Phân biệt suy thận cấp chức năng và thực thể – Thông tin chi tiết

Suy thận cấp chức năng và thực thể là hai khái niệm để chỉ tình trạng suy thận do những nhóm nguyên nhân khác nhau. Phân biệt được hai loại này giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn. Cùng tìm hiểu về hai loại bệnh này qua thông tin trong bài viết sau đây.

Suy thận cấp chức năng, suy thận cấp thực thể là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Suy thận cấp chức năng (suy thận trước thận, suy thận cơ năng) là tình trạng suy thận do các yếu tố trước thận, lúc này ống thận vẫn hoạt động bình thường. Các nguyên nhân gây ra suy thận cấp chức năng như sau:

  • Mất nước ngoại bào do toát mồ hôi, bỏng, tiêu chảy, nôn mửa…
  • Mất nước qua thận do dùng nhiều thuốc lợi tiểu, đa niệu thẩm thấm, viêm thận kẽ mạn, suy thượng thận.
  • Giảm thể tích máu do xơ gan mất bù, suy tim xung huyết, thận hư nặng, hạ huyết áp trong trường hợp nhiễm trùng, sốc tim, xuất huyết, sốc phản vệ.
  • Suy thận cấp huyết động do dùng nhiều loại thuốc gây hại cho thận như thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, kháng viêm không steroid, thuốc ức chế men chuyển.

Trong khi đó, suy thận cấp thực thể là khái niệm chỉ tình trạng suy thận do những nguyên nhân tại thận. Lúc này ống thận đã bị hoại tử, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Có thể kể ra một số nguyên nhân gây suy thận cấp thực thể là:

  • Viêm ống thận do ngộ độc muối kim loại nặng, sốt rét, huyết án trong lòng mạch, dùng một số loại thuốc kháng sinh như aminosides, Amphotericine B, thuốc cản quang…
  • Viêm cầu thận cấp do hội  chứng Goodpasture, bệnh cảnh của lupus và ban xuất huyết dạng thấp.
  • Viêm thận kẽ cấp do vi trùng, nhiễm độc thuốc.

XEM THÊM:

Suy thận cấp chức năng và thực thể có thể phân biệt qua tình trạng ống thận
Suy thận cấp chức năng và thực thể có thể phân biệt qua tình trạng ống thận

8 chỉ số chẩn đoán để phân biệt suy thận cấp chức năng và thực thể

Dựa vào 8 chỉ số sau đây, bác sĩ có thể chẩn đoán ra được tình trạng suy thận cấp chức năng và thực thể:

Tốc độ tăng creatinin máu

Khi người bệnh bị suy thận cấp chức năng, tốc độ tăng creatinin trong máu thay đổi liên tục trong ngày phụ thuộc vào những yếu tố nguyên nhân ngoài thận. Trong khi đó, đối với suy thận cấp thực thể, tốc độ tăng đạt 0,3-0,5mg/dl/ngày. Chỉ số này càng cao có nghĩa bệnh càng nặng.

Tỉ số ure/creatinin máu

Để phân biệt suy thận cấp chức năng và thực thể, bác sĩ có thể dựa vào tỷ số ure/creatinin máu . Chỉ số này là 20-30/1 thì người bệnh bị suy thận thực thể. Còn đối với suy thận chức năng, do lượng ure trong máu tăng nhiều nên tỷ lệ luôn lớn hơn 40/1.

Độ thẩm thấu nước tiểu – Chỉ số suy thận cấp chức năng và thực thể

Bác sĩ có thể phân biệt suy thận cấp chức năng và thực thể qua độ thẩm thấu nước tiểu. Suy thận cấp thực thể không ảnh hưởng nhiều đến khả năng cô đặc của thận, nên tốc độ thẩm thấu nước tiểu đạt trên 500 mOsm/kg. Đối với suy thận cấp thực thể, chỉ số này chỉ đạt trong khoảng 350 – 450 mOsm/kg.

Tỷ trọng nước tiểu

Tỷ trọng nước tiểu đối với 2 trường hợp bệnh có sự chênh lệch rất lớn. Đối với suy thận cấp chức năng là trên 1,020 và suy thận cấp thực thể là dưới 1,010.

Nồng độ Na trong nước tiểu (Na niệu)

Suy thận cấp chức năng không ảnh hưởng đến khả năng tái hấp thụ Na, do đó, nồng độ Na trong nước tiểu rất thấp, dưới 20 mmol/l. Ngược lại, người bị suy thận cấp thực thể, chỉ số này lớn hơn 40 mmol/l do mất Na ra nước tiểu nhiều.

Tỉ số creatinin niệu/máu

Tỷ số creatinin niệu/máu giữ ở mức bình thường là > 40 khi bị suy thận cấp chức năng. Trong khi đó, nếu suy thận cấp chức năng thì chỉ số này giảm xuống dưới 20 do thận đào thải creatinin trong máu kém.

Tỉ số creatinin niệu/máu giúp phân biệt suy thận cấp chức năng và thực thể
Tỉ số creatinin niệu/máu giúp phân biệt suy thận cấp chức năng và thực thể

Phân số thải Na+ (FENa+)

Công thức tính phân số thải Na+ là (Na niệu×creatinin máu)/(creatinin niệu×Na máu), nhân với 100%. Đối với suy thận cấp chức năng, FENa < 1%. Còn suy thận cấp thực thể, do ống thận không tái hấp thụ Na+ nên FENa >2%.

Cặn nước tiểu có thể phân biệt suy thận cấp chức năng và thực thể

Suy thận cấp chức năng, ống thận có cấu trúc và hoạt động bình thường nên nước tiểu có cặn bình thường. Nhưng đối với suy thận cấp thực thể, người bệnh sẽ thấy nước tiểu có nhiều hạt màu nâu lắng đọng, gây bẩn.

Cách điều trị suy thận cấp chức năng và thực thể

Suy thận cấp chức năng và thực thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, mỗi trường hợp sẽ có cách điều trị khác nhau, cụ thể như sau:

Suy thận cấp chức năng

Tổng hợp các cách điều trị suy thận cấp chức năng hiện nay gồm:

  • Xử trí nguyên nhân gây giảm thể tích tuần hoàn lòng mạch bằng cách cầm máu, truyền bù dịch để duy trì áp lực tĩnh mạch trung tâm trong khoảng 8-12 mmHg và huyết áp ≥ 65 mmHg
  • Nguyên nhân gây bệnh do sử dụng thuốc ức chế men chuyển, kháng viêm không steroid, thuốc gây hại cho thận thì người bệnh cần ngừng uống thuốc.
  • Điều trị triệt để bệnh lý nền – nguyên nhân chính gây suy thận cấp chức năng như viêm phúc mạc, tắc ruột, xuất huyết tiêu hóa, bỏng…
  • Loại bỏ các yếu tố gây độc cho thận và và gây suy giảm dòng máu tới thận.
  • Điều trị các nguyên nhân gây mất bù và căn nguyên mãn tính.

Suy thận cấp thực thể

Đối với suy thận cấp thực thể, quá trình điều trị phức tạp và khó khăn hơn. Cụ thể cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

Đảm bảo huyết động và cân bằng nước

Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện những điều sau:

  • Theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm, dịch ra – vào, yếu tố cân nặng, dấu hiệu phù trên cơ thể.
  • Uống hoặc truyền dịch để đảm bảo công thức dịch ra hàng ngày bằng lượng nước tiểu trong 24 giờ + 0,5-0,6 ml/kg cân nặng/giờ do mất qua da. Đặc biệt, trong trường hợp sốt thì người bệnh phải bù nước nhiều hơn.
  • Truyền NaCl 0,9% hoặc albumin 5% trong trường hợp nhiễm khuẩn, người bệnh bị sưng phù. Từ đó giúp tăng tưới máu cho thận và giảm thấm mạch.
  • Truyền tĩnh mạch liều 0,1 – 2 mcg/kg/phút, nếu áp lực tĩnh mạch trung tâm trên 8-12 mmHg

Cân bằng kiềm toan, điện giải

  • Trong trường hợp nồng độ Kali trong máu tăng cao, bác sĩ sẽ chỉ định một trong những loại thuốc sau: uống kayexalate 30 gam/4-6 giờ và sorbitol 30gam;  tiêm tĩnh mạch chậm calci clorua 0,5-1gam; truyền tĩnh mạch glucose 20%, 30% có insulin.
  • Kiểm soát lượng natri trong máu.
  • Khi pH < 7,2 thì truyền NaHCO3 4,2% hoặc 1,4% với thể tích 250-500ml.
  • Giảm lượng canxi hấp thụ vào cơ thể khi suy thận cấp do tiêu cơ vân cấp
  • Tăng phospho trong máu trong trường hợp hội chứng tiêu huỷ khối u.

Lợi tiểu

  • Tiêm tĩnh mạch furosemid để trì hoãn lọc máu, tăng dòng chảy tới thận, giảm hấp thu natri.
  • Dùng manitol cùng với dung dịch bicarbonate. Trong trường hợp suy thận có tiêu cơ vân cấp giúp tránh sưng phù, tắc ống thận.

Chống nhiễm khuẩn

  • Bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh theo liều lượng phù hợp với độ thanh thải creatinin.
  • Phát hiện sớm và nhanh chóng kiểm soát ổ nhiễm khuẩn để ngăn chặn suy thận cấp do nhiễm khuẩn

Xử trí nguyên nhân gây bệnh

Bác sĩ thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa để điều trị triệt để nguyên nhân gây suy thận cấp thực thể như u xơ tuyến tiền liệt, sỏi thận, hội chứng gan thận cấp…

Thực hiện các biện pháp lọc máu

  • Lọc máu sớm nếu lượng ure máu > 30mmol/l, kali máu > 6 mmol/l, pH máu < 7.2, Na+ có trong máu < 115 mmol/l hoặc > 160 mmol/l.
  • Thẩm phân phúc mạc thực hiện trong trường hợp không tìm được đường vào mạch máu hoặc không có máy lọc máu.
  • Lọc máu ngắt quãng, người bệnh lọc máu hàng ngày, cách ngày, mỗi lần kéo dài 4 – 5 – 6 giờ.
  • Lọc máu liên tục thực hiện lọc máu liên tục 18 – 24 giờ/ngày.
Đối với mỗi trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp lọc máu khác nhau
Đối với mỗi trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp lọc máu khác nhau

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ dinh dưỡng cần phải đảm bảo nguyên tắc sau:

  • Năng lượng đảm bảo 30-35 kcal/kg cân nặng/ngày.
  • Axit amin với mức 0,65-2,5 gam/kg cân nặng/ngày phụ thuộc vào tình trạng bệnh và biện pháp điều trị.
  • Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch ra vào.
  • Hạn chế thức ăn nhiều natri, kali, phospho.
  • Nên ăn thực phẩm nhiều lipit, axit béo không no (omega 3).

Bảo tồn cơ quan khác

Quá trình điều trị cần phải cân nhắc chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể. Bác sĩ sẽ đề phòng xuất huyết tiêu hóa, biến chứng tim phổi, rối loạn đông máu, tình trạng thiếu máu, tan máu, biến chứng thần kinh-cơ…

Trên đây là thông tin về khái niệm, cách phân biệt, biện pháp điều trị suy thận cấp chức năng và thực thể. Nếu không điều trị sớm và đúng cách, cả hai tình trạng trên đều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, người bệnh cần chú ý đến tình trạng sức khỏe. Hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để chẩn đoán, phát hiện nguy cơ và điều trị đúng nguyên nhân.

THAM KHẢO:

Array

Chia sẻ

Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Suy thận gây tăng huyết áp là một trong những biến chứng nghiêm trọng. Theo thống kê, thế giới hiện...
Thiếu máu trong suy thận mạn: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Thiếu Máu Trong Suy Thận Mạn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị

Thiếu máu trong suy thận mạn là biểu hiện phổ biến mà người bệnh gặp phải. Tình trạng này cho...
Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình chạy thận của Bộ Y tế

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình chạy thận của Bộ Y tế

Chạy thận nhân tạo là phương pháp hỗ trợ thận thực hiện quá trình loại bỏ các chất thải trong...
Suy thận giai đoạn cuối: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Suy thận giai đoạn cuối: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Suy thận giai đoạn cuối gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người...
Xét nghiệm chức năng thận ở đâu tốt nhất là vấn đề nhiều người quan tâm

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu? Top 8+ bệnh viện tốt nhất hiện nay

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu có kết quả chính xác chắc hẳn là nỗi băn khoăn của nhiều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top