Suy Thận Độ 2

Suy thận độ 2 là giai đoạn diễn tiến tiếp sau khởi phát. Đây là giai đoạn không nguy hiểm đến tính mạng, có tỷ lệ chữa khỏi là 90% nếu phát hiện kịp thời. Vậy phải làm sao để nhận biết, kiểm soát bệnh và điều trị dứt điểm? Đừng bỏ lỡ bài viết này hiểu rõ hơn về tình trạng suy thận độ 2.

Suy thận độ 2 là gì?

Suy thận là căn bệnh khá phổ biến, có thể hiểu là tình trạng chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. Khi bị suy thận độ 2, người bệnh sẽ đối mặt với một số vấn đề tổn thương tại thận như sau:

  • Chức năng hoạt động của thận bị suy giảm 40 – 50% so với bình thường.
  • Tốc độ lọc cầu thận là 60 – 89 ml/phút.
  • Hệ số thanh thải creatinin là 40 – 21 ml/phút, creatinin trong máu có nồng độ từ 130 – 299 micromol/l (tương đương 1,5 – 3,5 mg/dl).
Suy thận độ 2, chức năng hoạt động chỉ bằng một nửa ban đầu
Suy thận độ 2, chức năng hoạt động chỉ bằng một nửa ban đầu

Mặc dù lúc này, các cơ quan có liên hệ với thận vẫn hoạt động bình thường nhưng thận đã bị ảnh hưởng ở mức khá nguy hiểm. Do đó, bạn cần phải nhanh chóng điều trị để ngăn chặn sự lan rộng của bệnh.

Nguyên nhân gây suy thận độ 2

Suy thận độ 2 là một giai đoạn trong bệnh lý suy thận. Do đó, nguyên nhân gây bệnh cũng tương tự như tình trạng thận suy yếu thông trường. Trong đó, cần quan tâm nhất một số vấn đề như sau:

  • Không phát hiện bệnh và điều trị ngay từ giai đoạn khởi phát khiến bệnh diễn tiến nghiêm trọng.
  • Chế độ ăn uống nhiều đạm, ăn mặn, nhiều muối.
  • Tiếp xúc với các chất độc hại, môi trường ô nhiễm, nhiều hóa chất…
  • Hút thuốc lá, uống bia rượu thường xuyên…
  • Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường, cao huyết áp, béo phì.
  • Chấn thương, va chạm gây tổn thương thận.
  • Sức đề kháng kém, sức khỏe yếu.
  • Do dùng thuốc và gặp tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là nhóm thuốc có ảnh hưởng đến chức năng thận.

Dấu hiệu nhận biết suy thận độ 2

Người bị suy thận độ 2 đã có những triệu chứng rõ ràng hơn như:

  • Thiếu máu nên hay bị chóng mặt, hoa mắt.
  • Người xanh xao, khó tập trung làm việc.
  • Nước tiểu có màu cam, vàng sẫm.
  • Một số trường hợp thấy ngứa, nổi phát ban trên da.
  • Có thể sưng phù tay, chân.
  • Luôn mệt mỏi, chán ăn, cảm thấy đau nhức 2 bên sườn hố lưng
  • Khi xét nghiệm, chụp chiếu chuyên sâu thì mới phát hiện nồng độ creatinin ở mức 130 – 299 micromol/l và thận bị tổn thương.
Nếu thấy bất cứ biểu hiện nào, bạn nên đi khám ngay
Nếu thấy bất cứ biểu hiện nào, bạn nên đi khám ngay

Tuy nhiên, những dấu hiệu trên vẫn dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Để chắc chắn, bạn vẫn nên thăm khám tại cơ sở y tế ngay khi gặp phải một trong các dấu hiệu trên.

Cách điều trị suy thận độ 2  hiệu quả

Suy thận độ 2 có nguy hiểm hay không là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh khi không may mắc phải. Theo các bác sĩ, đây là giai đoạn nhẹ nên khi phát hiện sớm, kết hợp điều trị tích cực thì có khả năng chữa lên đến 90%.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có phương pháp để phục hồi 100% chức nặng hoạt động của thận như ban đầu. Người bệnh có thể điều trị suy thận độ 2 bằng các biện pháp sau:

Dùng thuốc Tây y

Tùy thuộc vào kết quả sau khi thăm khám lâm sàng và thực hiện xét nghiệm chuyên sâu mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc suy thận bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu.
  • Thuốc trị huyết áp cao.
  • Và thuốc kiểm soát đường huyết.

Thuốc Tây y có ưu điểm là kiểm soát tốc độ phát triển của bệnh và làm giảm triệu chứng rất nhanh chóng. Đa số các loại thuốc Tây y đều được sản xuất thành viên nén nên khi uống rất tiện lợi.

Đa số các loại thuốc đều được bán tại cơ sở thuốc đạt chuẩn trên toàn quốc. Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc Tây cũng tồn tại một số nhược điểm. Nó có thể phát sinh ra nhiều tác dụng phụ không tốt đối với người bệnh. Bên cạnh đó, nếu dùng trong một thời gian dài, cơ thể sẽ sinh ra hiện tượng kháng thuốc.

Mẹo dân gian cải thiện triệu chứng bệnh

Các mẹo dân gian được ông cha ta truyền lại cũng là một biện pháp chữa suy thận cấp độ 2 mà bạn nên thử. Với các nguyên liệu dễ kiếm, mất ít chi phí và thực hiện vô cùng dễ dàng. Tuy nhiên, chỉ nên coi đây như một biện pháp hỗ trợ, cải thiện sự ảnh hưởng của bệnh bên cách bài thuốc điều trị chính.

Tham khảo 3 bài thuốc sau đây:

  • Đậu đen: giảm áp lực cho thận, giúp thận khỏe mạnh hơn. Sử dụng 20 – 40g đậu đen nấu với nước để uống thay trà mỗi ngày.
  • Râu ngô: giúp cải thiện bệnh suy thận và giảm mức độ phù nề ở chân tay. Sử dụng các nguyên liệu râu ngô  (30g), hạt tía tô (10g) và bạch mao căn (50g) sắc thành thuốc, chia 2 phần uống trong ngày.
  • Cây mã đề: có công dụng làm mát gan, giải độc thận. Sử dụng 1 nắm cây mã đề, rửa sạch rồi nấu thành nước để uống mỗi ngày.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị suy thận

Chế độ dinh dưỡng của người bị suy thận độ 2 cần phải phù hợp với tình trạng bệnh và sức khỏe. Khi xây dựng thực đơn cần đảm bảo nguyên tắc sau đây:

  • Năng lượng từ thức ăn theo tiêu chuẩn 1800 – 1900 Kcal/ngày hoặc 35 Kcal/kg cân nặng/ngày.
  • Protein duy trì ở mức 40 – 44g/ngày, trong đó protein thực vật chiếm khoảng 60%.
  • Chỉ nên bổ sung chất béo với lượng 40 – 50g/ngày.
  • Các yếu tố vi lượng chỉ duy trì ở mức sau: natri < 2000mg/ngày; Kali < 1000mg/ngày; Phospho < 600 mg/ngày, glucid trong khoảng 310 – 350 g/ngày.
  • Carbohydrate chiếm 50 – 60% tổng năng lượng mỗi ngày.
  • Đảm bảo đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết.

Hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để nhận được tư vấn cụ thể nhất. Người bệnh nên xây dựng thực đơn với nhóm thực phẩm như sau:

  • Rau củ: Ớt chuông đỏ, khoai sọ, bắp cải…
  • Gia vị: Hành, tỏi, gừng,…
  • Hoa quả: Như việt quất, táo, nho đỏ…
  • Thức ăn nhiều tinh bột, ít đường: gạo trắng, bún, hủ tíu,…
  • Chất béo: Chất béo có trong dầu mè, dầu đậu nành, dầu ô liu, mỡ cá….

Ngoài ra, hãy hạn chế tối đa các thực phẩm gồm:

  • Đồ muối chua, đồ ngâm mặn như cá mắm,…
  • Gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt trong chế biến món ăn.
  • Rau có màu đậm như rau đay, rau muống, rau ngót, lá lốt…
  • Hải sản gồm tôm, cua, cá hồi, cá ngừ, nghêu, sò, ốc,…
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn đóng hộp.
  • Thức ăn chiên xào, nướng như bánh quế, bánh kếp, bánh nướng xốp,…

Chế độ sinh hoạt, tập luyện cho người bệnh

Để hỗ trợ quá trình chữa bệnh nhanh chóng, hiệu quả, người bệnh cần thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt, tập luyện sau:

  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và không nên ngủ muộn.
  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày.
  • Hạn chế tuyệt đối rượu bia, thuốc lá, nước có ga, cafein.
  • Không lao động quá sức.
  • Tinh thần lạc quan, tránh lo âu, stress.
  • Không nhịn tiểu.
  • Tập thể dục, thể thao, yoga để giúp tăng tuần hoàn máu, cải thiện hệ miễn dịch.
Cân bằng giữa làm việc, nghỉ ngơi và tập luyện để có sức khỏe tốt nhất
Cân bằng giữa làm việc, nghỉ ngơi và tập luyện để có sức khỏe tốt nhất

Một số lưu ý cho người bệnh trong quá trình điều trị

Suy thận độ 2 đã tác động không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, những vấn đề sau đây cần được chú ý:

  • Thăm khám ngay khi thấy xuất hiện một trong những dấu hiệu của bệnh.
  • Tuân thủ đúng đơn thuốc cũng như hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không mua thuốc tự điều trị tại nhà hay thay đổi liều lượng, thời gian điều trị mà không được sự cho phép của bác sĩ.
  • Nếu thấy triệu chứng lạ phải lập tức đến bệnh viện khai báo thông tin và kiểm tra, xử lý kịp thời.
  • Kết hợp dùng thuốc với điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tập luyện, sinh hoạt để rút ngắn thời gian điều trị.
  • Thường xuyên tái khám, kiểm tra định kỳ để bác sĩ nắm rõ tiến triển của bệnh và đưa ra chỉ dẫn phù hợp.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về suy thận độ 2. Việc thăm khám cần được thực hiện định kỳ để sớm phát hiện, điều trị nhanh chóng, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Chủ động điều chỉnh sinh hoạt, ăn uống thật khoa học để ngăn ngừa bệnh từ giai đoạn đầu.

THAM KHẢO:

Array
Câu hỏi thường gặp
Bệnh Suy Thận Có Nguy Hiểm Không

Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào từng giai đoạn và các diễn biến của bệnh. Đối với những người đang có dấu hiệu của suy giảm chức năng thận, việc đầu tiên nên làm là thực hiện các xét nghiệm thận để có phác đồ điều trị kịp thời.  Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Các giai đoạn của bệnh Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Với vai trò...

Xem chi tiết
Khám Suy Thận Ở Đâu

Khám suy thận ở đâu tốt nhất là vấn đề mà nhiều người bệnh cực kỳ quan tâm. Bởi chỉ khi được kiểm tra và điều trị chất lượng thì bệnh mới nhanh chóng được giải quyết, tránh được những biến chứng nguy hiểm. Tham khảo ngay danh sách địa chỉ khám suy thận dưới đây. Những tiêu chí để lựa chọn địa chỉ thăm khám suy thận Suy thận được hiểu là tình trạng thận suy giảm chức năng hoạt động. Đây là căn bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người...

Xem chi tiết
Suy Thận Có Con Được Không

Suy thận có con được không là điều mà những người mắc căn bệnh này luôn đắn đo. Thực tế, các chuyên gia khẳng định, tuỳ vào mức độ bệnh và thời điểm mang thai mà người suy thận vẫn có khả năng sinh con bình thường. Suy thận có con được không? Suy thận có con được không luôn là nỗi băn khoăn và lo lắng của rất nhiều người làm cha mẹ đang mắc căn bệnh này. Khi bị suy thận, chức năng lọc của thận sẽ bị suy giảm và kéo theo nhiều hệ luỵ. Cả nam...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Suy thận phải lọc máu khi nào? Chỉ định lọc máu trong suy thận mạn và cấp

Suy thận phải lọc máu khi nào? Chỉ định lọc máu trong suy thận mạn...

Suy thận phải lọc máu khi bệnh đã chuyển sang mức nguy hiểm, khả năng lọc máu và thải độc...
Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Suy thận gây tăng huyết áp là một trong những biến chứng nghiêm trọng. Theo thống kê, thế giới hiện...
Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình chạy thận của Bộ Y tế

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình chạy thận của Bộ Y tế

Chạy thận nhân tạo là phương pháp hỗ trợ thận thực hiện quá trình loại bỏ các chất thải trong...
Suy thận giai đoạn cuối: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Suy thận giai đoạn cuối: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Suy thận giai đoạn cuối gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người...
Phân biệt suy thận cấp chức năng và thực thể

Phân biệt suy thận cấp chức năng và thực thể – Thông tin chi tiết

Suy thận cấp chức năng và thực thể là hai khái niệm để chỉ tình trạng suy thận do những...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top