫn tồn tại nhiều virus, vi khuẩn. Bởi vậy, nếu tiếp xúc với nguồn bệnh sẽ tạo điều kiện để những vi khuẩn này sinh sôi phát triển và gây ra bệnh viêm xoang.
- Người có hệ miễn dịch suy giảm: Những người có hệ miễn dịch kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh. Việc này tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh dễ dàng xâm nhập, tấn công và gây bệnh.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Đây là nhóm đối tượng rất nhạy cảm với những tác động từ môi trường bên ngoài. Niêm mạc xoang của trẻ chưa được hoàn thiện, rất dễ bị các yếu tố gây bệnh tấn công. Hơn nữa, trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn non yếu, nếu tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ mắc viêm xoang.
- Phụ nữ mang thai: Ở đối tượng này, sức đề kháng cũng yếu hơn người bình thường. Thêm vào đó, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh tấn công, gây ra viêm xoang.
- Người cao tuổi: Với những người trên 65 tuổi, các cơ quan của đường hô hấp như mũi, xoang,… đã bắt đầu diễn ra quá trình lão hóa. Các sụn yếu đi do đầu mũi bị gục xuống làm hẹp đường đi của không khí, các tuyến tiết nhầy cũng bị teo lại, lượng dịch tiết ra giảm. Thêm vào đó, sức đề kháng của họ cũng suy giảm do tuổi tác. Đây là những yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm xoang phát triển.
Cách phòng ngừa và hạn chế lây bệnh viêm xoang
Viêm xoang là một bệnh lý cần nhiều thời gian để điều trị. Bệnh không những gây khó chịu, bất tiện mà còn có thể biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm như viêm ổ mắt, viêm màng não, gây nhiễm trùng diện rộng… Vì vậy, tuy có có nguy cơ lây nhiễm thấp nhưng bạn không nên chủ quan mà cần chú ý phòng tránh để sức khỏe được đảm bảo một cách tốt nhất.
Dưới đây là một số cách phòng ngừa và hạn chế lây bệnh viêm xoang:
- Bạn nên rửa tay thường xuyên với xà phòng để hạn chế nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn.
- Các đối tượng dễ bị nhiễm trùng như: Người có tiền sử mắc bệnh hô hấp, trẻ sơ sinh, người già và người có hệ miễn dịch suy giảm,… cần tránh tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với bệnh nhân như: Khăn mặt, bàn chải, cốc uống nước, bát đũa,…
- Người bệnh nên đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc nơi đông người để tránh lây bệnh cho người khác.
- Khi hắt hơi, ho nên giữ khoảng cách an toàn, dùng khủy tay che chắn để tránh phát tán virus qua các giọt bắn trong không khí.
- Khi thời tiết trở lạnh, bạn nên giữ ấm vùng cổ và đeo khẩu trang khi ra ngoài.
- Vệ sinh mũi, họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, giữ cho xoang mũi sạch sẽ, thông thoáng.
- Mát-xa vùng mũi bằng cách dùng hai tay xoa đều hai bên cánh mũi và hít thở nhẹ nhàng trong vài phút. Động tác này sẽ giúp bạn phòng ngừa viêm xoang hiệu quả.
- Bổ sung vào chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, trái cây, thịt nạc, ngũ cốc,… nhằm nâng cao đề kháng cho cơ thể.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, giặt giũ chăn màn định kỳ để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, nấm mốc.
- Bạn nên giữ thói quen sống khoa học, hạn chế thức khuya, nên ăn uống đầy đủ, chăm chỉ vận động để nâng cao sức khỏe.
- Khi có triệu chứng bất thường ở vùng tai mũi họng, nên đi thăm khám sớm để được điều trị kịp thời.
Bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Bệnh viêm xoang lây qua đường nào?”. Mặc dù đây không phải căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại đeo bám dai dẳng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, phiền phức. Do đó, bạn không nên chủ quan mà hãy chủ động phòng tránh, hạn chế tiếp xúc với nguồn lây để bảo vệ sức khỏe của mình thật tốt.
Array
Bệnh viêm xoang có chữa được không là thắc mắc của không ít người bệnh hiện nay. Các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân nên nhanh chóng đi thăm khám ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên để có biện pháp điều trị kịp thời. Bởi nếu kéo dài quá lâu có thể khiến việc xử lý gặp khó khăn đồng thời làm gia tăng nguy cơ biến chứng ở người bệnh xoang. Bệnh viêm xoang có chữa được không? Bệnh viêm xoang xảy ra khi lớp niêm mạc của hốc xoang - khu vực nằm bên trong...
Xem chi tiếtViêm xoang có gây ho không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Mặc dù đây là bệnh về đường hô hấp gây nên các triệu chứng đặc trưng ở mũi nhưng đôi khi các vấn đề ở vùng hầu họng cũng cảnh báo bạn đang bị mắc bệnh về viêm xoang. Bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu tại sao viêm xoang lại dẫn đến ho và biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Viêm xoang có gây ho không? Nguyên nhân do đâu? Với thắc mắc bệnh viêm xoang có gây ho không? Các...
Xem chi tiếtViêm xoang có bị ù tai không là một trong những vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Trong một số trường hợp, bệnh nhân xoang bị ù tai có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm đã lan rộng sáng một số vị trí khác ngoài hốc xoang. Vậy làm thế nào để có thể phòng ngừa tình trạng này hiệu quả nhất? Viêm xoang có bị ù tai không? Viêm xoang thường xảy ra khi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào các mô trong hốc xoang và khiến chúng bị kích ứng. Hậu quả...
Xem chi tiếtViêm xoang sàng sau mãn tính có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy những kiến thức tổng quan về bệnh dưới đây sẽ giúp bạn đọc sớm phát hiện và có giải pháp chữa trị trước khi bệnh nặng hơn. Viêm xoang sàng sau mãn tính là bệnh gì? Nguy hiểm không? Theo cấu trúc xoang, xoang sàng sau nằm ở vị trí phía trong xương hàm (dưới trán, phía trên hốc mũi và giữa 2 mắt). Bên trong có 4 hốc thông với nhau và thông với mũi...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!