Thiếu Máu Trong Suy Thận Mạn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị
Notice: Array to string conversion in /home/quandan102.com/public_html/wp-includes/shortcodes.php on line 434
Thiếu máu trong suy thận mạn là biểu hiện phổ biến mà người bệnh gặp phải. Tình trạng này cho thấy chức năng thận bị suy giảm khá nhiều. Việc nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp xử lý sẽ giúp tránh được các biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn đang quan tâm, đừng bỏ qua bài viết này để nắm bắt được những thông tin hữu ích nhất.
Thiếu máu do suy thận mạn là như thế nào?
Những người bị suy thận mạn, mức lọc cầu thận sẽ giảm theo tình trạng bệnh. Lúc này, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như tăng huyết áp, mệt mỏi, chóng mặt, kém tập trung, rối loạn điện giải…
Trong đó, thiếu máu do suy thận mạn là tình trạng cực kỳ phổ biến. Đặc biệt, với người bị đái tháo đường, thiếu máu khởi phát sớm và có mức độ nghiêm trọng hơn.
Tình trạng thiếu máu trong suy thận mạn xảy ra khi mức lọc cầu thận nhỏ hơn 20 mL/phút /1,73 m2 (đối với nam giới) hoặc nhỏ hơn 30 mL/phút/1,73 m2 (đối với nữ giới).
Chức năng thận càng suy yếu thì tình trạng suy thận ngày càng nghiêm trọng. Do đó, đây cũng là tiêu chí để các bác sĩ đánh giá, phân biệt các giai đoạn suy thận. Có đến 43% người bệnh ở giai đoạn 1 – 2 bị thiếu máu. Con số này tăng lên 57% với người bị suy thận mạn giai đoạn 3 – 5.
Nguyên nhân, triệu chứng thiếu máu do suy thận mạn
Thận là cơ quan ảnh hưởng đến quá trình sản xuất erythropoietin – chất kích thích tủy xương, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân suy thận mạn, chức năng thận suy yếu làm thiếu hụt lượng erythropoietin.
XEM THÊM:
Khi đó, hồng cầu không biệt hóa gây ra thiếu máu. Do đó, mức độ suy thận càng nặng thì tình trạng thiếu máu càng nghiêm trọng. Đặc biệt, trong trường hợp người bị suy thận mạn cần chạy thận nhân tạo sẽ mất rất nhiều máu.
Bên cạnh đó, một trong những lý do gây thiếu máu trong suy thận là thiếu sắt tương đối hoặc thiếu sắt tuyệt đối. Thiếu sắt tuyệt đối xảy ra do mất máu, chảy máu do ure cao, loạn sản mạch máu ruột. Trong khi đó, thiếu sắt tương đối là do cơ thể không huy động đủ sắt cung cấp cho quá trình sản xuất hồng cầu.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân suy thận mạn còn bị tan máu. Nguyên nhân là do hồng cầu ít sắt nên dễ bị vỡ và thực bào, màng hồng cầu giảm khả năng biến dạng. Ngoài ra, khi tiếp xúc với những chất gây ô nhiễm nguồn nước như chloramines, arsenic, kẽm…cũng dẫn đến tan máu.
Bên cạnh đó, người bệnh thường chán ăn, ăn uống thiếu dinh dưỡng khiến cơ thể thiếu hụt lượng sắt, axit folic, vitamin B12…. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu.
Ngoài ra, tình trạng thiếu máu do suy thận còn do một số nguyên nhân sau:
- Người bệnh bị tiểu ra máu gây mất máu.
- Thời gian sống của hồng cầu ngắn.
- Viêm nhiễm ở thận, tim, phổi, gan…
- Một số bệnh huyết học như suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch…
- Người bệnh bị suy tuyến giáp và tuyến cận giáp.
- Sử dụng thuốc có tác dụng phụ tán huyết.
Khi bị thiếu máu trong suy thận mạn, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng sau đây:
- Thường xuyên cảm thấy chóng mặt, khó thở và đau tức ngực.
- Chán ăn, da xanh xao.
- Mệt mỏi, cơ thể không có sức lực.
- Tim đập nhanh bất thường.
- Đau đầu, hay bị mất tập trung.
- Người bệnh bị rụng tóc.
- Móng không bóng, lưỡi mất gai.
Thiếu máu trong suy thận mạn có nguy hiểm không?
Mức độ thiếu máu tỷ lệ thuận với tình trạng bệnh suy thận mạn. Nếu không được xử lý kịp thời, người bệnh rất dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:
- Cảm thấy đau đầu, chóng mặt, mất ngủ.
- Hay quên, mất tập trung.
- Nhịp tim rối loạn thất thường, có trường hợp còn xuất hiện âm thổi ở tim.
- Người bệnh bị suy dinh dưỡng.
- Thiếu máu kéo dài gây suy tim.
- Mắc bệnh nhiễm trùng nguy hiểm.
- Da khô, dễ bong tróc và viêm nhiễm.
- Rối loạn cương dương ở nam giới và suy giảm ham muốn ở nữ giới.
- Hiếm muộn, vô sinh.
Điều trị thiếu máu trong suy thận mạn
Trước tiên, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh án để xác định tình trạng thiếu máu trong suy thận mạn. Sau đó, bằng những xét nghiệm chuyên sâu như xét nghiệm máu, mất máu trong phân để tìm ra nguyên nhân. Từ đó mới có thể chỉ định biện pháp điều trị phù hợp.
Tiêm thuốc kích thích tạo hồng cầu (ESA)
Đây là phương pháp được xem như “cuộc cách mạng” điều trị thiếu máu trong suy thận mạn. Hiện nay có 3 nhóm ESA:
- ESA tác dụng ngắn: như EPO alpha (eprex, epogen, epokin); EPO beta (neorecormon). Thực hiện tiêm 2 – 3 lần/tuần.
- ESA tác dụng trung bình: như Darbepoetin alpha – Aranesp. Thực hiện tiêm với tần suất 1 – 2 lần/2 tuần.
- ESA tác dụng kéo dài: như Mircera. Thực hiện tiêm với tần suất 1 lần/4 tuần.
Theo các bác sĩ chuyên khoa thận, người bệnh áp dụng phương pháp này cần chú ý thực hiện khi hemoglobin (Hb) máu < 10g/dl và ổn định.
- Phải có phác đồ và loại thuốc phù hợp.
- Nên cung cấp đủ sắt, vitamin và folate.
- Khi bị thiếu máu nặng vẫn nên truyền máu.
Sau khi thực hiện ESA, nồng độ Hb mục tiêu sẽ là 115g/l. Nếu vượt quá 103g/l thì ngừng liệu pháp.
Cung cấp lượng sắt
Sắt là hoạt chất cực kỳ quan trọng giúp bổ sung máu cho cơ thể. Hơn nữa, sắt giúp cải thiện hệ miễn dịch, sự nhận thức và điều nhiệt. Do đó, những người bị thiếu máu trong suy thận do thiếu sắt thường được chỉ định 1 trong 2 cách sau:
- Dùng viên uống: như ferrovit, doppelherz aktiv haemo vital… Tuy khả năng đáp ứng kém hơn sắt tĩnh mạch nhưng sắt uống có giá thành thấp, rất tiện lợi nên thường được sử dụng. Trường hợp đáp ứng kém là do mất sắt hấp thụ qua ruột, sự kết hợp của sắt với hồng cầu muộn (33 ngày), nồng độ hepcidin cao gây ức chế hấp thụ sắt ở tá tràng.
- Truyền sắt tĩnh mạch: bác sĩ có thể yêu cầu truyền sắt qua tĩnh mạch nếu không thể uống thuốc. Hiện nay có khá nhiều loại sắt để tiêm tĩnh mạch như sắt dextran, sắt sucrose, sắt gluconat. Sự kết hợp giữa sắt và hồng cầu nếu tiêm tĩnh mạch chỉ sau 8,6 ngày, rất hiệu quả so với phương pháp uống sắt. Khi truyền sắt, bác sĩ sẽ theo dõi người bệnh trong 60 phút và chuẩn bị phương án hồi sức để tránh những nguy cơ như sốc phản vệ, dị ứng cấp tính. Phương pháp này chống chỉ định với người bệnh bị nhiễm trùng toàn thân.
Thiếu máu trong suy thận phải làm sao? – Truyền máu
Đây là biện pháp phổ biến và có tác dụng nhanh chóng để giải quyết tình trạng thiếu máu. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện khi thiếu nhiều máu, mất máu cấp tính, thực hiện liệu pháp ESAS có nhiều rủi ro hoặc không hiệu quả. Tuy nhiên, trường hợp ghép thận thì không được thực hiện truyền máu để tránh nguy cơ mẫn cảm với thận mới.
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống
Bên cạnh những cách trên, trong trường hợp người bệnh bị thiếu máu do chế độ ăn uống thiếu chất, bác sĩ sẽ yêu cầu tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Bổ sung thực phẩm nhiều sắt như củ dền, rau cải xanh, thịt bò…
- Bổ sung vitamin C để tăng cường sức khỏe, hấp thụ sắt và bảo vệ thành mạch. Người bệnh nên bổ sung các loại rau, củ quả màu xanh, tím, đỏ, vàng.
- Cắt giảm mỡ động vật bởi chúng làm cho cholesterol trong máu tăng cao. Hãy thay thế bằng dầu mè, dầu oliu… tốt cho sức khỏe
- Ăn nhiều tinh bột ít đường như bún, khoai lang, hủ tiếu, bột sắn dây…
- Kiêng ăn muối khiến bệnh nặng hơn và tránh tình trạng phù nề.
- Không dùng bia rượu, nước ngọt có ra, thuốc lá…
Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về thiếu máu trong suy thận mạn. Để tránh các biến chứng và chấm dứt được tình trạng này, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định từ bác sĩ. Đồng thời, chủ động tạo thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
ArrayĐỪNG BỎ LỠ:
Notice: Undefined variable: query in /home/quandan102.com/public_html/wp-content/plugins/mrec/pr/class-pr-model.php on line 64
Notice: Undefined variable: query in /home/quandan102.com/public_html/wp-content/plugins/mrec/pr/class-pr-model.php on line 64
Notice: Undefined variable: term_primary in /home/quandan102.com/public_html/wp-content/themes/qd_102/core/modules/schema/init.php on line 22
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!